GIỜ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng: 8:30 - 11:30
- Chiều: 13:30 - 16:30
Thứ 7, CN thư viện nghỉ
Hiển thị đơn giản Hiển thị MARC Hiển thị ISBD

Tăng cường năng lực của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nước – Giai đoạn 2

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo; Chu Trí Thắng; Nguyễn Đình Công; Nguyễn Hoài Châu; Nguyễn Khoa Sơn; Nguyễn Thế Đồng.
Kiểu tài liệu: materialTypeLabelSáchXuất bản: 2013Mô tả vật lý: 453tr. CDROM.Chủ đề: bảo vệ môi trường | môi trường nước | năng lực KHCNTóm tắt: Thành lập và đưa vào hoạt động của hệ thống quản lý tổng hợp (mạng tích hợp) kết nối Viện KHCNVN/Viện CNMT và các trung tâm CNMT tại thành phố HCM và ĐN. Nâng cao trình độ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực quan trắc, đánh giá, ứng phó với các vấn đề môi trường nước của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam / Viện Công nghệ môi trường và các chi nhánh thông qua hoạt động hiệu quả của hệ thống quản lý tổng hợp (mạng tích hợp). Nâng cao năng lực thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực tiễn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nước của Viện KHCNVN (Viện CNMT).Tóm tắt: Với thời gian 4,5 năm thực hiện, Dự án- Giai đoạn 2 đã góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ Viện CNMT, Viện KHCNVN, các cơ quan liên quan như Bộ TNMT, Sở TNMT trong cả nước không những về tiềm năng, cơ sở vật chất, trang thiết bị khoa học đồng bộ, hiện đại thuộc lĩnh vực quan trắc, đánh giá, kiểm soát chất lượng môi trường nước, mà còn tăng cường tình hữu nghị của nhân dân hai nước, tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ và hiểu biết lẫn nhau của các nhà khoa học Việt Nam và Nhật Bản. Đây là một dự án có qui mô rộng lớn, thời gian thực hiện dài, kết quả đầu tư chiều sâu hiệu quả rõ rệt đã hỗ trợ cho Viện CNMT, Viện KHCNVN trở thành một trong các Viện chuyên ngành đứng đầu cả nước. \- Đã xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống quản lý tổng hợp (mạng tích hợp) kết nối Viện CNMT và Trung tâm Công nghệ Môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng với đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ và đội ngũ các bộ khoa học trẻ, đầy đủ nhiệt tình, năng lực là một trong những thành công lớn của Dự án- Giai đoạn 2. \- Dự án- Giai đoạn 1 và 2 đã trang bị một số lượng lớn trang thiết bị, cung cấp nguồn nhân lực cho Viện KHCNVN (Viện CNMT) trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và xử lí nước thải. \- Thông qua các khóa đào tạo trong và ngoài nước đã tăng cường nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ, năng lực giao tiếp…cho cán bộ của Viện CNMT. Có khoảng 60 cán bộ của Viện được đào tạo về quản lý một cách trực tiếp và gián tiếp trong quá trình thực hiện dự án, trong đó có 1 TS, 4 Thạc sĩ và 40 cán bộ được đi đào tạo ngắn hạn từ 2-4 tháng tại Nhật Bản, có 02 đợt khi tham quan khảo sát tại các nước Hàn Quốc và Lào. \- Đã thực hiện 45 đề tài nghiên cứu khoa học hàng năm về Công nghệ xử lý môi trường, Quan trắc và phân tích môi trường, quản lý và các giải pháp về quản lý môi trường bằng kinh phí vốn đối ứng của phía Việt nam. \- Thông qua các kết quả thực hiện các nhiệm vụ trên, Dự án đã hỗ trợ 04 phòng thí nghiệm xây dựng Phòng thử nghiệm tiệu chuẩn nhà nước. Kết quả là có 03/04 phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn chứng chỉ VILAS/ISO 17025 với 57 chỉ tiêu về thủ tục hành chính và 67 qui trình vận hành SOP kèm theo là một thành công lớn của dự án trong giai đoạn 2. \- Đã hoàn thiện việc biên soạn 3 cuốn sổ tay: \1- Sổ tay quan trắc dùng cho quan trắc chất lượng nước, 201trang; \2- Sổ tay công nghệ xử lý nước thải công nghiệp, 450 trang. \3-Hướng dẫn quản lý nước thải công nghiệp, 67 trang. \Sau khi dự án kết thúc, Viện KHCNVN (Viện CNMT) tiếp nhận khối tài sản này nên tiếp tục phát huy các kinh nghiệm về quản lý mà dự án thực hiện, cần phải có một chính sách quản lý, sử dụng hợp lý, thích hợp, tập trung để trở thành một khối tài sản đồng bộ, đủ mạnh để giải quyết được các vấn đề môi trường trọng tâm của đất nước. \- Các trang thiết bị được tài trợ rất hiện đại nên yêu cầu người sử dụng phải có trình độ kỹ thuật cao, diện tích lắp đặt, điện nước, bảo hành, bảo trì, phụ kiện thay thế giá thành rất cao. Chính vì vậy, Viện KHCNVN (Viện CNMT) nên có cơ chế hỗ trợ để các đơn vị có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình với điều kiện thực tế hiện tại của Việt Nam, khi mà các chi phí từ đề tài, dự án, hợp đồng đều không đủ để bảo đảm cho tất cả các thiết bị dự án có thể hoạt động đồng đều, nhất là kinh phí bảo dưỡng, bảo hành và thay thế các phụ kiện đắt tiền.
    Đánh giá trung bình: 0.0 (0 phiếu)
Kiểu tài liệu Kho hiện tại Ký hiệu phân loại Trạng thái Ngày hết hạn ĐKCB Số lượng đặt mượn
Báo cáo đề tài KHCN Báo cáo đề tài KHCN Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Phòng lưu trữ_P307
Không cho mượn ĐT308-2173
Tổng số đặt mượn: 0

