GIỜ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng: 8:30 - 11:30
- Chiều: 13:30 - 16:30
Thứ 7, CN thư viện nghỉ
Hiển thị đơn giản Hiển thị MARC Hiển thị ISBD

Tích hợp thông tin viễn thám trong mô hình quản lý tổng hợp môi trường lưu vực sông.

Tác giả: TS Trần Minh Ý [Chủ nhiệm đề tài]; Đặng Ngọc Dung; Đặng Xuân Phong; Lê Thị Thanh Tâm; Nguyễn Hạnh Quyên; Phạm Việt Hoà; Trương Thị Hoà Bình.
Kiểu tài liệu: materialTypeLabelSáchXuất bản: 2006Mô tả vật lý: 121tr.Chủ đề: Bảo vệ môi trường lưu vực sông | Bảo vệ môi trường | Hệ thông tin viễn thám | Lưu vực sông | Sông Châu | Sông Đáy | Sông NhuệTóm tắt: - Xử lý tổng hợp các tư liệu viễn thám, tạo khung dữ liệu đầu ra phù hợp cho quá trình tích hợp thông tin. Chu kỳ dữ liệu trong khoảng 1984-2004 với các dạng dữ liệu vệ tinh LANDSAT, SPOT, ASTER, đặc biệt có sử dụng các dữ liệu ảnh vệ tinh phân giải cao như EROS, QuickBird ở một số khu vực... và dữ liệu ảnh máy bay của Pháp từ 1952. Đi sâu vào phân tích khả năng chiết tách thông tin cho đầu vào mô hình SWAT và một số mmô hình thuỷ văn khác (PHYSITEL...) nhằm làm linh hoạt hơn khả năng dự báo của mô hình về hiện trạng sử dụng đất, mùa màng, mô hình số địa hình và các dữ liệu tự nhiên khác bổ sung cho số liệu thống kê đo đạc. - Nghiên cứu thử nghiệm ứng dụng mô hình SWAT (Soil & Water assesment tool) và một số mô hình thuỷ văn khác như PHYSITEL, GIBSI, nhằm đáp ứng khả năng quản lý tổng hợp môi trường lưu vực sông. - Thử ứng dụng chu trình thích hợp thông tin viễn thám với mô hình thuỷ văn nhằm quản lý tổng hợp lưu vực sông Nhuệ và đề xuất khả năng ứng dụng cho lưu vực sông khác.Tóm tắt: Lưu vực sông Nhuệ - Đáy thời gian qua có nhiều vấn đề cần phải xem xét do tình trạng ô nhiễm chất thải công nghiệp và sinh hoạt. Nhiều đề tài cấp Quốc gia đã được tién hành trên bình diện rộng thuộc 6 tỉnh của lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy. Việc ứng dụng một mô hình tổng thể có sự tham gia của dữ liệu viễn thám giúp ích nhiều cho khả năng dự báo và hạn chế các tác động gây ô nhiễm sau này. Do sự hạn chế về thời gian và kinh phí, các tác giả đã lựa chọn lưu vực sông Nhuệ làm địa bàn nghiên cứu thử nghiệm. \Trong báo cáo này, các tác giả giới thiệu một số mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông, Quá trình mô hình hoá được tóm tắt 6 bước như sau: \ - Khởi động mô hình : Xác định diện tích lưu vực; Xác định nhóm cư dân trong lưu vực.... \ - Tìm hiểu về lưu vực. \ - Xác định nội dung và mục tiêu quan tâm. \ - Lên kế hoạch hoạt động. \ - Quá trình thực hiện \ - Giám sát - Đánh giá - Nghiệm thu. \ Các mô hình mà đề tài vận dụng để nghiên cứu và đưa ra kết quả, bao gồm: \1. Mô hình GIBSI (Mỹ) - là một mô hình quản lý tổng hợp, là công cụ tốt trong việc theo dõi quá trình thuỷ văn và quản lý các nguồn tài nguyên - môi trường tại lưu vực sông. Mô hình GIBSI cho phép nhận biết những ảnh hưởng của các hoạt động nông - lâm nghiệp, công nghiệp và quá trình đô thị hoá lên chất lượng nước trong lưu vực