GIỜ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng: 8:30 - 11:30
- Chiều: 13:30 - 16:30
Thứ 7, CN thư viện nghỉ
Hiển thị đơn giản Hiển thị MARC Hiển thị ISBD

Dự báo hiện tượng xói lở, bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh.- KC.09.05

Tác giả: PGS.TS Phạm Huy Tiến [Chủ nhiệm đề tài].
Kiểu tài liệu: materialTypeLabelSáchXuất bản: 2005Mô tả vật lý: 90tr.Chủ đề: Dự báo thiên tai | Dự báo xói lở | Miền Trung VN | Tai biến tự nhiên | Xói lở bồi tụ bờ biển | Xói lở bồi tụ cửa sôngTóm tắt: Đề tài đã đưa ra một số nhận xét sau: \- Hiện trạng xói lở - bồi tụ cửa sông ven biển nước ta diễn ra rất khác nhau đối với từng khu vực, từng cấu trúc bờ và động lực sông - biển. + Khu vực miền Bắc - quá trình xói lở - bồi tụ diễn ra tại 6 đoạn. liên tục từ 1930 đến nay : Cát Hải, Bằng La, Thuỵ Xuân, Xuân Thuỷ, Hải Hậu, Hậu Lộc, trong đó có 2 nơi nghiêm trọng nhất là Cát Hải & Hải Hậu. \+ Khu vực miền Trung - quá trình xói lở chiếm ưu thế và diễn ra mạnh mẽ. Mạnh nhất là ở ven biển Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên. Có trên 50% số đoạn bị xói lở sâu vào đất liền từ 200m trở lên, 43% số đoạn bị xói lở với tốc độ nhanh trên 30m/năm trong đó có đoạn xói lở trên 100m/năm. \+ Khu vực miền Nam từ Vũng Tàu đến Hà Tiên, hiện trạng xói lở - bồi tụ đang diễn ra hầu hết toàn dải, mức độ và thời gian diễn ra không đồng nhất. Toàn khu vực có 73 đoạn bồi, xói - trong đó có 42 đoạn bồi, 31 đoạn bị xói. Tỉnh có các xã được bồi nhiều nhất là Cà Mau. Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Tỉnh bị xói mạnh nhất là Tiền Giangm Bến Tre, TP.Hồ Chí Minh. Các nơi có đường bờ bị xói lở dài trên 1km là Thạch An (TP.HCM), Tân Điền - Gò Công Đông (Tiền Giang), Thạnh Hải-Thạnh Phú (Bến Tre, Ngọc Hiển (Cà Mau). \- Nguyên nhân xói lở - bồi tụ là do tổng hoà các yếu tố tác động liên quan đến tiến hoá tự nhiên của dải ven biển cửa sông và tác động của con người. Các tác giả cũng nêu ra nguyên nhân xói lở - bồi tụ của từng vùng, từng đoạn bờ cụ thể với cấu trúc địa chất và thành phần đất... và đã xác định được hiện tượng xói lở hay bồi tụ xảy ra là một trong 3 nhóm nguyên nhân : Ngoại sinh, nội sinh và nhân sinh hoặc tổ hợp của 2 hoặc 3 nhóm nguyên nhân đó. Đối với vùng cửa sông và ven biển nước ta, nguyên nhân chính và phổ biến là các yếu tố ngoại sinh và chủ yếu là do sóng và thuỷ triều. \+ Vùng cửa sông ven biển miền Bắc: Quá trinh bồi - xói xen kẽ nhau do sự phân bố lượng bùn cát từ sông đưa ra không đều, ở những đoạn bờ xa cửa sông thì xảy ra hiện tượng xói lở, còn vùng cửa sông thì bồi tụ với tốc độ lớn (VD: Ba Lạt, Cửa Đáy). \+ Khu vực miền Trung: Do sông ngắn và dốc, lượng phù sa nhỏ, vùng biển thoáng năng lượng sóng thuộc loại lớn nhất, nơi thiên tai bão lũ nhiều nhất... nên quá trình xói lở xảy ra cũng mạnh mẽ nhất. \+ Khu vực miền Nam: Diễn biến bồi tụ - xói lở xảy ra xen kẽ nhau do tác động đồng thời của sóng thuỷ triều và dòng chảy ven bờ di chuyển bồi tích tại khu bờ. Nguyên nhân đối với từng khu vực cũng được tác giả đưa ra rất cụ thể cho từng khu trọng điểm. \- Giải pháp phòng chống xói lở, bồi tụ mà đề tài đưa ra bao gồm 2 nhóm giải pháp chính : Phi công trình và công trình. \+ Phi công trình: Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân về các tai biến của thiên tai và các nguyên nhân cơ bản gây xói lở - bồi tụ. \+ Công trình: Đề xuất biện pháp công trình chống xói lở bờ biển phải dựa trên cơ sở khoa học xác định được nguyên nhân. Đồng thời phải xem xét đánh giá các quá trình thuỷ thạch động lực, địa chất công trìnhcủa các thành tạo bờ như là một đối tượng địa lý - địa chất đặc biệt, một mắt xích quan trọng trong hệ thống động của cán cân động lực khu biển mở. \ Các tác giả cũng đề xuất phương án phòng chống xói lở bờ biển dựa trên những kết quả điều tra nghiên cứu : Giải pháp công trình bảo vệ bãi; Giải pháp công trình bảo vệ bờ biển; Giải pháp công trình chống bồi lấp cửa sông. Đồng thời cũng đưa ra các giải pháp khoa học công nghệ cho những khu vực trọng điểm (cảng Hải Phòng; bờ biển đảo Cát Hải; bờ biển Hải Hậu; cửa sông Cửa Việt; các đoạn bờ từ Hải Dương đến Hoà Duân và cửa Thuận An; đoạn bờ Xuân Hải - Sông Cầu - Phú Yên; Cửa Định An)./.Tóm tắt: Tiến hành khảo sát thực địa; thu thập, phân tích tài liệu đã có; giải đoán ảnh viễn thám, ảnh vệ tinh; phỏng vấn cư dân địa phương về các đặc trưng xói lở - bồi tụ khu vực nghiên cứu... Từ đó đưa ra những nhận xét và phương hướng dự báo, phòng chống xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông Việt Nam.
    Đánh giá trung bình: 0.0 (0 phiếu)
Kiểu tài liệu Kho hiện tại Ký hiệu phân loại Trạng thái Ngày hết hạn ĐKCB Số lượng đặt mượn
Báo cáo đề tài KHCN Báo cáo đề tài KHCN Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Phòng lưu trữ_P307
Không cho mượn TT103.4-737-2007
Tổng số đặt mượn: 0