Kết quả đề tài: Xuất sắc

Thành lập và đưa vào hoạt động hệ thống mạng tích hợp kết nối Viện KH&CNVN (Viện CNMT) và các chi nhánh nhằm tăng cường khả năng điều phối, ứng phó với các vấn đề môi trường quốc gia. Nâng cao trình độ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực quan trắc, đánh giá, ứng phó với các vấn đề môi trường nước của Viện KH&CNVN (Viện CNMT) và các chi nhánh thông qua sự hoạt động hiệu quả của hệ thống mạng tích hợp. Nâng cao năng lực thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực tiễn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nước của Viện KHCNVN (Viện CNMT).

Năm bắt đầu thực hiện: 2008

Năm kết thúc thực hiện: 2011

Năm nghiệm thu: 19/01/2013

Thành lập và đưa vào hoạt động của hệ thống quản lý tổng hợp (mạng tích hợp) kết nối Viện KHCNVN/Viện CNMT và các trung tâm CNMT tại thành phố HCM và ĐN. Nâng cao trình độ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực quan trắc, đánh giá, ứng phó với các vấn đề môi trường nước của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam / Viện Công nghệ môi trường và các chi nhánh thông qua hoạt động hiệu quả của hệ thống quản lý tổng hợp (mạng tích hợp). Nâng cao năng lực thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực tiễn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nước của Viện KHCNVN (Viện CNMT).