và xây dựng các chuẩn cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nước. \2. Mô hình QUAL2E (Mỹ) - đánh gia chất lượng nước. Việc nghiên cứu tính toán sự lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường nước rất quan trọng. Mô hình QUAL2E có thể mô phỏng đến 15 yếu tố chất lượng nước theo các tổ hợp khác nhau. Mô hình có thể áp dụng cho các dạng sông hình cây, giả thiết có sự pha trộn hoàn toàn; có khả năng mô phỏng nhiều điểm thải, dòng phụ lưu cũng như dòng thải vào hoặc ra theo bậc; QUAL2E có thể xác định được lượng dòng chảy cần thiết để pha loãng nhằm đạt được một mức DO ấn định; cho phép các gia nhập nước thải hay xuất lưu, các sông nhánh, các điểm thải. Về mặt thuỷ lực mô hình mô phỏng trong thời kỳ lưu lượng nước sông trong lưu vực và lưu lượng nhập lưu hầu như không đổi. \3. Mô hình SWAT- có chức năng bổ trợ chạy trong phần mềm ARS, được phát triển từ mô hình SWRRBI - mô phỏng tài nguyên nước cho lưu vực vùng nông thôn, \4. Mô hình CREAMS - mô phỏng ảnh hưởng của biến đổi hiện trạng sử dụng đất lên môi trường nước, phù sa, các chất hữu cơ, phù du lơ lửng năm ngoài kiểm soát. Kiểm soát ảnh hưởng của hoá chất và các hàm lượng hữu cơ khác có trong nước ngầm... \5. SWAT VERSION 2000 - là mô hình đước thành lập vào cuối những năm 1980 chủ yếu để đánh giá chất lượng nước : Bổ sung thêm phần kiểm soát thuốc trừ sâu, tính lưu lượng đỉng, tích tải lượng phù sa, sự vận chuyển của vi sinh... \6. Mô hình PHYSITEL - cho phép mô phỏng cấu trúc tự nhiên của một lưu vực từ mô hình số địa hình và lưới thuỷ văn, đồng thời tích hợp với các dữ liệu tự nhiên khác như : Sử dụng đất, thổ nhưỡng- thành phần cơ học đất. Chức năng của PHYSITEL giúp cho khả năng kiến tạo dòng chảy trong lưu vực dựa trên 13 bước nằm trong toàn bộ chương trình; cho phép chuyển đổi và thống nhất phép chiếu bản đồ trong mô hình với 936 dạng phép chiếu. \ Thông tin viễn thám là dữ liệu đầu vào thục sự thích hợp cho việc chạy mô phỏng quá trình tự nhiên bởi tính linh hoạt, xử lý nhanh và dễ cập nhật. Trong trường hợp sông Nhuệ, với địa hình phẳng, độ chênh cao ít, dữ liệu viễn thám SRTM là nguồn tư liệu mô hình số độ chênh cao duy nhất tiện lợi, đáp ứng được nhu cầu phân tích mà bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 không giải quyết được. Đặc biệt thông tin viễn thám giúp cho xây dựng các lớp thông tin chuyên đề về hiện trạng sử dụng đất và lớp phủ mặt đất theo thời gian phù hợp cho mô hình quản lý lưu vực sông.Từ đó hình thành được sơ đồ dòng chảy bề mặt trong lưu vực, tích hợp các vị trí quan trắc và độ ô nhiễm tại các sông, rạch sẽ dự báo một phần sự lan truyền của dòng ô nhiễm, giúp thêm cho công tác quản lý môi trường lưu vực sông./.
    Đánh giá trung bình: 0.0 (0 phiếu)
Kiểu tài liệu Kho hiện tại Ký hiệu phân loại Trạng thái Ngày hết hạn ĐKCB Số lượng đặt mượn
Báo cáo đề tài KHCN Báo cáo đề tài KHCN Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Phòng lưu trữ_P307
Không cho mượn ĐT135-1441
Tổng số đặt mượn: 0

