GIỜ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng: 8:30 - 11:30
- Chiều: 13:30 - 16:30
Thứ 7, CN thư viện nghỉ
Hiển thị đơn giản Hiển thị MARC Hiển thị ISBD

Nghiên cứu chế tạo hệ phổ siêu kế siêu cao tần phục vụ điều tra thiên nhiên và môi trường

Tác giả: TS Bùi Doãn Trọng [Chủ nhiệm]; Bùi Trọng Tuyên; Doãn Minh Chung; Huỳnh Văn Ngọc; Ngô Duy Tân; Nguyễn Thành Long; Nguyễn Văn Hiệu; Trần Minh Văn.
Kiểu tài liệu: materialTypeLabelSáchXuất bản: 2001Mô tả vật lý: 85tr.Chủ đề: Ứng dụng KHCN | Phổ kế | phổ kế LNIR | phổ kế siêu cao tần | viễn thám siêu cao tần thụ độngTóm tắt: Chế tạo thành công hệ Phổ kế siêu cao tần 1.4GHz này rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu, ứng dụng Công nghệ Vũ trụ ở nước ta, vì đây là lần đầu tiên đã chế tạo và đưa vào ứng dụng một hệ phổ kế siêu cao tần hiện đại phục vụ điều tra thiên nhiên và môi trường. \Việc phân tích và giải đoán ảnh vệ tinh radar nói chung có ưu việt trong việc cung cấp những thông tin định tính về các cảnh quan trên bề mặt Trái đất, thì các số liệu của viễn thám siêu cao tần thụ động có thể cung cấp những thông tin có tính định lượng về các cảnh quan ấy, như nhiệt độ của các tầng khí quyển, độ ẩm đất từng vùng, độ mặn của nước biển, độ ẩm sinh khối của lớp thực vật bao phủ trên mặt đất như các đồng lúa, ngô, bông..... \Vì vậy, ngoài việc bản thân viễn thám siêu cao tần thụ động có ý nghĩa thiết thực cho việc điều tra giám sát môi trường, nó còn có thể được dùng để chuẩn hoá các số liệu và thông tin thu được từ các phương pháp khác, như viễn thám siêu cao tần tích cực. \Ưu điểm của phương pháp viễn thám siêu cao tần thụ động là các thiết bị nhỏ gọn, tiện sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên có tín hiệu phát xạ siêu cao tần của các đối tượng thường rất yếu và dễ bị nhiễu tạp âm, khâu xử lý số liệu đòi hỏi sự phân tích và tính toán tỷ mỉ, phức tạp. \Phổ kế siêu cao tần băng sóng L (LNIR) được chế tạo trên cơ sở tập hợp nhiều tiến bộ của kỹ thuật mạch cũng như của công nghệ mạch vi điện tử hiện nay. Việc tạo ra không gian kín bảo ôn nhiệt độ giữa các phần tử trong khối cao tần, bộ tạo điện áp chuẩn chính xác, mạch điều khiển chống nhiễu dùng optodiode, sử dụng các linh kiện siêu cao tần chất lượng cao,...kết hợp với kỹ thuật lắp ráp mạch làm việc ở tần số cao - đã bảo đảm chế độ làm việc chính xác của phổ kế và nâng cao đáng kể chất lượng của phổ kế LNIR được chế tạo. \Phổ kế siêu cao tần băng sóng L (LNIR) đã được đo thử nghiệm tại các điểm của TT.KTTV Nông nghiệp - Hoài Đức, Trạm KT nông nghiệp - Ba Vì, vườn thí nghiệm Viện KH&CNVN... cho kết quả tốt, đạt yêu cầu về độ nhạy, chính xác, ổn định theo thời gian, gọn nhẹ, dễ sử dụng. Đặc biệt trong tháng 10/2001, phổ kế này đã được sử dụng trong đợt đo thực nghiệm phối hợp với Viện Điện tử - Viện HLKH Bungari và kết quả cho thấy phù hợp với các kết quả được đo bởi phổ kế ở băng tần số C do Viện điện tử Bungari chế tạo./.Tóm tắt: Viễn thám siêu cao tần thụ động và ứng dụng trong điều tra thiên nhiên và môi trường. Thiết kế, chế tạo phổ siêu cao tần. Hoạt động của phổ kế siêu cao tần. Ứng dụng phổ kế siêu cao tần đo độ ẩm đất.
    Đánh giá trung bình: 0.0 (0 phiếu)
Kiểu tài liệu Kho hiện tại Ký hiệu phân loại Trạng thái Ngày hết hạn ĐKCB Số lượng đặt mượn
Báo cáo đề tài KHCN Báo cáo đề tài KHCN Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Phòng lưu trữ_P307
Không cho mượn ĐT65-853
Tổng số đặt mượn: 0

