GIỜ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng: 8:30 - 11:30
- Chiều: 13:30 - 16:30
Thứ 7, CN thư viện nghỉ
Hiển thị đơn giản Hiển thị MARC Hiển thị ISBD

Điều tra cơ bản tài nguyên môi trường nhằm khai thác hợp lý đất hoang hóa, các bãi bồi ven biển cửa sông Việt Nam

Tác giả: PTS. Lại Huy Anh [Chủ trì]; Nguyễn Thanh Hoa; Tống Phúc Tuấn; Trần Hằng Nga; Uông Đình Khanh; Võ Thịnh.
Kiểu tài liệu: materialTypeLabelSáchXuất bản: 1996Mô tả vật lý: 30tr.Chủ đề: Nghiên cứu Biển | bãi bồi ven biển | cửa sông | đất hoang hóa | địa hình | Địa lý | địa mạo | Kim Sơn | khai thác hợp lý đất hoang hóa | Móng Cái | môi trườngTóm tắt: - Phân tích đặc điểm địa hình theo chỉ tiêu hình thái trắc lượng; - Hệ thống lại cơ sở đá nền và cấu trúc địa chất; - Phân tích đặc điểm địa mạo theo quan điểm nguồn gốc phát sinh; - Đánh giá điều kiện địa hình, địa mạo trên quan điểm nguồn gốc phát sinh; -Đánh giá điều kiện địa hình, địa mạo cho các mục đích sử dụng khác nhau trên quan điểm sinh thái.Tóm tắt: Báo cáo đề mục nghiên cứu địa hình địa mạo dải ven biển làm cơ sở cho việc sử dụng hợp lý các bãi bồi ven biển cửa sông. Đây là báo cáo trung gian của đầu năm thực hiện. Nhóm tác giả đã đã đưa ra những đánh giá những đánh giá sau: \1. Đánh giá chung: \Dải ven biển (các huyện ven biển) từ Móng Cái đến Kim Sơn có địa hình đa dạng: địa hình núi, đồi, đồng bằng, và tập hợp các bãi bồi ven biển, cửa sông và đáy biển nông ven bờ, Từ điều kiện địa hình như trên tạo cho dải này có đầy đủ khả năng phát triển nền kinh tế toàn diện: công, nông, lâm, ngư nghiệp và giao thông vận tải, du lịch. \- Địa hình núi thấp với hướng vòng cung á kinh tuyến (vòng cung Yên Tử). \Gần song song với bờ biển, thuận lợi cho giao thông từ đông sang tây tạo thành các trục phát triển kinh tế (trục đường 18). Do đặc điểm của hệ thoogns sơn văn ven biển như vậy, các dãy núi thường bị chia cắt bởi hệ thống sông vuông góc với đường bờ và cắt qua các dãy núi tạo thành các cửa ngõ lưu thông giữa bên trong đất liền ra biển (đường 4, dọc theo thung lũng Phố Cũ, Tiền Yên, Ba Chẽ) tạo cho vùng Sơn Đông thông ra biển và thung lũng sông Mip, sông Trời, tạo điều kiện thuận lợi giao lưu giữa vùng sâu trong lục địa của Hà Bắc ra biển.vv... \- Địa hình đồi: \Trong dải ven biển từ Móng Cái đến Kim Sơn, địa hình đồi chỉ phát triển ở địa phận Quảng Ninh, điển hình nhất từ bắc cửa Ông đến Móng Cái. Mặc đù địa hình đồi trong khu vực chiếm diện tích không đáng kể nhưng ở đây lại là nơi có đầy đủ điều kiện tập trung các tụ điểm và vành đai sản xuất, cung cấp thực phẩm, rau quả cho nhu cầu ngày càng tăng của các khu công nghiệp và các đoàn tàu đánh bắt hải sản. \- Địa hình đồng bằng: \Gòm các đồng bằng cao, nhỏ hệp từ Móng Cái, Tiên Yên và đồng bằng thấp từ Hải Phòng đến Kim Sơn. Thế mạnh của các đồng bằng này là cung cấp và sản xuất lương thực. \- Địa hình triều bãi \Là đối tượng chính của đề tài, ở đây thế mạnh là môi trường hải sản nước mặn và nước lợ, đồng thời trồng rừng và mở rộng diện tích và các mục đích khác. \- Địa hình đáy biển nông ven bở \Là nơi có thể khai thác và nuôi trồng hải sản bán tự nhiên (Ngọc trai, Hầu.vv...) đồng thời thuận lợi cho giao thông đường thủy đặc biệt là thành lập các cảng từ Móng cái tới Hải Phòng. \- Địa hình các đảo \Đóng vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng, đặc biệt có thế mạnh tuyệt vời về du