GIỜ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng: 8:30 - 11:30
- Chiều: 13:30 - 16:30
Thứ 7, CN thư viện nghỉ
Hiển thị đơn giản Hiển thị MARC Hiển thị ISBD

Nghiên cứu động lực bờ biển và địa chất công trình đảo, đề xuất giải pháp kỹ thuật cho việc chống xói lở bờ biển đảm bảo ổn định và an toàn các công trình một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. TS.02

Tác giả: PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư [Chủ nhiệm]; Đặng Minh Hải; Lê Văn Công; Ngô Lê Long; Nguyễn Bá Quỳ; Nguyễn Quang Thành; Nguyễn Thế Thôn.
Kiểu tài liệu: materialTypeLabelSáchXuất bản: 1995Mô tả vật lý: 275tr.Chủ đề: Điều tra cơ bản | Biển Đông | chống xói lở bờ biển | Địa chất | địa chất công trình đảo | Địa lý | động lực bờ biển | TS.02 | Trường SaTóm tắt: Thu thập, hệ thống hoá và xử lý toàn bộ các tài liệu đã có về địa hình, địa mạo, các tài liệu về khí tượng hải văn, địa chất công trình của 4 đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đã triển khai 5 chuyến thực địa dài ngày điều tra khảo sát trên 4 đảo lựa chọn với khối lượng công việc khá nhiều.Tóm tắt: Trong 03 năm triển khai điều tra khảo sát nghiên cứu trên 4 đảo lựa chọn, đề tài đã xây dựng được bộ tư liệu về các yếu tố thuỷ thạch động lực, biến dạng bờ bãi, địa chất công trình đảo. Đã xây dựng được một seri bản đồ chuyên đề phục vụ cho việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng các công trình trên đảo. Một số kết quả nghiên cứu của đề tài đã được công bình Hải quân, Ban chỉ huy các đảo sử dụng và mang lại hiệu quả thiết thực. \Các tác giả cũng đưa ra một số kết luận, cảnh báo tình trạng hiện tại cho các đảo: \1. Đảo Trường Sa lớn, Nam Yết, Sơn Ca và Song Tử Tây nằm ở giữa biển khơi đang nằm trong tình trạng xói lở mạnh, hệ thống kè chống xói lở bị hư hỏng nhiều, nếu không có biện pháp chống xói lở kịp thời thị mọi hoạt động trên đảo và các công trình phòng thủ sẽ bị đe doạ. \2. Nguyên nhân xói lở các đảo Trường Sa, Nam Yết, Sơn Ca chủ yếu do tác động của các yếu tố ngoại sinh: sóng, giố mùa, đặc biệt là gió mùa Đông Bắc và bão trên nền đất yếu dưới tác động của con người. \3. Cấu tạo các đảo trên chủ yếu là san hô. Ở đới bờ của đảo Trường Sa, Nam Yết, Sơn Ca trầm tích tầng mặt là lớp cát pha rời, tơi xốp có cấp hạt không đồng nhất, độ bền yếu, độ thầm nước lớn, lực liên kết yếu rất dễ bị xói lở, rửa trôi. Theo chiều sâu các lớp đất có độ bền yếu, độ biến dạng cao, tải trọng tự nhiên giảm đột ngột khi bị ngập nước rất bất lợi cho việc xây dựng các công trình có tải trọng lớn ở bên trên. Ở độ sâu 0,4 - 1,2m tuỳ theo các đảo có lớp san hô kết tinh khá rắn chắc với độ bền tương đối phù hợp cho việc thiết kế xây dựng các công trình phòng chống ở bên trên. \4. Bờ biển các đảo trên bị xỏi lở mạnh chủ yếu vào mùa gió mùa Đông Bắc thịnh hành và bão đổ bộ vào đảo trùng với thời gian triều cường. \5. Biện pháp chống xói lở các đảo trên cần được tiến hành thiết kế xây dựng công trình bảo vệ bãi và bảo vệ bờ. \Cũng theo các tác giả thì : để có cơ sở khoa học bảo vệ tối ưu các đảo trên cần tiếp tục điều tra nghiên cứu tổng hợp. Các yếu tố về thuỷ thạch động lực, địa động lực hiện đại, mức độ ổn định của công trình cần được khảo sát thường xuyên và theo dõi định kỳ. Các mốc trắc địa đã được xây dựng cần đo đạc nhiều lần để đánh giá chính xác mức độ sụt lún của đảo và các công trình trên đảo. Các kết quả nghiên cứu này sẽ là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo cho các đảo ở phía Nam quần đảo, nhất là các đảo chìm./.
    Đánh giá trung bình: 0.0 (0 phiếu)
Kiểu tài liệu Kho hiện tại Ký hiệu phân loại Trạng thái Ngày hết hạn ĐKCB Số lượng đặt mượn
Báo cáo đề tài KHCN Báo cáo đề tài KHCN Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Phòng lưu trữ_P307
Không cho mượn ĐT72-900
Tổng số đặt mượn: 0