Kết quả đề tài: Đạt

Nghiên cứu tổng quan về phương pháp luận của viễn thám siêu cao tần thụ động và ứng dụng trong điều tra thiên nhiên môi trường. Nghiên cứu nguyên lý hoạt động của các loại phổ kế siêu cao tần. Thiết kế, chế tạo 01 hệ phố kế siêu cao tần đáp ứng được các yêu cầu phục vụ nghiên cứu cơ bản cũng như ứng dụng trong việc xác định một số tham số của môi trường. Thử nghiệm đo đạc hiệu chuẩn máy và đo độ ẩm của đất.

Năm bắt đầu thực hiện: 1999

Năm kết thúc thực hiện: 2001

Năm nghiệm thu: 01/12/2001

Chế tạo thành công hệ Phổ kế siêu cao tần 1.4GHz này rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu, ứng dụng Công nghệ Vũ trụ ở nước ta, vì đây là lần đầu tiên đã chế tạo và đưa vào ứng dụng một hệ phổ kế siêu cao tần hiện đại phục vụ điều tra thiên nhiên và môi trường. \Việc phân tích và giải đoán ảnh vệ tinh radar nói chung có ưu việt trong việc cung cấp những thông tin định tính về các cảnh quan trên bề mặt Trái đất, thì các số liệu của viễn thám siêu cao tần thụ động có thể cung cấp những thông tin có tính định lượng về các cảnh quan ấy, như nhiệt độ của các tầng khí quyển, độ ẩm đất từng vùng, độ mặn của nước biển, độ ẩm sinh khối của lớp thực vật bao phủ trên mặt đất như các đồng lúa, ngô, bông..... \Vì vậy, ngoài việc bản thân viễn thám siêu cao tần thụ động có ý nghĩa thiết thực cho việc điều tra giám sát môi trường, nó còn có thể được dùng để chuẩn hoá các số liệu và thông tin thu được từ các phương pháp khác, như viễn thám siêu cao tần tích cực. \Ưu điểm của phương pháp viễn thám siêu cao tần thụ động là các thiết bị nhỏ gọn, tiện sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên có tín hiệu phát xạ siêu cao tần của các đối tượng thường rất yếu và dễ bị nhiễu tạp âm, khâu xử lý số liệu đòi hỏi sự phân tích và tính toán tỷ mỉ, phức tạp. \Phổ kế siêu cao tần băng sóng L (LNIR) được chế tạo trên cơ sở tập hợp nhiều tiến bộ của kỹ thuật mạch cũng như của công nghệ mạch vi điện tử hiện nay. Việc tạo ra không gian kín bảo ôn nhiệt độ giữa các phần tử trong khối cao tần, bộ tạo điện áp chuẩn chính xác, mạch điều khiển chống nhiễu dùng optodiode, sử dụng các linh kiện siêu cao tần chất lượng cao,...kết hợp với kỹ thuật lắp ráp mạch làm việc ở tần số cao - đã bảo đảm chế độ làm việc chính xác của phổ kế và nâng cao đáng kể chất lượng của phổ kế LNIR được chế tạo. \Phổ kế siêu cao tần băng sóng L (LNIR) đã được đo thử nghiệm tại các điểm của TT.KTTV Nông nghiệp - Hoài Đức, Trạm KT nông nghiệp - Ba Vì, vườn thí nghiệm Viện KH&CNVN... cho kết quả tốt, đạt yêu cầu về độ nhạy, chính xác, ổn định theo thời gian, gọn nhẹ, dễ sử dụng. Đặc biệt trong tháng 10/2001, phổ kế này đã được sử dụng trong đợt đo thực nghiệm phối hợp với Viện Điện tử - Viện HLKH Bungari và kết quả cho thấy phù hợp với các kết quả được đo bởi phổ kế ở băng tần số C do Viện điện tử Bungari chế tạo./.

Viễn thám siêu cao tần thụ động và ứng dụng trong điều tra thiên nhiên và môi trường. Thiết kế, chế tạo phổ siêu cao tần. Hoạt động của phổ kế siêu cao tần. Ứng dụng phổ kế siêu cao tần đo độ ẩm đất.

KHCN

Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.

Đăng nhập để gửi bình luận.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Địa chỉ: Nhà A11- Số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 043.756 4344 - Fax: 043.756.4344
Email: vanthu@isi.vast.vn