Khảo nghiệm vùng sinh thái phát triển cỏ ngọt (Stevia rebaudiana) ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam
Tác giả: GS.TS. Nguyễn Tiến Bân [Chủ nhiệm đề tài]; Đặng Thị An; Hoàng Chung; Ma Văn Hách; Nguyễn Khắc Khôi; Nguyễn T. Phương Thảo; Trần Đình Đại.
Kiểu tài liệu: SáchXuất bản: 1995Mô tả vật lý: 15tr.Chủ đề: NC & TK kỹ thuật và công nghệ mới | cỏ ngọt | kỹ thuật trồng cỏ ngọt | Khảo nghiệm | ngưỡng tối ưu của tổ hợp phân bón | Stevia rebaudianaTóm tắt: Đề tài đã tiến hành khảo sát vùng trồng tại nhiều điểm thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, là Bắc Thái, Cao Bằng, Yên Bái, Sơn La bao gồm nội dung sau: - Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng trọt, tìm hiểu nguyên nhân Cỏ ngọt bị chết hàng loạt sau mỗi lứa cắt; - Ảnh hưởng của N-P-K đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất Cỏ ngọt; ngưỡng tối ưu của tổ hợp phân bón; - Tìm hểu hàm lượng đường trong lá Cỏ ngọt, biến động của nó trong mối quan hệ với phân bón và vùng trồng.Tóm tắt: Ở nước ta cây Cỏ ngọt được đưa vào từ năm 1988. Sau một thời gian nhân giống, trồng thử ở các cơ quan nghiên cứu cho thấy nó có thể phát triển tốt ở một số nơi, như ngoại thành Hà Nội, Hà Tây, Đắc lắc, Lâm Đồng... Tuy vậy, cho đến nay chưa có kết luận cụ thể vùng sinh thái nào ở Việt Nam thích hợp nhất cho sự phát triển cây Cỏ ngọt. Ngoài ra, hàm lượng stevioside trong lá còn tương đối thấp; cũng chưa có quy trình công nghệ chế biến hoàn thiện. Việc nhân giống (chỉ bằng biện pháp giâm cành) còn rất hạn chế, vừa không đáp ứng nhu cầu phát triển lớn, giá cây giống lại rất cao (khoảng 15.000.000đ tiền giống cho 1 ha). Vì vậy, việc nghiên cứu công nghệ chế biến và cơ sở khoa học cho các giả phá phát triển cây Cỏ ngọt ở nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu là hết sức cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu trên, nhóm tác giả đã tiến hành đề tài và đưa ra các kết luận sau: \- Việc chọn 4 tỉnh thuộc 2 vùng sinh thái tương đối khác nhau cả về đất đai và khí hậu: ở Tây Bắc (Sơn La, Yên Bái) là vùng có gió nóng (gió Lào) vào mùa hè, có sương muối vào mùa đông; trong khi đó khu Việt Bắc (Cao Bằng, Bắc Thái) lại là vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, có những đợt rét đậm kéo dài; những yếu tố sinh thái này chắc chắn có ảnh hưởng khác nhau đến biện pháp bảo quản giống qua mùa đông. Kết quả khảo ngiệm ở các tỉnh này rất có thể sẽ cung cấp những tư liệu chung cho các tỉnh vùng núi khác ở miền Bắc Việt Nam. Sao một số năm khảo ngiệm, tuy chưa đủ căn cứ để rút ra các kết luận một cách chính thức, xin nêu một số nhận xét sau đây: \- Qua phân tích kết quả khảo nghiệm ở 4 tỉnh, chúng tôi thấy Cỏ ngọt có thể thích hợp được với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của miền núi. Cây trồng đúng kỹ thuật đều sống qua đông (khô hạn, giá lạnh, thậm chí cả trong trường hợp bị xương muối) để năm sau nẩy chồi và cho thu hoạch tiếp. Tuy nhiên, việc chọn đất trồng trong năm đầu tiên giữ vị trí rất quan trọng: đất đồi cứng, bị dí chặt sau mưa, khiến bộ rễ kém phất triển, cây chết nhiều trong mùa khô nóng; đất phù sa pha nhiều cát hay bị dí chặt sau mưa, gây chết Cỏ ngọt trong mùa mưa. Đất đồi trong mùa mưa. Đất đồi nghèo dinh dưỡng, chẳng những cho năng suất thấp, mà còn làm cho chu kỳ sinh trưởng của Cỏ ngọt bị rút ngắn lại rất đáng kể, cây bị tàn lụi rất sớm. Nói chung, nên trồng Cỏ ngọt trên các loại đất thịt, hơi pha cát, khi