lịch. \Qua nội dung nêu trên, nhận thấy rằng: dải ven biển từ Móng Cái tới Kim Sơn về mặt địa hình có đầy đủ điều kiện phát triển một nền kinh tế toàn diện. Nhưng cũng do điều kiện địa hình mà ở đây tồn tại những khó khăn nhất định cho việc khai thác và tổ chức lãnh thổ. Đia hình vùng núi với Gradien và độ dốc địa hình lớn, năng lượng địa hình cao, đất đai vùng đồi và núi dễ bị xói mòn và xâm thực liên quan với dòng động lực đi xuống và ở đồng bằng dễ bị nhiễm mặn, phèn hóa do các dòng động lực nằm ngang. \Nhìn chung, dải ven biển theo tài liệu trắc lượng hình thái, mật độ chia cắt ngang lớn, do đó gây khó khăn cho việc tổ chức lãnh thổ mà trước hết là giao thông. \2. Đánh giá theo ngành: \Theo đặc tính biến động của các quá trình ngoại sinh và đảm bảo phát triển bền vững đối với từng đối tượng đánh giá sẽ phù hợp với từng đơn vị cụ thể. \- Lâm nghiệp \+ Rừng phòng hộ cứng: trên đó chực năng phòng hộ là chính, cần phải được bố trí trên các dạng địa hình sau: 1, 2, 3, 5, 8. \+ Rừng khoanh nuôi, phòng hộ: vừa đóng vai trò phòng hộ vừa có thể khai thác tư bổ. Nên bố trí ở các dạng địa hình 4, 5, 9, 10. \- Nông nghiệp: \+ Lúa nước: ở đây hầu như có thể trồng lúa nước thích hợp cả 1 vụ hoặc 2 vụ, tùy theo bố trí cơ cấu thích hợp trên các dạng địa hình; 15, 18, 19, 20. \+ Cây công nghiệp dài ngày: với mô hình nông lâm kết hợp: có thể bố trí trên các dạng địa hình: 7, 10, 11, 13, 15, 20. \- Hải sản: \+ Nuôi trồng bán tự nhiên: chỉ cần đắp ngăn đê quai và sử dụng lưu thông nước tự nhiên. Thích hợp với dạng địa hình: 22, 23, 24. \+ Nuôi trồng tự nhiên: ở dạng nuôi Trai, Hầu đưới dạng lồng thích hợp với các dạng địa hình: 28, 30, 31. \+ Nuôi trông công nghiệp: đồi hỏi phải cải tạo điểm nuôi, nhưng lưu thông nước nhờ thủy triều thông qua hệ thống kênh máng. Thích hợp với các dạng địa hình: 16, 17, 18. \- Khả năng khai hoang lấn biển: \Tập trung cảu các dạng địa hình bãi triều. \- Du lịch \Trong dải có thể phát triển các loại hình du lịch: \+ Du lịch ở vùng núi với hình thức du lịch sinh thái, du lịch thể thoe trèo núi, thám hiểm. \+ Du lịch ở vùng đồi: ở đây địa hình tương đối đơn điệu, chỉ thích hợp với loại hình dã ngoại văn hóa. \+Du lịch địa hình đồng bằng: thích hợp với loại hình nghỉ dưỡng, tham quan, du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học. \+ Du lịch biển: thích hợp với loại thể thao mặt nước và dưới nước, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng trên các đảo. \Tóm lại, dải ven biển từ Móng Cái đến Kim Sơn rất đa dạng về địa hình, gồm 32 dạng địa hình trong 9 kiểu địa hình. Từ đặc điểm này rõ ràng khu vực nghiên cứu có tiền đề thuận lợi để phát triển một nền kinh tế toàn diện. Thế mạnh của toàn dải là kinh tế biển và hướng mở rộng diện tích là các bĩa bồi còn đang chịu ảnh hưởng của triều. Việc mở rộng diện tích bằng quai đê lấn biển, yêu cầu phải có nghiên cứu tỷ mỉ trong từng dụ án ưu tiên.
    Đánh giá trung bình: 0.0 (0 phiếu)
Kiểu tài liệu Kho hiện tại Ký hiệu phân loại Trạng thái Ngày hết hạn ĐKCB Số lượng đặt mượn
Báo cáo đề tài KHCN Báo cáo đề tài KHCN Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Phòng lưu trữ_P307
Không cho mượn ĐT74-909
Tổng số đặt mượn: 0

Kết quả đề tài: Đạt

Vạch ra những nét lớn về địa hình khu vực, xác định rõ sự phân hóa của các thành tạo địa mạo riêng biệt trong toàn dải, và đánh giá chúng theo quan điểm sinh thái.