Kết quả đề tài: Đạt

Phát triển việc tích hợp các dạng tư liệu viện thám với các thông tin về điều kiện tự nhiên, xã hội khác trong quan trắc bảo vệ môi trường lưu vực sông nhờ các mô hình toán học và hệ thông tin địa lý, tiến tới quản lý tổng hợp môi trường nước và đất trong lưu vực.

Năm bắt đầu thực hiện: 2005

Năm kết thúc thực hiện: 2006

Năm nghiệm thu: 02/01/2007

- Xử lý tổng hợp các tư liệu viễn thám, tạo khung dữ liệu đầu ra phù hợp cho quá trình tích hợp thông tin. Chu kỳ dữ liệu trong khoảng 1984-2004 với các dạng dữ liệu vệ tinh LANDSAT, SPOT, ASTER, đặc biệt có sử dụng các dữ liệu ảnh vệ tinh phân giải cao như EROS, QuickBird ở một số khu vực... và dữ liệu ảnh máy bay của Pháp từ 1952. Đi sâu vào phân tích khả năng chiết tách thông tin cho đầu vào mô hình SWAT và một số mmô hình thuỷ văn khác (PHYSITEL...) nhằm làm linh hoạt hơn khả năng dự báo của mô hình về hiện trạng sử dụng đất, mùa màng, mô hình số địa hình và các dữ liệu tự nhiên khác bổ sung cho số liệu thống kê đo đạc. - Nghiên cứu thử nghiệm ứng dụng mô hình SWAT (Soil & Water assesment tool) và một số mô hình thuỷ văn khác như PHYSITEL, GIBSI, nhằm đáp ứng khả năng quản lý tổng hợp môi trường lưu vực sông. - Thử ứng dụng chu trình thích hợp thông tin viễn thám với mô hình thuỷ văn nhằm quản lý tổng hợp lưu vực sông Nhuệ và đề xuất khả năng ứng dụng cho lưu vực sông khác.