Với thời gian 4,5 năm thực hiện, Dự án- Giai đoạn 2 đã góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ Viện CNMT, Viện KHCNVN, các cơ quan liên quan như Bộ TNMT, Sở TNMT trong cả nước không những về tiềm năng, cơ sở vật chất, trang thiết bị khoa học đồng bộ, hiện đại thuộc lĩnh vực quan trắc, đánh giá, kiểm soát chất lượng môi trường nước, mà còn tăng cường tình hữu nghị của nhân dân hai nước, tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ và hiểu biết lẫn nhau của các nhà khoa học Việt Nam và Nhật Bản. Đây là một dự án có qui mô rộng lớn, thời gian thực hiện dài, kết quả đầu tư chiều sâu hiệu quả rõ rệt đã hỗ trợ cho Viện CNMT, Viện KHCNVN trở thành một trong các Viện chuyên ngành đứng đầu cả nước. \- Đã xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống quản lý tổng hợp (mạng tích hợp) kết nối Viện CNMT và Trung tâm Công nghệ Môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng với đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ và đội ngũ các bộ khoa học trẻ, đầy đủ nhiệt tình, năng lực là một trong những thành công lớn của Dự án- Giai đoạn 2. \- Dự án- Giai đoạn 1 và 2 đã trang bị một số lượng lớn trang thiết bị, cung cấp nguồn nhân lực cho Viện KHCNVN (Viện CNMT) trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và xử lí nước thải. \- Thông qua các khóa đào tạo trong và ngoài nước đã tăng cường nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ, năng lực giao tiếp…cho cán bộ của Viện CNMT. Có khoảng 60 cán bộ của Viện được đào tạo về quản lý một cách trực tiếp và gián tiếp trong quá trình thực hiện dự án, trong đó có 1 TS, 4 Thạc sĩ và 40 cán bộ được đi đào tạo ngắn hạn từ 2-4 tháng tại Nhật Bản, có 02 đợt khi tham quan khảo sát tại các nước Hàn Quốc và Lào. \- Đã thực hiện 45 đề tài nghiên cứu khoa học hàng năm về Công nghệ xử lý môi trường, Quan trắc và phân tích môi trường, quản lý và các giải pháp về quản lý môi trường bằng kinh phí vốn đối ứng của phía Việt nam. \- Thông qua các kết quả thực hiện các nhiệm vụ trên, Dự án đã hỗ trợ 04 phòng thí nghiệm xây dựng Phòng thử nghiệm tiệu chuẩn nhà nước. Kết quả là có 03/04 phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn chứng chỉ VILAS/ISO 17025 với 57 chỉ tiêu về thủ tục hành chính và 67 qui trình vận hành SOP kèm theo là một thành công lớn của dự án trong giai đoạn 2. \- Đã hoàn thiện việc biên soạn 3 cuốn sổ tay: \1- Sổ tay quan trắc dùng cho quan trắc chất lượng nước, 201trang; \2- Sổ tay công nghệ xử lý nước thải công nghiệp, 450 trang. \3-Hướng dẫn quản lý nước thải công nghiệp, 67 trang. \Sau khi dự án kết thúc, Viện KHCNVN (Viện CNMT) tiếp nhận khối tài sản này nên tiếp tục phát huy các kinh nghiệm về quản lý mà dự án thực hiện, cần phải có một chính sách quản lý, sử dụng hợp lý, thích hợp, tập trung để trở thành một khối tài sản đồng bộ, đủ mạnh để giải quyết được các vấn đề môi trường trọng tâm của đất nước. \- Các trang thiết bị được tài trợ rất hiện đại nên yêu cầu người sử dụng phải có trình độ kỹ thuật cao, diện tích lắp đặt, điện nước, bảo hành, bảo trì, phụ kiện thay thế giá thành rất cao. Chính vì vậy, Viện KHCNVN (Viện CNMT) nên có cơ chế hỗ trợ để các đơn vị có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình với điều kiện thực tế hiện tại của Việt Nam, khi mà các chi phí từ đề tài, dự án, hợp đồng đều không đủ để bảo đảm cho tất cả các thiết bị dự án có thể hoạt động đồng đều, nhất là kinh phí bảo dưỡng, bảo hành và thay thế các phụ kiện đắt tiền.

Dự án ODA không hoàn lại về hợp tác kỹ thuật của JICA- Nhật Bản

Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.

Đăng nhập để gửi bình luận.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Địa chỉ: Nhà A11- Số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 043.756 4344 - Fax: 043.756.4344
Email: vanthu@isi.vast.vn