Năm bắt đầu thực hiện: 1996

Năm kết thúc thực hiện: 1996

Năm nghiệm thu: 31/12/2012

- Phân tích đặc điểm địa hình theo chỉ tiêu hình thái trắc lượng; - Hệ thống lại cơ sở đá nền và cấu trúc địa chất; - Phân tích đặc điểm địa mạo theo quan điểm nguồn gốc phát sinh; - Đánh giá điều kiện địa hình, địa mạo trên quan điểm nguồn gốc phát sinh; -Đánh giá điều kiện địa hình, địa mạo cho các mục đích sử dụng khác nhau trên quan điểm sinh thái.

Báo cáo đề mục nghiên cứu địa hình địa mạo dải ven biển làm cơ sở cho việc sử dụng hợp lý các bãi bồi ven biển cửa sông. Đây là báo cáo trung gian của đầu năm thực hiện. Nhóm tác giả đã đã đưa ra những đánh giá những đánh giá sau: \1. Đánh giá chung: \Dải ven biển (các huyện ven biển) từ Móng Cái đến Kim Sơn có địa hình đa dạng: địa hình núi, đồi, đồng bằng, và tập hợp các bãi bồi ven biển, cửa sông và đáy biển nông ven bờ, Từ điều kiện địa hình như trên tạo cho dải này có đầy đủ khả năng phát triển nền kinh tế toàn diện: công, nông, lâm, ngư nghiệp và giao thông vận tải, du lịch. \- Địa hình núi thấp với hướng vòng cung á kinh tuyến (vòng cung Yên Tử). \Gần song song với bờ biển, thuận lợi cho giao thông từ đông sang tây tạo thành các trục phát triển kinh tế (trục đường 18). Do đặc điểm của hệ thoogns sơn văn ven biển như vậy, các dãy núi thường bị chia cắt bởi hệ thống sông vuông góc với đường bờ và cắt qua các dãy núi tạo thành các cửa ngõ lưu thông giữa bên trong đất liền ra biển (đường 4, dọc theo thung lũng Phố Cũ, Tiền Yên, Ba Chẽ) tạo cho vùng Sơn Đông thông ra biển và thung lũng sông Mip, sông Trời, tạo điều kiện thuận lợi giao lưu giữa vùng sâu trong lục địa của Hà Bắc ra biển.vv... \- Địa hình đồi: \Trong dải ven biển từ Móng Cái đến Kim Sơn, địa hình đồi chỉ phát triển ở địa phận Quảng Ninh, điển hình nhất từ bắc cửa Ông đến Móng Cái. Mặc đù địa hình đồi trong khu vực chiếm diện tích không đáng kể nhưng ở đây lại là nơi có đầy đủ điều kiện tập trung các tụ điểm và vành đai sản xuất, cung cấp thực phẩm, rau quả cho nhu cầu ngày càng tăng của các khu công nghiệp và các đoàn tàu đánh bắt hải sản. \- Địa hình đồng bằng: \Gòm các đồng bằng cao, nhỏ hệp từ Móng Cái, Tiên Yên và đồng bằng thấp từ Hải Phòng đến Kim Sơn. Thế mạnh của các đồng bằng này là cung cấp và sản xuất lương thực. \- Địa hình triều bãi \Là đối tượng chính của đề tài, ở đây thế mạnh là môi trường hải sản nước mặn và nước lợ, đồng thời trồng rừng và mở rộng diện tích và các mục đích khác. \- Địa hình đáy biển nông ven bở \Là nơi có thể khai thác và nuôi trồng hải sản bán tự nhiên (Ngọc trai, Hầu.vv...) đồng thời thuận lợi cho giao thông đường thủy đặc biệt là thành lập các cảng từ Móng cái tới Hải Phòng. \- Địa hình các đảo \Đóng vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng, đặc biệt có thế mạnh tuyệt vời về du lịch. \Qua nội dung nêu trên, nhận thấy rằng: dải ven biển từ Móng Cái tới Kim Sơn về mặt địa hình có đầy đủ điều kiện phát triển một nền kinh tế toàn diện. Nhưng cũng do điều kiện địa hình mà ở đây tồn