GIỜ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng: 8:30 - 11:30
- Chiều: 13:30 - 16:30
Thứ 7, CN thư viện nghỉ
Hiển thị đơn giản Hiển thị MARC Hiển thị ISBD

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường vùng biển Bắc Bộ (Hải Phòng - Kim Sơn)

Tác giả: NCS. Hoa Mạnh Hùng [Chủ biên]; Đặng Minh Hải; Đỗ Xuân Sâm; Lê Văn Công; Ngô Lê Long; Nguyễn Quang Thành; Nguyễn Thị Thảo Hương; Nguyễn Văn Cư.
Kiểu tài liệu: materialTypeLabelSáchXuất bản: 1997Mô tả vật lý: 123tr.Chủ đề: Chương trình biển | biển Bắc Bộ | Địa lý | điều kiện tự nhiên | Hải Phòng | Kim Sơn | môi trường | môi trường sinh thái | quai đê lấn biển | quy hoạch | tài nguyênTóm tắt: Dải ven biển đồng bằng sông hồng (ĐBSH) từ Hải Phòng - Kim Sơn bao gồm các huyện Thủy Nguyên, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Hải (Hải Phòng), Thái Thụy, Tiền Hải (Thái Bình), Xuân Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng (Nam Hà), Kim Sơn (Ninh Bình). Và các đô thị trong vùng gồm: Thành phố Hải Phòng, Thị xã Đồ Sơn, thị trấn Kiến An (Hải Phòng) cùng các thị trấn huyện. Với 175 km bờ biển từ đảo Cát BÀ đến bờ biển huyện Kim Sơn, dải ven biển là vị trí giao lưu giữa biển và lục địa, các quá trình được tạo nên bởi động lực biển và động lực sông luôn giao thoa với nhau tạo nên sự đa dạng về tiềm năng. Hai hệ thống sông chính của vùng đồng bằng cũng là nguồn nước quan trọng đảm bảo cho các hoạt động sản xuất công - nông nghiệp trong vùng. Do vậy, vùng ven biển ĐBSH là vùng có tiềm năng nông nghiệp lớn và đã phát huy tốt trong những năm qua. Tuy nhiên, dải ven biển còn nhiều dạng tài nguyên phong phú khác như: Tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên du lịch, tài nguyên khoáng sản, tiềm năng phát triển dịch vụ biển... Còn chưa được phát huy triệt để, bởi vậy khu vực này vẫn là một trong những tiểu vùng có mức độ phát triển kinh tế - xã hội thấp, đời sống dân cư thấp, không tương xứng với tiềm năng tài nguyên phong phú cũng như vị trí thuận lợi của vùng. \Do đó, việc đánh gái đầy đủ các tiềm năng tự nhiên kinh tế xã hội của dải ven biển là công việc cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế, tập thể tác giả đề tài đã tiến hành đề tài và đưa ra những kết quả chính sau đây: \- Bản chất của quá trình thành tạo và phát triển dải ven biển ĐBSH (từ Hải Phòng - Kim Sơn) là tổng hòa các yếu tố sông biển xảy ra trên bình đồ kiến trúc không ổn định. Trong khu vực nghiên cứu yếu tố chuyển động hiện đại chỉ đóng vai trò thứ yếu do có nguồn bồi tích sông Hồng dồi dào. Tốc độ bồi lắng đã vượt lên cả quá trình hạ lún cùng với sự gia tăng mực nước đại dương. Trung bình hàng năm sông Hồng vận chuyển ra vùng ven biển cửa sông và lắng đọng tạo thành các bãi bồi với trên 100 triệu tấn bùn cát. Tốc độ lấn ra biển ở vùng cửa Ba Lạt, cửa Đáy, cửa Trà Lý trung bình khoảng 25-30m/năm. \Chế độ động lực thủy văn ở các đoạn cửa sông dải ven biển ĐBSH biến đổi phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ phân phối nước theo các nhánh sông, theo mùa và chế độ thủy triều. Quá trình phân phối nước và bùn cát không đồng đều ra các cửa sông hệ thông sông Hồng - Thái Bình đã đưa đến động lực diễn biến cửa sông hệ thống sông, bờ bãi và quá trình tương tác giữa các yếu tố sông - biển rất khác nhau. Thường ở các cửa sông