000 | 07370nam a2200385 a 4500 | ||
---|---|---|---|
003 | ISI-VAST | ||
005 | 20151030172358.0 | ||
008 | 121225s2012 vm |||||||||||||||||vie|| | ||
100 |
_cPGS.TS _aĐinh Văn Toàn |
||
245 |
_aNghiên cứu đánh giá chi tiết hoạt động địa chấn đới đứt gãy Sông Mã ( Đoạn Thanh Hoá - Nghệ An ) và đặc điểm một số thông số động học nền đất các khu vực quan trọng về kinh tế – xã hội trong vùng nghiên cứu _cChủ nhiệm đề tài: Đinh Văn Toàn; Cán bộ tham gia: Đoàn Văn Tuyến và những người khác |
||
260 | _c2012 | ||
300 |
_c148tr. _eCDROM |
||
500 | _a Kết quả đề tài: Trung bình | ||
500 | _aCung cấp nguồn số liệu chi tiết, đầy đủ hơn về hoạt động địa chấn đoạn đông nam đới Sông Mã, góp phần đánh giá tin cậy hơn về nguy cơ động đất và các tai biến nội sinh khác trong đới đứt gãy. Cung cấp các thông số động học nền đất phục vụ cho định hướng quy hoạch xây dựng chống động đất tại khu vực khu công nghiệp nam Thanh Hoá và khu vực thành phố Thanh Hoá | ||
518 | _a Năm bắt đầu thực hiện: 2010 | ||
518 | _a Năm kết thúc thực hiện: 2011 | ||
518 | _a Năm nghiệm thu: 10/08/2012 | ||
520 | _aKết quả bước đầu quan trắc động đất tại vùng Thanh Hóa bằng mạng máy địa phương cho thấy đoạn đông nam đới đứt gãy Sông Mã và Sơn La- Bỉm Sơn không yên tĩnh về hoạt động địa chấn. Nhiều động đất nhỏ đã được ghi nhận xảy ra tại đoạn từ Thường Xuân ra phía biển, đoạn mà trước đây theo mạng quan trắc khu vực được đánh giá gần như yên tĩnh. Tuy vậy các kết quả này không mâu thuẫn với các kết quả nghiên cứu từ trước, bởi mạng khu vực thưa ít khả năng ghi được các trận động đất nhỏ mang tính địa phương. Các trận động đất được xác định trước đây đều thuộc loại động đất mạnh và vừa. Trong đới Sông Mã thì một số trận động ghi được trước đây tập trung tại khu vực Quan Sơn, còn trong đới Sơn La - Bỉm Sơn các trận động đất ghi được tập trung ở khu vực Vĩnh Lộc, Yên Định. \- Kết quả quan trắc cũng đã ghi được một số động đất xảy ra trong các đới đứt gãy khác như: đứt gãy Sông Đà, Sông Hồng, Sông Chảy, Sông Lô, Sông Hiếu, Sông Cả. Đáng lưu ý là nhiều động đất nhỏ xảy ra trong một số đới đứt gãy kinh tuyến như đứt gãy Thường Xuân - Bá Thước, đứt gãy Nông Cống - Thạch Thành. Trong đó mật độ động đất nhỏ xảy ra trong đới Nông Cống - Thạch Thành tương đối cao. Các đới đứt gãy này cho đến nay vẫn còn ít được quan tâm nghiên cứu, nhất là đới Nông Cống - Thạch Thành. \- Đặc điểm hoạt động địa chấn do mạng máy tại Thanh Hóa ghi nhận như trên cũng chỉ mới là kết quả bước đầu, mối quan hệ với các yếu tố địa chất- kiến tạo mang tính chất địa phương hiện chưa có nhiều cơ sở để minh giải. Điều này cho thấy việc đẩy mạnh nghiên cứu chi tiết hơn hoạt động của các đới đứt gãy bằng phương pháp địa chất- kiến tạo và phương pháp khác làm cơ sở cho liên kết giải thích đặc điểm