Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam tiềm năng và phát triển. KC.09.12
Tác giả: GS.TS Lê Đức Tố [Chủ nhiệm đề tài].
Kiểu tài liệu: SáchXuất bản: 2005Mô tả vật lý: 110tr.Chủ đề: Phát triển kinh tế xã hội biển | Cù lao Chàm | đảo Ngọc Vừng | Hệ thống đảo | Hệ thống đảo ven bờ | Kinh tế sinh tháiTóm tắt: Điều tra nghiên cứu sự phân bố, số lượng và diện tích các đảo ven bờ của Việt Nam. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội các đảo ven bờ và phân vùng các đảo ven bờ nhằm đưa ra những vấn đề sát với thực tiễn để phát triển kinh tế - sinh thái hệ thống đảo ven bờ Việt Nam. Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái cho một số đảo - lấy ví dụ đảo Ngọc Vừng và Cù lao Chàm.Tóm tắt: Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng cả về chiến lược, kinh tế, xã hội. Đây là nền tảng pháp lý vững chắc để vạch đường cở sở tính chiều rộng lãnh hải, là cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển và thềm lục địa. \ Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam nằm trên rìa của lục địa bị lún chìm. Về địa chất chúng mang đặc điểm cấu tạo bởi nhiều đá gốc và tuổi khác nhau. Địa hình thường có cấu tạo bất đối xứng, kiểu phổ biến nhất là các núi thấp trên đá vôi, trên đá bazan, đá granit và trên các đá trầm tích có thế nằm khác nhau. Khí hậu hệ thống đảo ven bờ Việt Nam có tính ôn hoà của khí hậu hải dương - mát mẻ vào mùa Hè và ấm áp vào mùa Đông. Luợng mua trên các đảo thầp hơn trên đất liền. Chế độ hải văn phân hoá theo các vùng khí hậu và theo mùa. Thảm rừng trên đảo bị suy thoái nghiêm trọng, đã xuất hiện các vùng đất trống đồi núi trọc. \Tài nguyên thiên nhiên trên các đảo rất đa dạng, mặc dù tài nguyên khoáng sản, nước, đất là hạn chế nhưng bù lại tài nguyên du lịch và sinh vật lại là thế mạnh. Thực vật, động vật trên hệ thống đảo rất đa dạng và phong phú - mang đặc thù của thiên nhiên nhiệt đới. \Dân cư, kinh tế - xã hội nói chung còn kém phát triển, văn hoá, giáo dục, y tế ở đảo còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các đảo nhỏ, ít dân. \Việc phân chia các vùng đảo ven bờ phục vụ công tác định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo vùng biển. Căn cứ vào đặc điểm vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên, trong đó có điều kiện khí hậu, sinh vật, địa chất... đồng thời xem xét đến mối liên hệ với các vùng lục địa kế cận. Từ kết quả nghiên cứu trên, đề tài sơ bộ chia hệ thống đảo ven bờ thành 2 miền, 4 vùng và 14 cụm đảo; lựa chọn phát triển kinh tế - sinh thái và du lịch là hướng ưu tiên cho hệ thống đảo ven bờ Việt Nam. \Trong chương II & chương III, đề tài cũng đã đưa ra những luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái cho đảo Ngọc Vừng và Cù Lao Chàm./.Kiểu tài liệu | Kho hiện tại | Ký hiệu phân loại | Trạng thái | Ngày hết hạn | ĐKCB | Số lượng đặt mượn |
---|---|---|---|---|---|---|
Báo cáo đề tài KHCN |
Trung tâm Thông tin - Tư liệu
Trung tâm Thông tin - Tư liệu |
Không cho mượn | TT103-738-2007.6 |
Kết quả đề tài: Tốt
Đánh giá tiềm năng và phát triển kinh tế - xã hội hệ thống đảo ven bờ Việt Nam nhằm đưa ra luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái lựa chọn cho các đảo ven bờ.
Năm bắt đầu thực hiện: 2001
Năm kết thúc thực hiện: 2004
Năm nghiệm thu: 31/01/2005
Điều tra nghiên cứu sự phân bố, số lượng và diện tích các đảo ven bờ của Việt Nam. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội các đảo ven bờ và phân vùng các đảo ven bờ nhằm đưa ra những vấn đề sát với thực tiễn để phát triển kinh tế - sinh thái hệ thống đảo ven bờ Việt Nam. Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái cho một số đảo - lấy ví dụ đảo Ngọc Vừng và Cù lao Chàm.
Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng cả về chiến lược, kinh tế, xã hội. Đây là nền tảng pháp lý vững chắc để vạch đường cở sở tính chiều rộng lãnh hải, là cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển và thềm lục địa. \ Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam nằm trên rìa của lục địa bị lún chìm. Về địa chất chúng mang đặc điểm cấu tạo bởi nhiều đá gốc và tuổi khác nhau. Địa hình thường có cấu tạo bất đối xứng, kiểu phổ biến nhất là các núi thấp trên đá vôi, trên đá bazan, đá granit và trên các đá trầm tích có thế nằm khác nhau. Khí hậu hệ thống đảo ven bờ Việt Nam có tính ôn hoà của khí hậu hải dương - mát mẻ vào mùa Hè và ấm áp vào mùa Đông. Luợng mua trên các đảo thầp hơn trên đất liền. Chế độ hải văn phân hoá theo các vùng khí hậu và theo mùa. Thảm rừng trên đảo bị suy thoái nghiêm trọng, đã xuất hiện các vùng đất trống đồi núi trọc. \Tài nguyên thiên nhiên trên các đảo rất đa dạng, mặc dù tài nguyên khoáng sản, nước, đất là hạn chế nhưng bù lại tài nguyên du lịch và sinh vật lại là thế mạnh. Thực vật, động vật trên hệ thống đảo rất đa dạng và phong phú - mang đặc thù của thiên nhiên nhiệt đới. \Dân cư, kinh tế - xã hội nói chung còn kém phát triển, văn hoá, giáo dục, y tế ở đảo còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các đảo nhỏ, ít dân. \Việc phân chia các vùng đảo ven bờ phục vụ công tác định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo vùng biển. Căn cứ vào đặc điểm vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên, trong đó có điều kiện khí hậu, sinh vật, địa chất... đồng thời xem xét đến mối liên hệ với các vùng lục địa kế cận. Từ kết quả nghiên cứu trên, đề tài sơ bộ chia hệ thống đảo ven bờ thành 2 miền, 4 vùng và 14 cụm đảo; lựa chọn phát triển kinh tế - sinh thái và du lịch là hướng ưu tiên cho hệ thống đảo ven bờ Việt Nam. \Trong chương II & chương III, đề tài cũng đã đưa ra những luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái cho đảo Ngọc Vừng và Cù Lao Chàm./.
Đảo ven bờ Việt Nam
Điều tra cơ bản và nghiên cứu ứng dụng công nghệ biển.
Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.