tại những khó khăn nhất định cho việc khai thác và tổ chức lãnh thổ. Đia hình vùng núi với Gradien và độ dốc địa hình lớn, năng lượng địa hình cao, đất đai vùng đồi và núi dễ bị xói mòn và xâm thực liên quan với dòng động lực đi xuống và ở đồng bằng dễ bị nhiễm mặn, phèn hóa do các dòng động lực nằm ngang. \Nhìn chung, dải ven biển theo tài liệu trắc lượng hình thái, mật độ chia cắt ngang lớn, do đó gây khó khăn cho việc tổ chức lãnh thổ mà trước hết là giao thông. \2. Đánh giá theo ngành: \Theo đặc tính biến động của các quá trình ngoại sinh và đảm bảo phát triển bền vững đối với từng đối tượng đánh giá sẽ phù hợp với từng đơn vị cụ thể. \- Lâm nghiệp \+ Rừng phòng hộ cứng: trên đó chực năng phòng hộ là chính, cần phải được bố trí trên các dạng địa hình sau: 1, 2, 3, 5, 8. \+ Rừng khoanh nuôi, phòng hộ: vừa đóng vai trò phòng hộ vừa có thể khai thác tư bổ. Nên bố trí ở các dạng địa hình 4, 5, 9, 10. \- Nông nghiệp: \+ Lúa nước: ở đây hầu như có thể trồng lúa nước thích hợp cả 1 vụ hoặc 2 vụ, tùy theo bố trí cơ cấu thích hợp trên các dạng địa hình; 15, 18, 19, 20. \+ Cây công nghiệp dài ngày: với mô hình nông lâm kết hợp: có thể bố trí trên các dạng địa hình: 7, 10, 11, 13, 15, 20. \- Hải sản: \+ Nuôi trồng bán tự nhiên: chỉ cần đắp ngăn đê quai và sử dụng lưu thông nước tự nhiên. Thích hợp với dạng địa hình: 22, 23, 24. \+ Nuôi trồng tự nhiên: ở dạng nuôi Trai, Hầu đưới dạng lồng thích hợp với các dạng địa hình: 28, 30, 31. \+ Nuôi trông công nghiệp: đồi hỏi phải cải tạo điểm nuôi, nhưng lưu thông nước nhờ thủy triều thông qua hệ thống kênh máng. Thích hợp với các dạng địa hình: 16, 17, 18. \- Khả năng khai hoang lấn biển: \Tập trung cảu các dạng địa hình bãi triều. \- Du lịch \Trong dải có thể phát triển các loại hình du lịch: \+ Du lịch ở vùng núi với hình thức du lịch sinh thái, du lịch thể thoe trèo núi, thám hiểm. \+ Du lịch ở vùng đồi: ở đây địa hình tương đối đơn điệu, chỉ thích hợp với loại hình dã ngoại văn hóa. \+Du lịch địa hình đồng bằng: thích hợp với loại hình nghỉ dưỡng, tham quan, du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học. \+ Du lịch biển: thích hợp với loại thể thao mặt nước và dưới nước, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng trên các đảo. \Tóm lại, dải ven biển từ Móng Cái đến Kim Sơn rất đa dạng về địa hình, gồm 32 dạng địa hình trong 9 kiểu địa hình. Từ đặc điểm này rõ ràng khu vực nghiên cứu có tiền đề thuận lợi để phát triển một nền kinh tế toàn diện. Thế mạnh của toàn dải là kinh tế biển và hướng mở rộng diện tích là các bĩa bồi còn đang chịu ảnh hưởng của triều. Việc mở rộng diện tích bằng quai đê lấn biển, yêu cầu phải có nghiên cứu tỷ mỉ trong từng dụ án ưu tiên.

Từ Móng Cái đến Kim Sơn

Đề tài độc lập

Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.

Đăng nhập để gửi bình luận.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Địa chỉ: Nhà A11- Số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 043.756 4344 - Fax: 043.756.4344
Email: vanthu@isi.vast.vn