Kết quả đề tài: Đạt

Đưa ra quy trình thống nhất trong khảo sát đo đạc dòng bồi tích và quá trình vận chuyển bùn cát vùng ven bờ biển, cửa sông. Quy trình công nghệ dự báo quá trình xói lở, bồi tụ cho các vùng biển cụ thể - đặc biệt đối với các cửa sông miền Trung nơi hứng chịu nhiều thiên tai lại ít được nghiên cứu.

Năm bắt đầu thực hiện: 2001

Năm kết thúc thực hiện: 2004

Năm nghiệm thu: 31/01/2005

Đề tài đã đưa ra một số nhận xét sau: \- Hiện trạng xói lở - bồi tụ cửa sông ven biển nước ta diễn ra rất khác nhau đối với từng khu vực, từng cấu trúc bờ và động lực sông - biển. + Khu vực miền Bắc - quá trình xói lở - bồi tụ diễn ra tại 6 đoạn. liên tục từ 1930 đến nay : Cát Hải, Bằng La, Thuỵ Xuân, Xuân Thuỷ, Hải Hậu, Hậu Lộc, trong đó có 2 nơi nghiêm trọng nhất là Cát Hải & Hải Hậu. \+ Khu vực miền Trung - quá trình xói lở chiếm ưu thế và diễn ra mạnh mẽ. Mạnh nhất là ở ven biển Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên. Có trên 50% số đoạn bị xói lở sâu vào đất liền từ 200m trở lên, 43% số đoạn bị xói lở với tốc độ nhanh trên 30m/năm trong đó có đoạn xói lở trên 100m/năm. \+ Khu vực miền Nam từ Vũng Tàu đến Hà Tiên, hiện trạng xói lở - bồi tụ đang diễn ra hầu hết toàn dải, mức độ và thời gian diễn ra không đồng nhất. Toàn khu vực có 73 đoạn bồi, xói - trong đó có 42 đoạn bồi, 31 đoạn bị xói. Tỉnh có các xã được bồi nhiều nhất là Cà Mau. Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Tỉnh bị xói mạnh nhất là Tiền Giangm Bến Tre, TP.Hồ Chí Minh. Các nơi có đường bờ bị xói lở dài trên 1km là Thạch An (TP.HCM), Tân Điền - Gò Công Đông (Tiền Giang), Thạnh Hải-Thạnh Phú (Bến Tre, Ngọc Hiển (Cà Mau). \- Nguyên nhân xói lở - bồi tụ là do tổng hoà các yếu tố tác động liên quan đến tiến hoá tự nhiên của dải ven biển cửa sông và tác động của con người. Các tác giả cũng nêu ra nguyên nhân xói lở - bồi tụ của từng vùng, từng đoạn bờ cụ thể với cấu trúc địa chất và thành phần đất... và đã xác định được hiện tượng xói lở hay bồi tụ xảy ra là một trong 3 nhóm nguyên nhân : Ngoại sinh, nội sinh và nhân sinh hoặc tổ hợp của 2 hoặc 3 nhóm nguyên nhân đó. Đối với vùng cửa sông và ven biển nước ta, nguyên nhân chính và phổ biến là các yếu tố ngoại sinh và chủ yếu là do sóng và thuỷ triều. \+ Vùng cửa sông ven biển miền Bắc: Quá trinh bồi - xói xen kẽ nhau do sự phân bố lượng bùn cát từ sông đưa ra không đều, ở những đoạn bờ xa cửa sông thì xảy ra hiện tượng xói lở, còn vùng cửa sông thì bồi tụ với tốc độ lớn (VD: Ba Lạt, Cửa Đáy). \+ Khu vực miền Trung: Do sông ngắn và dốc, lượng phù sa nhỏ, vùng biển thoáng năng lượng sóng thuộc loại lớn nhất, nơi thiên tai bão lũ nhiều nhất... nên quá trình xói lở xảy ra cũng mạnh mẽ nhất. \+ Khu vực miền Nam: Diễn biến bồi tụ - xói lở xảy ra xen kẽ nhau do tác động đồng thời của sóng thuỷ triều và dòng chảy ven bờ di chuyển bồi tích tại khu bờ. Nguyên nhân đối với từng khu vực cũng được tác giả đưa ra rất cụ thể cho từng khu trọng điểm. \- Giải pháp phòng chống xói lở, bồi tụ mà đề tài đưa ra bao gồm 2 nhóm giải pháp chính : Phi công trình và công trình. \+ Phi công trình: Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân về các tai biến của thiên tai và các nguyên nhân cơ bản gây xói lở - bồi tụ. \+ Công trình: Đề xuất biện pháp công trình chống xói lở bờ biển phải dựa trên cơ sở khoa học xác định được nguyên nhân. Đồng thời phải xem xét đánh giá các quá trình thuỷ thạch động lực, địa chất công trìnhcủa các thành tạo bờ như là một đối tượng địa lý - địa chất đặc biệt, một mắt xích quan trọng trong hệ thống động của cán cân động lực khu biển mở. \ Các tác giả cũng đề xuất phương án phòng chống xói lở bờ biển dựa trên những kết quả điều tra nghiên cứu : Giải pháp công trình bảo vệ bãi; Giải pháp công trình bảo vệ bờ biển; Giải pháp công trình chống bồi lấp cửa sông. Đồng thời cũng đưa ra các giải pháp khoa học công nghệ cho những khu vực trọng điểm (cảng Hải Phòng; bờ biển đảo Cát Hải; bờ biển Hải Hậu; cửa sông Cửa Việt; các đoạn bờ từ Hải Dương đến Hoà Duân và cửa Thuận An; đoạn bờ Xuân Hải - Sông Cầu - Phú Yên; Cửa Định An)./.

Tiến hành khảo sát thực địa; thu thập, phân tích tài liệu đã có; giải đoán ảnh viễn thám, ảnh vệ tinh; phỏng vấn cư dân địa phương về các đặc trưng xói lở - bồi tụ khu vực nghiên cứu... Từ đó đưa ra những nhận xét và phương hướng dự báo, phòng chống xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông Việt Nam.

Biển Việt Nam. Miền Trung.

Điều tra cơ bản và nghiên cứu ứng dụng công nghệ Biển

Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.

Đăng nhập để gửi bình luận.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Địa chỉ: Nhà A11- Số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 043.756 4344 - Fax: 043.756.4344
Email: vanthu@isi.vast.vn