Hồng có diễn biến mạnh mẽ và phức tạp hơn so với các cửa sông Thái Bình. Quy luật giao động các yếu tố động lực chỉnh dải ven biển ĐBSH mang tính phân mùa, năm và nhiều năm rất rõ rệt. Ngoài ra chúng còn chịu ảnh hưởng sâu sắc các nhiễu động khí hậu - khi tượng, các hiện tượng thời tiết đặc biệt mang tính thiên tai nwh: bão, áp thấp nhiệt đới, dông lốc... \- Trong dải ven biển ĐBSH bên cạnh các đoạn bờ được bồi lấn biển là các đoạn bị xói lở với những mức độ khác nhau. Bờ biển Cát Hải - Đình Vũ bị xới lở chủ yếu vào mùa hè, đặc biệt là khi có bão đổ bộ trùng với thời gian thủy triều lên. Bờ biển Văn Lý, Đồng Châu bị xói lở chủ yếu vào mùa đông khi mà gió mùa Đông Bắc thịnh hành và lượng bùn cát trong sông đổ ra là nhỏ. \- Khai thác hợp lý vùng cửa sông ven biển ĐBSH là khai thác sử dụng hợp lý các luồng lạch cầu tàu bến cảng, khai thác hợp lý hệ sinh thái cửa sông ven biển và bảo vệ môi trường. \- Với 217 loài thực vật nổi, 123 loài động vật nổi, 188 loài động vật đáy và 225 loài cá có ở vùng nước ven bờ cửa sông châu thổ Bắc Bộ đã xá định được 3 nhóm thích ứng sinh thái đặc trưng là nhóm sinh thái nước ngọt, nhóm sinh thái nước lợ và nhóm sinh thái nước nhạt vưn bờ. Mật độ và sinh khối các nhóm thủy sinh vật vùng nước cửa sông ven bờ nhìn chung khá lớn và đa dạng đã chứng tỏ thành phân loài động vật, thực vật vùng bãi bồi rất phong phú. Một só loài động vật đáy, động vật nổi, thực vật thuộc các nhóm khác nhau có giá trị phụ vụ phát triển kinh tế vùng này cần quan tâm nghiên cứu sâu hơn. Môi trường cần phải được bảo vệ và duy trì cân bằng sinh thái trong quá trình khai thác tiêm fnawng nguồn lợi sinh vật vùng bãi bồi ven biển, đặc biệt bảo vệ ngồn gen các loài động vật đã nêu trong sách đỏ của Việt Nam. \- Khoáng sản vùng ven biển ĐBSH là ít, các mỏ có qui mô lớn hạn chế. Muốn sử dụng phát huy được đầy đủ giá trị tiềm năng của các khoáng sản này nhất thiết phải xây dựng một qui hoach tổng thể về đầu tư khai khác sử dụng các khoáng sản đã phát hiện được, mới phát huy được thế mạnh tiềm ẩn của tiềm năng khoáng sản. \- Dải ven biển ĐBSH từ Hải Phòng đến Kim Sơn là một khu vực có đầy đủ các điều kiện để xây dựng một cơ cấu kinh tế mới, kinh tế biển đa dạng đó là môi trường đánh bắt thủy hải sản, kinh tế cảng, du lịch và dịch vụ. Để khu vực này phát triển tương xưng với tiềm năng của nó, bước đầu nên hướng vào việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng chung và cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên dùng cho mỗi lĩnh vực triển vọng trong thế mạnh của dải ven biển.Tóm tắt: Đánh giá các: -Điều kiện tự nhiên; - Các loại hình tài nguyên, tình hình khai thác và sử dụng; - Môi trường sinh thái; - Về quai đê lấn biển; - Những đề xuất hướng khai thác sử dụng; - và những vẫn đề liên quan khác.
    Đánh giá trung bình: 0.0 (0 phiếu)
Kiểu tài liệu Kho hiện tại Ký hiệu phân loại Trạng thái Ngày hết hạn ĐKCB Số lượng đặt mượn
Báo cáo đề tài KHCN Báo cáo đề tài KHCN Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Phòng lưu trữ_P307
Không cho mượn ĐT84-1010
Tổng số đặt mượn: 0

Kết quả đề tài: Đạt

- Phục vụ cho qui hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên nhằm phát triển kinh tế của vùng nhằm đưa kinh tế dải ven biển lên ngang tầm những vùng kinh tế phát triển của đất nước.

