000 06652nam a2200421 a 4500
003 ISI-VAST
005 20151030172348.0
008 110923s2011 vm |||||||||||||||||vie||
100 _cPGS.TS
_aTrịnh Thị Thủy
245 _aNghiên cứu qui trình công nghệ qui mô pilốt chiết tách chất màu thực phẩm từ lá Cẩm
_cChủ nhiệm đề tài: Trịnh Thị Thủy; Cán bộ tham gia: Nguyễn Thị Hoàng Anh và những người khác
260 _c2011
300 _c94tr.
_eCDROM
500 _a Kết quả đề tài: Đạt
500 _aXác định thành phần hoá học và cấu trúc hoá học của các chất màu từ các dạng Cẩm nghiên cứu. Nghiên cứu qui trình công nghệ chiết, tách chất màu thực phẩm từ lá Cẩm (qui mô 10-20 kg nguyên liệu/mẻ). Thử độc tính cấp và độc tính bán trường diễn sản phẩm màu trên động vật thực nghiệm. Thử một số hoạt tính khác chất màu từ lá Cẩm
518 _a Năm bắt đầu thực hiện: 2009
518 _a Năm kết thúc thực hiện: 2010
518 _a Năm nghiệm thu: 30/03/2011
520 _aKhảo sát các đặc điểm sinh học, sinh thái của các dạng Cẩm nghiên cứu. Thử nghiệm nhân giống, xác định thời vụ gây trồng và chăm sóc. Thu hái, xử lý mẫu cho nghiên cứu hoá học và qui trình tách, chiết. Xây dựng phương pháp xác định hàm lượng chất màu trong mẫu. Nghiên cứu qui trình chiết tách chất màu từ cây Cẩm qui mô phòng thí nghiệm. Nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ chiết tách chất màu từ cây Cẩm (qui mô 10-20 kg mẫu nguyên liệu tươi/mẻ). Chiết, tách các chất màu chính từ các dạng Cẩm (đỏ, tím). Phân tích và xác định thành phần hoá học các chất màu chính. Thử độc tính cấp và độc tính bán trường diễn chất màu chiết được trên động vật thực nghiệm. Thăm dò các hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định, chống oxy hóa, kháng ung thư chất màu tổng từ lá Cẩm.
520 _aTrong tình hình hiện nay số người bị ngộ độc thực phẩm do lạm dụng chất màu tổng hợp ngày càng gia tăng, làm ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người, vì vậy mà xu hướng chung của thế giới là tìm kiếm chất màu có nguồn gốc tự nhiên để sử dụng trong thực phẩm. Từ lâu cây Cẩm đã được coi là cây nhuộm màu thực phẩm, nhưng về bản chất của chất màu và thành phần hóa học của cây này thì hầu như chưa được nghiên cứu. Cẩm tím, đỏ là 2 dạng Cẩm cho màu khá đặc trưng và được đồng bào dân tộc sử dụng phổ biến để nhuộm màu thực phẩm. Vì vậy việc nghiên cứu qui trình công nghệ chiết, tách chất màu từ lá Cẩm, nghiên cứu độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của chất màu tách được là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. \Báo cáo đề tài đã nêu tóm tắt tổng quan về chất màu tự nhiên dùng trong thực phẩm. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cây Cẩm Merr. được trồng tại xã Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản cần thiết thu được kết quả như sau: \- Đã nghiên cứu một cách có hệ thống về chiết, tách, thành phần hoá học và hoạt tính sinh học loài Cẩm (Peristrophe bivalvis (L.) Merr.) bao gồm: hai dạng Cẩm tím (CT1, CT2) và Cẩm đỏ (CD) thu hái tại bốn địa phương: Thái Nguyên, Sơn La, Lào Cai, Đồng Tháp \- Đã nghiên cứu và đưa ra qui trình công nghệ chiết, tách chất mầu từ lá Cẩm qui mô pilốt (15-20 kg/mẻ). Hiệu suất trung bình: 2,7-3,2 % (so với mẫu tươi \- Đã chiết tách được 1600g sản phẩm màu tím (CT-VH) và 650g phẩm màu đỏ (CD-VH) từ hai dạng Cẩm \- Chất màu tổng chiết được tan tốt trong nước, có màu tím- đỏ đẹp \- Kết quả phân tích, xác định thành phần hóa học cho thấy bản chất của chất tạo màu từ hai dạng Cẩm tím và Cẩm đỏ đều thuộc nhóm chất phenoxazin alkaloid \- Từ lá Cẩm đỏ đã phân lập và xác định được cấu trúc của chất màu chính là peristrophin (T-Red2) và ba dẫn xuất của phenoxazin alkaloid là: DT-42, CD-79, và Tred-MC3-N2 \- Từ lá hai dạng Cẩm tím đã phân lập và đề nghị cấu trúc của năm dẫn xuất đều thuộc nhóm chất phenoxazin alkaloid (ký hiệu là: PRE2, DT42, CF2.1, CF22PR, ECPR6) \- Đã xác định được liều độc LD50 của phẩm màu từ lá Cẩm đỏ (CD-VH10: LD50 = 9,1 ± 0,29 g mẫu thử/kg chuột) và LD50 của phẩm màu từ lá Cẩm tím (CT-VH09: LD50 = 26,5 ± 1,56 g mẫu thử/kg chuột). \Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy chất màu từ các dạng cẩm còn có nhiều vấn đề khoa học liên quan trực tiếp đến sức khỏe đồng bào chưa được sáng tỏ. Vì vậy, đề tài kính đề nghị hội đồng xem xét và kiến nghị Chủ tịch Viện KH&CNVN tạo điều kiện cho đề tài được tiếp tục nghiên cứu
526 _aCác chất có hoạt tính sinh học
653 _achế phẩm sinh học
653 _alá Cẩm
653 _amàu thực phẩm
700 _aNguyễn Thế Anh
700 _aNguyễn Thị Duyên
700 _aNguyễn Thị Hoàng Anh
700 _aNguyễn Thị Thanh Hương
700 _aPhạm Thị Ninh
700 _aPhạm Văn Lý
700 _aTrần Đức Quân
700 _aTrần Thị Mai
720 _aViện Hóa học (18 Hoàng Quốc Việt- Hà Nội)
_eChủ trì đề tài
720 _aViện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
_ePhối hợp thực hiện
900 _aCấp Quản lý: cấp Viện
_cKinh phí: 300 triệu đồng
900 _aSản phẩm giao nộp: Báo cáo tổng kết, Báo cáo tóm tắt, CD
_bSố bảng biểu: 23
_cSố hình vẽ: 23
911 _aNgười nhập: Trần Thị Minh Nguyệt
_aNgười XL: Trần Thị Minh Nguyệt
_bNgày XL: 23/09/2011
942 _cTLKCB
999 _c4293
_d4293