hoạt động địa chấn là rất cần thiết. \- Song song với nghiên cứu về đứt gãy cần bố trí lại mạng máy địa chấn bằng cách mở rộng vùng quan trắc để có thể ghi được đầy đủ hơn các trận động đất nhỏ xảy ra không chỉ trong đới Sông Mã mà cả các đới đứt gãy lân cận như Sơn La - Bỉm Sơn, Sông Đà v.v… \- Các kết quả đo vi địa chấn còn quá ít và còn thiếu nhiều các loại tài liệu liên quan như: các tài liệu lỗ khoan, các kết quả chi tiết về cấu trúc các lớp đất gần bề mặt, kết quả phân vùng địa chất công trình, về tốc độ sóng ngang ở nhiều khu vực v.v… nên việc đo đạc vừa qua có thể coi là kết quả bước đầu, mang ý nghĩa tham khảo nhiều hơn ý nghĩa thực tiễn. \- Dù sao các kết quả vừa nêu cũng cho thấy khu vực Nghi Sơn nền đất ổn định hơn và các thông số động học cũng bình ổn hơn khu vực thành phố Thanh Hóa. Ở cả hai khu vực, độ khuếch đại động đất ở các chu kỳ có khả năng gây tác động đến công trình được đánh giá không lớn tại phần lớn các điểm đo vi địa chấn. Tuy vậy tại khu vực thành phố Thanh Hóa tại một số điểm hạn chế thuộc phần phía bắc của khu đô thị mở rộng và một số điểm trong khu đô thị cũ, độ khuếch đại đến lớn hơn 4 - 5. Đường cong tỉ số phổ tại khu vực thành phố cũng phản ánh phức tạp hơn nhiều so với khu vực Nghi Sơn. \- Khu vực thành phố Thanh Hóa và lân cận là vùng đồng bằng khá rộng và là nơi đang phát triển nhiều khu kinh tế - xã hội quan trọng, lại nằm kẹp giữa hai đới đứt gãy hoạt động tích cực là đới Sơn La - Bỉm Sơn và đới Sông Mã với động đất cực đại được dự đoán vào loại mạnh nhất trong cả nước 7.0 - 7.1 độ Richter nên việc tiến hành nghiên cứu phân vùng nhỏ động đất bao gồm cả đánh giá chi tiết các thông số động học nền đất là việc làm có ý nghĩa thực tiễn thiết thực cần được triển khai | ||
520 | _axử lý phân tích hoạt động địa chấn của các nhánh thuộc đới Sông Mã trên địa phận Thanh hóa. Thực hiện đo vi địa chấn và địa chấn thăm dò tại một số điểm hạn chế ở khu vực Nghi Sơn và thành phố Thanh Hóa. Trình bày sơ bộ về đặc điểm của các thông số dao động nền đất gồm tần số trội của dao động, tỉ số biên độ phổ liên quan đến khuếch đại động đất đã bước đầu được đánh giá | ||
522 | _aThanh Hóa, Nghệ An | ||
526 | _aPhòng tránh giảm nhẹ thiên tai | ||
653 | _ađộng học nền đất | ||
653 | _ahoạt động địa chấn | ||
653 | _ahoạt động đứt gãy | ||
653 | _asông Mã | ||
700 | _aĐoàn Văn Tuyến | ||
700 | _aLại Hợp Phòng | ||
700 | _aPhạm Văn Hùng | ||
700 | _aTrịnh Việt Bắc | ||
720 |
_aViện Địa chất (18 Hoàng Quốc Việt- Hà Nội) _eChủ trì đề tài |
||
900 | _aCấp Quản lý: cấp Viện | ||
900 |
_aSản phẩm giao nộp: Báo cáo tổng kết _bSố bảng biểu: 11 _cSố hình vẽ: 56 |
||
911 |
_aNgười nhập: Trần Thị Minh Nguyệt _aNgười XL: Trần Thị Minh Nguyệt _bNgày XL: 25/12/2012 |
||
942 | _cTLKCB | ||
999 |
_c4480 _d4480 |