Năm bắt đầu thực hiện: 1997

Năm kết thúc thực hiện: 1997

Năm nghiệm thu: 31/12/1997

Dải ven biển đồng bằng sông hồng (ĐBSH) từ Hải Phòng - Kim Sơn bao gồm các huyện Thủy Nguyên, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Hải (Hải Phòng), Thái Thụy, Tiền Hải (Thái Bình), Xuân Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng (Nam Hà), Kim Sơn (Ninh Bình). Và các đô thị trong vùng gồm: Thành phố Hải Phòng, Thị xã Đồ Sơn, thị trấn Kiến An (Hải Phòng) cùng các thị trấn huyện. Với 175 km bờ biển từ đảo Cát BÀ đến bờ biển huyện Kim Sơn, dải ven biển là vị trí giao lưu giữa biển và lục địa, các quá trình được tạo nên bởi động lực biển và động lực sông luôn giao thoa với nhau tạo nên sự đa dạng về tiềm năng. Hai hệ thống sông chính của vùng đồng bằng cũng là nguồn nước quan trọng đảm bảo cho các hoạt động sản xuất công - nông nghiệp trong vùng. Do vậy, vùng ven biển ĐBSH là vùng có tiềm năng nông nghiệp lớn và đã phát huy tốt trong những năm qua. Tuy nhiên, dải ven biển còn nhiều dạng tài nguyên phong phú khác như: Tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên du lịch, tài nguyên khoáng sản, tiềm năng phát triển dịch vụ biển... Còn chưa được phát huy triệt để, bởi vậy khu vực này vẫn là một trong những tiểu vùng có mức độ phát triển kinh tế - xã hội thấp, đời sống dân cư thấp, không tương xứng với tiềm năng tài nguyên phong phú cũng như vị trí thuận lợi của vùng. \Do đó, việc đánh gái đầy đủ các tiềm năng tự nhiên kinh tế xã hội của dải ven biển là công việc cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế, tập thể tác giả đề tài đã tiến hành đề tài và đưa ra những kết quả chính sau đây: \- Bản chất của quá trình thành tạo và phát triển dải ven biển ĐBSH (từ Hải Phòng - Kim Sơn) là tổng hòa các yếu tố sông biển xảy ra trên bình đồ kiến trúc không ổn định. Trong khu vực nghiên cứu yếu tố chuyển động hiện đại chỉ đóng vai trò thứ yếu do có nguồn bồi tích sông Hồng dồi dào. Tốc độ bồi lắng đã vượt lên cả quá trình hạ lún cùng với sự gia tăng mực nước đại dương. Trung bình hàng năm sông Hồng vận chuyển ra vùng ven biển cửa sông và lắng đọng tạo thành các bãi bồi với trên 100 triệu tấn bùn cát. Tốc độ lấn ra biển ở vùng cửa Ba Lạt, cửa Đáy, cửa Trà Lý trung bình khoảng 25-30m/năm. \Chế độ động lực thủy văn ở các đoạn cửa sông dải ven biển ĐBSH biến đổi phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ phân phối nước theo các nhánh sông, theo mùa và chế độ thủy triều. Quá trình phân phối nước và bùn cát không đồng đều ra các cửa sông hệ thông sông Hồng - Thái Bình đã đưa đến động lực diễn biến cửa sông hệ thống sông, bờ bãi và quá trình tương tác giữa các yếu tố sông - biển rất khác nhau. Thường ở các cửa sông Hồng có diễn biến mạnh mẽ và phức tạp hơn so với các cửa sông Thái Bình. Quy luật giao động các yếu tố động lực chỉnh dải ven biển ĐBSH mang tính phân mùa, năm và nhiều năm rất rõ rệt. Ngoài ra chúng còn chịu ảnh hưởng sâu sắc các nhiễu động