000 05654nam a2200433 a 4500
003 ISI-VAST
005 20151030172407.0
008 090619s2001 vm |||||||||||||||||vie||
100 _cTS
_aBùi Doãn Trọng
_eChủ nhiệm
245 _aNghiên cứu chế tạo hệ phổ siêu kế siêu cao tần phục vụ điều tra thiên nhiên và môi trường
_cChủ nhiệm đề tài: Bùi Doãn Trọng; Cán bộ tham gia: Doãn Minh Chung và những người khác
260 _c2001
300 _c85tr.
500 _a Kết quả đề tài: Đạt
500 _aNghiên cứu tổng quan về phương pháp luận của viễn thám siêu cao tần thụ động và ứng dụng trong điều tra thiên nhiên môi trường. Nghiên cứu nguyên lý hoạt động của các loại phổ kế siêu cao tần. Thiết kế, chế tạo 01 hệ phố kế siêu cao tần đáp ứng được các yêu cầu phục vụ nghiên cứu cơ bản cũng như ứng dụng trong việc xác định một số tham số của môi trường. Thử nghiệm đo đạc hiệu chuẩn máy và đo độ ẩm của đất.
518 _a Năm bắt đầu thực hiện: 1999
518 _a Năm kết thúc thực hiện: 2001
518 _a Năm nghiệm thu: 01/12/2001
520 _aChế tạo thành công hệ Phổ kế siêu cao tần 1.4GHz này rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu, ứng dụng Công nghệ Vũ trụ ở nước ta, vì đây là lần đầu tiên đã chế tạo và đưa vào ứng dụng một hệ phổ kế siêu cao tần hiện đại phục vụ điều tra thiên nhiên và môi trường. \Việc phân tích và giải đoán ảnh vệ tinh radar nói chung có ưu việt trong việc cung cấp những thông tin định tính về các cảnh quan trên bề mặt Trái đất, thì các số liệu của viễn thám siêu cao tần thụ động có thể cung cấp những thông tin có tính định lượng về các cảnh quan ấy, như nhiệt độ của các tầng khí quyển, độ ẩm đất từng vùng, độ mặn của nước biển, độ ẩm sinh khối của lớp thực vật bao phủ trên mặt đất như các đồng lúa, ngô, bông..... \Vì vậy, ngoài việc bản thân viễn thám siêu cao tần thụ động có ý nghĩa thiết thực cho việc điều tra giám sát môi trường, nó còn có thể được dùng để chuẩn hoá các số liệu và thông tin thu được từ các phương pháp khác, như viễn thám siêu cao tần tích cực. \Ưu điểm của phương pháp viễn thám siêu cao tần thụ động là các thiết bị nhỏ gọn, tiện sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên có tín hiệu phát xạ siêu cao tần của các đối tượng thường rất yếu và dễ bị nhiễu tạp âm, khâu xử lý số liệu đòi hỏi sự phân tích và tính toán tỷ mỉ, phức tạp. \Phổ kế siêu cao tần băng sóng L (LNIR) được chế tạo trên cơ sở tập hợp nhiều tiến bộ của kỹ thuật mạch cũng như của công nghệ mạch vi điện tử hiện nay. Việc tạo ra không gian kín bảo ôn nhiệt độ giữa các phần tử trong khối cao tần, bộ tạo điện áp chuẩn chính xác, mạch điều khiển chống nhiễu dùng optodiode, sử dụng các linh kiện siêu cao tần chất lượng cao,...kết hợp với kỹ thuật lắp ráp mạch làm việc ở tần số cao - đã bảo đảm chế độ làm việc chính xác của phổ kế và nâng cao đáng kể chất lượng của phổ kế LNIR được chế tạo. \Phổ kế siêu cao tần băng sóng L (LNIR) đã được đo thử nghiệm tại các điểm của TT.KTTV Nông nghiệp - Hoài Đức, Trạm KT nông nghiệp - Ba Vì, vườn thí nghiệm Viện KH&CNVN... cho kết quả tốt, đạt yêu cầu về độ nhạy, chính xác, ổn định theo thời gian, gọn nhẹ, dễ sử dụng. Đặc biệt trong tháng 10/2001, phổ kế này đã được sử dụng trong đợt đo thực nghiệm phối hợp với Viện Điện tử - Viện HLKH Bungari và kết quả cho thấy phù hợp với các kết quả được đo bởi phổ kế ở băng tần số C do Viện điện tử Bungari chế tạo./.
520 _aViễn thám siêu cao tần thụ động và ứng dụng trong điều tra thiên nhiên và môi trường. Thiết kế, chế tạo phổ siêu cao tần. Hoạt động của phổ kế siêu cao tần. Ứng dụng phổ kế siêu cao tần đo độ ẩm đất.
526 _aKHCN
650 _aỨng dụng KHCN
653 _aPhổ kế
653 _aphổ kế LNIR
653 _aphổ kế siêu cao tần
653 _aviễn thám siêu cao tần thụ động
700 _aBùi Trọng Tuyên
700 _aDoãn Minh Chung
700 _aHuỳnh Văn Ngọc
700 _aNgô Duy Tân
700 _aNguyễn Thành Long
700 _aNguyễn Văn Hiệu
700 _aTrần Minh Văn
720 _aViện Địa lý, Trung tâm khí tượng Nông nghiệp I, Viện Hoá nông Thổ nhưỡng, Viện Thiết kế và Quy hoạch Nông nghiệp
_ePhối hợp thực hiện
720 _aViện Vật lý
_eChủ trì đề tài
900 _aCấp Quản lý: Viện KHVN
900 _aSản phẩm giao nộp: Báo cáo thực hiện đề tài
_bSố bảng biểu: 6
_cSố hình vẽ: 42
911 _aNgười nhập: Trần Ngọc Hoa
_bNgày XL: 19/06/2009
942 _cTLKCB
999 _c4639
_d4639