Lưu vực sông Nhuệ - Đáy thời gian qua có nhiều vấn đề cần phải xem xét do tình trạng ô nhiễm chất thải công nghiệp và sinh hoạt. Nhiều đề tài cấp Quốc gia đã được tién hành trên bình diện rộng thuộc 6 tỉnh của lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy. Việc ứng dụng một mô hình tổng thể có sự tham gia của dữ liệu viễn thám giúp ích nhiều cho khả năng dự báo và hạn chế các tác động gây ô nhiễm sau này. Do sự hạn chế về thời gian và kinh phí, các tác giả đã lựa chọn lưu vực sông Nhuệ làm địa bàn nghiên cứu thử nghiệm. \Trong báo cáo này, các tác giả giới thiệu một số mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông, Quá trình mô hình hoá được tóm tắt 6 bước như sau: \ - Khởi động mô hình : Xác định diện tích lưu vực; Xác định nhóm cư dân trong lưu vực.... \ - Tìm hiểu về lưu vực. \ - Xác định nội dung và mục tiêu quan tâm. \ - Lên kế hoạch hoạt động. \ - Quá trình thực hiện \ - Giám sát - Đánh giá - Nghiệm thu. \ Các mô hình mà đề tài vận dụng để nghiên cứu và đưa ra kết quả, bao gồm: \1. Mô hình GIBSI (Mỹ) - là một mô hình quản lý tổng hợp, là công cụ tốt trong việc theo dõi quá trình thuỷ văn và quản lý các nguồn tài nguyên - môi trường tại lưu vực sông. Mô hình GIBSI cho phép nhận biết những ảnh hưởng của các hoạt động nông - lâm nghiệp, công nghiệp và quá trình đô thị hoá lên chất lượng nước trong lưu vực và xây dựng các chuẩn cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nước. \2. Mô hình QUAL2E (Mỹ) - đánh gia chất lượng nước. Việc nghiên cứu tính toán sự lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường nước rất quan trọng. Mô hình QUAL2E có thể mô phỏng đến 15 yếu tố chất lượng nước theo các tổ hợp khác nhau. Mô hình có thể áp dụng cho các dạng sông hình cây, giả thiết có sự pha trộn hoàn toàn; có khả năng mô phỏng nhiều điểm thải, dòng phụ lưu cũng như dòng thải vào hoặc ra theo bậc; QUAL2E có thể xác định được lượng dòng chảy cần thiết để pha loãng nhằm đạt được một mức DO ấn định; cho phép các gia nhập nước thải hay xuất lưu, các sông nhánh, các điểm thải. Về mặt thuỷ lực mô hình mô phỏng trong thời kỳ lưu lượng nước sông trong lưu vực và lưu lượng nhập lưu hầu như không đổi. \3. Mô hình SWAT- có chức năng bổ trợ chạy trong phần mềm ARS, được phát triển từ mô hình SWRRBI - mô phỏng tài nguyên nước cho lưu vực vùng nông thôn, \4. Mô hình CREAMS - mô phỏng ảnh hưởng của biến đổi hiện trạng sử dụng đất lên môi trường nước, phù sa, các chất hữu cơ, phù du lơ lửng năm ngoài kiểm soát. Kiểm soát ảnh hưởng của hoá chất và các hàm lượng hữu cơ khác có trong nước ngầm... \5. SWAT VERSION 2000 - là mô hình đước thành lập vào cuối những năm 1980 chủ yếu để đánh giá chất lượng nước : Bổ sung thêm phần kiểm soát thuốc trừ sâu, tính lưu lượng đỉng, tích tải lượng phù sa, sự vận chuyển của vi sinh... \6. Mô hình PHYSITEL - cho phép mô phỏng cấu trúc tự nhiên của một lưu vực từ mô hình số địa hình và lưới thuỷ văn, đồng thời tích hợp với các dữ liệu tự nhiên khác như : Sử dụng đất, thổ nhưỡng- thành phần cơ học đất. Chức năng của PHYSITEL giúp cho khả năng kiến tạo dòng chảy trong lưu vực dựa trên 13 bước nằm trong toàn bộ chương trình; cho phép chuyển đổi và thống nhất phép chiếu bản đồ trong mô hình với 936 dạng phép chiếu. \ Thông tin viễn thám là dữ liệu đầu vào thục sự thích hợp cho việc chạy mô phỏng quá trình tự nhiên bởi tính linh hoạt, xử lý nhanh và dễ cập nhật. Trong trường hợp sông Nhuệ, với địa hình phẳng, độ chênh cao ít, dữ liệu viễn thám SRTM là nguồn tư liệu mô hình số độ chênh cao duy nhất tiện lợi, đáp ứng được nhu cầu phân tích mà bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 không giải quyết được. Đặc biệt thông tin viễn thám giúp cho xây dựng các lớp thông tin chuyên đề về hiện trạng sử dụng đất và lớp phủ mặt đất theo thời gian phù hợp cho mô hình quản lý lưu vực sông.Từ đó hình thành được sơ đồ dòng chảy bề mặt trong lưu vực, tích hợp các vị trí quan trắc và độ ô nhiễm tại các sông, rạch sẽ dự báo một phần sự lan truyền của dòng ô nhiễm, giúp thêm cho công tác quản lý môi trường lưu vực sông./.

Lưu vực sông Nhuệ

Đề tài độc lập

Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.

Đăng nhập để gửi bình luận.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Địa chỉ: Nhà A11- Số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 043.756 4344 - Fax: 043.756.4344
Email: vanthu@isi.vast.vn