khí hậu - khi tượng, các hiện tượng thời tiết đặc biệt mang tính thiên tai nwh: bão, áp thấp nhiệt đới, dông lốc... \- Trong dải ven biển ĐBSH bên cạnh các đoạn bờ được bồi lấn biển là các đoạn bị xói lở với những mức độ khác nhau. Bờ biển Cát Hải - Đình Vũ bị xới lở chủ yếu vào mùa hè, đặc biệt là khi có bão đổ bộ trùng với thời gian thủy triều lên. Bờ biển Văn Lý, Đồng Châu bị xói lở chủ yếu vào mùa đông khi mà gió mùa Đông Bắc thịnh hành và lượng bùn cát trong sông đổ ra là nhỏ. \- Khai thác hợp lý vùng cửa sông ven biển ĐBSH là khai thác sử dụng hợp lý các luồng lạch cầu tàu bến cảng, khai thác hợp lý hệ sinh thái cửa sông ven biển và bảo vệ môi trường. \- Với 217 loài thực vật nổi, 123 loài động vật nổi, 188 loài động vật đáy và 225 loài cá có ở vùng nước ven bờ cửa sông châu thổ Bắc Bộ đã xá định được 3 nhóm thích ứng sinh thái đặc trưng là nhóm sinh thái nước ngọt, nhóm sinh thái nước lợ và nhóm sinh thái nước nhạt vưn bờ. Mật độ và sinh khối các nhóm thủy sinh vật vùng nước cửa sông ven bờ nhìn chung khá lớn và đa dạng đã chứng tỏ thành phân loài động vật, thực vật vùng bãi bồi rất phong phú. Một só loài động vật đáy, động vật nổi, thực vật thuộc các nhóm khác nhau có giá trị phụ vụ phát triển kinh tế vùng này cần quan tâm nghiên cứu sâu hơn. Môi trường cần phải được bảo vệ và duy trì cân bằng sinh thái trong quá trình khai thác tiêm fnawng nguồn lợi sinh vật vùng bãi bồi ven biển, đặc biệt bảo vệ ngồn gen các loài động vật đã nêu trong sách đỏ của Việt Nam. \- Khoáng sản vùng ven biển ĐBSH là ít, các mỏ có qui mô lớn hạn chế. Muốn sử dụng phát huy được đầy đủ giá trị tiềm năng của các khoáng sản này nhất thiết phải xây dựng một qui hoach tổng thể về đầu tư khai khác sử dụng các khoáng sản đã phát hiện được, mới phát huy được thế mạnh tiềm ẩn của tiềm năng khoáng sản. \- Dải ven biển ĐBSH từ Hải Phòng đến Kim Sơn là một khu vực có đầy đủ các điều kiện để xây dựng một cơ cấu kinh tế mới, kinh tế biển đa dạng đó là môi trường đánh bắt thủy hải sản, kinh tế cảng, du lịch và dịch vụ. Để khu vực này phát triển tương xưng với tiềm năng của nó, bước đầu nên hướng vào việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng chung và cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên dùng cho mỗi lĩnh vực triển vọng trong thế mạnh của dải ven biển.

Đánh giá các: -Điều kiện tự nhiên; - Các loại hình tài nguyên, tình hình khai thác và sử dụng; - Môi trường sinh thái; - Về quai đê lấn biển; - Những đề xuất hướng khai thác sử dụng; - và những vẫn đề liên quan khác.

Hải Phòng - Kim Sơn

Thuộc đề tài: "Nghiên cứu xây dựng luận cứ Khoa học cho các quy hoạch phát triển vùng biển Bắc Bộ (Hải Phòng - Kim Sơn)

Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.

Đăng nhập để gửi bình luận.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Địa chỉ: Nhà A11- Số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 043.756 4344 - Fax: 043.756.4344
Email: vanthu@isi.vast.vn