Kết quả đề tài: Đạt

Điều tra đánh giá hiện trạng xói lở bờ biển một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Xác định cường độ và xu thế biến động các yếu tố động lực chủ yếu. Xác định các chỉ tiêu cơ lý đất đá một số đoạn bờ xung yếu và đặc điểm địa chất công trình nền móng các đảo lựa chọn. Đề xuất cơ sở khoa học cho các giải pháp chống xói lở bờ biển, đảm bảo ổn định và an toàn các công trình trên 4 đảo lựa chọn.

Năm bắt đầu thực hiện: 1993

Năm kết thúc thực hiện: 1995

Năm nghiệm thu: 01/12/1995

Thu thập, hệ thống hoá và xử lý toàn bộ các tài liệu đã có về địa hình, địa mạo, các tài liệu về khí tượng hải văn, địa chất công trình của 4 đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đã triển khai 5 chuyến thực địa dài ngày điều tra khảo sát trên 4 đảo lựa chọn với khối lượng công việc khá nhiều.

Trong 03 năm triển khai điều tra khảo sát nghiên cứu trên 4 đảo lựa chọn, đề tài đã xây dựng được bộ tư liệu về các yếu tố thuỷ thạch động lực, biến dạng bờ bãi, địa chất công trình đảo. Đã xây dựng được một seri bản đồ chuyên đề phục vụ cho việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng các công trình trên đảo. Một số kết quả nghiên cứu của đề tài đã được công bình Hải quân, Ban chỉ huy các đảo sử dụng và mang lại hiệu quả thiết thực. \Các tác giả cũng đưa ra một số kết luận, cảnh báo tình trạng hiện tại cho các đảo: \1. Đảo Trường Sa lớn, Nam Yết, Sơn Ca và Song Tử Tây nằm ở giữa biển khơi đang nằm trong tình trạng xói lở mạnh, hệ thống kè chống xói lở bị hư hỏng nhiều, nếu không có biện pháp chống xói lở kịp thời thị mọi hoạt động trên đảo và các công trình phòng thủ sẽ bị đe doạ. \2. Nguyên nhân xói lở các đảo Trường Sa, Nam Yết, Sơn Ca chủ yếu do tác động của các yếu tố ngoại sinh: sóng, giố mùa, đặc biệt là gió mùa Đông Bắc và bão trên nền đất yếu dưới tác động của con người. \3. Cấu tạo các đảo trên chủ yếu là san hô. Ở đới bờ của đảo Trường Sa, Nam Yết, Sơn Ca trầm tích tầng mặt là lớp cát pha rời, tơi xốp có cấp hạt không đồng nhất, độ bền yếu, độ thầm nước lớn, lực liên kết yếu rất dễ bị xói lở, rửa trôi. Theo chiều sâu các lớp đất có độ bền yếu, độ biến dạng cao, tải trọng tự nhiên giảm đột ngột khi bị ngập nước rất bất lợi cho việc xây dựng các công trình có tải trọng lớn ở bên trên. Ở độ sâu 0,4 - 1,2m tuỳ theo các đảo có lớp san hô kết tinh khá rắn chắc với độ bền tương đối phù hợp cho việc thiết kế xây dựng các công trình phòng chống ở bên trên. \4. Bờ biển các đảo trên bị xỏi lở mạnh chủ yếu vào mùa gió mùa Đông Bắc thịnh hành và bão đổ bộ vào đảo trùng với thời gian triều cường. \5. Biện pháp chống xói lở các đảo trên cần được tiến hành thiết kế xây dựng công trình bảo vệ bãi và bảo vệ bờ. \Cũng theo các tác giả thì : để có cơ sở khoa học bảo vệ tối ưu các đảo trên cần tiếp tục điều tra nghiên cứu tổng hợp. Các yếu tố về thuỷ thạch động lực, địa động lực hiện đại, mức độ ổn định của công trình cần được khảo sát thường xuyên và theo dõi định kỳ. Các mốc trắc địa đã được xây dựng cần đo đạc nhiều lần để đánh giá chính xác mức độ sụt lún của đảo và các công trình trên đảo. Các kết quả nghiên cứu này sẽ là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo cho các đảo ở phía Nam quần đảo, nhất là các đảo chìm./.

Quần đảo Trường Sa

Biển Đông - Trường Sa

Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.

Đăng nhập để gửi bình luận.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Địa chỉ: Nhà A11- Số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 043.756 4344 - Fax: 043.756.4344
Email: vanthu@isi.vast.vn