trồng nên tạo thêm độ xốp cho đất bằng cách bón lót phân chuồng. Mật độ trồng nên là 30 x 30 cm (10 - 12 cây/m2), trồng trên luống cao, tránh bị úng ngập. \- Mùa vụ trồng ở miền Bắc (nhất là vùng Đông bắc) nên tranh thủ trồng sớm vào đầu mùa xuân (thậm chí nếu điều kiện cho phép có thể trồng vào cuối mùa xuân (thậm chí nếu điều kiện cho phép có thể trồng vào cuối mùa đông năm trước). Vì vậy phải có kế hoạch trước để kịp chuẩn bị cây giống. Sau khi trồng 20 ngày nên bấm ngọn để cây ra nhiều cành. \- Cỏ ngọt chết nhiều trong quá trình thu hoạch có liên quan đến tuổi cây và mật độ trồng. Vì vậy, việc thu hoạch lứa đầu nên cắt sớm, khi cây vừa chớm ra nụ, chọn ngày không nắng nóng để thu hoạch; khi cắt nhớ chừa lại phần thân bánh tẻ và không cắt quá sâu, các lứa sau cắt cao dần lên. Độ dài cành cắt là nguyên nhân gây chết khá rõ: cắt càng sâu, cây chết càng nhiều. Sau mỗi lứa cắt nên bón (tưới) phân N-P-K để cây nhanh phục hồi. Mật dộ trồng quá dày (trên 15 cây/m2), cây mọc cao vống và ít chồi thấp, để bị đổ bật gốc, khi thu hái phải cắt dài, cây dễ chết. \- Theo dõi sự ra hoa, tạo hạt ở các điểm thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy Cỏ ngọt trồng ở Cao Bằng cho hạt có tỷ lệ nẩy mầm cao hơn ở các tỉnh khác. Tuy nhiên, việc chăm sóc cây non mọc từ hạt còn gặp nhiều khó khăn, vì ở thời kỳ 30 - 45 ngày tuổi thường trùng vào dịp rét đậm, cây giống bị chết hàng loạt. \- Nhóm nghiên cứu hóa học của đề tài đã xây dựng phương pháp phân tích nhanh, đánh giá chất lượng nguyên liệu. Bước đầu nghiên cứu được quy trình công nghệ tinh chế stevioside ở dạng tinh thể (quy mô phòng thí nghiệm).Kiểu tài liệu | Kho hiện tại | Ký hiệu phân loại | Trạng thái | Ngày hết hạn | ĐKCB | Số lượng đặt mượn |
---|---|---|---|---|---|---|
Báo cáo đề tài KHCN |
Trung tâm Thông tin - Tư liệu
Trung tâm Thông tin - Tư liệu |
Không cho mượn | ĐT30-295 |
Kết quả đề tài: Đạt
- Khảo nghiệm vùng trồng tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Nghiên cứu kỹ thuật trồng trọt (xác định mùa vụ, mật độ, phân bón, chế độ chăm sóc...) ở các vùng sinh thái khác nhau. - Nghiên cứu khả năng nảy mần của hạt, tìm vùng sinh thái thích hợp cho hạt có khả năng nẩy mần cao; chuẩn bị cây giống từ hạt để vụ sau so sánh đối chiều với cây trồng từ hom. - Xây dựng phương pháp phân tích, đánh giá chất lượng nguyên liệu. Nghiên cứu quy trình công nghệ tinh chế stevioside ở dạng tinh thể.
Năm bắt đầu thực hiện: 1994
Năm kết thúc thực hiện: 1995
Năm nghiệm thu: 31/12/1995
Đề tài đã tiến hành khảo sát vùng trồng tại nhiều điểm thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, là Bắc Thái, Cao Bằng, Yên Bái, Sơn La bao gồm nội dung sau: - Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng trọt, tìm hiểu nguyên nhân Cỏ ngọt bị chết hàng loạt sau mỗi lứa cắt; - Ảnh hưởng của N-P-K đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất Cỏ ngọt; ngưỡng tối ưu của tổ hợp phân bón; - Tìm hểu hàm lượng đường trong lá Cỏ ngọt, biến động của nó trong mối quan hệ với phân bón và vùng trồng.
Ở nước ta cây Cỏ ngọt được đưa vào từ năm 1988. Sau một thời gian nhân giống, trồng thử ở các cơ quan nghiên cứu cho thấy nó có thể phát triển tốt ở một số nơi, như ngoại thành Hà Nội, Hà Tây, Đắc lắc, Lâm Đồng... Tuy vậy, cho đến nay chưa có kết luận cụ thể vùng sinh thái nào ở Việt Nam thích hợp nhất cho sự phát triển cây Cỏ ngọt. Ngoài ra, hàm lượng stevioside trong lá còn tương đối thấp; cũng chưa có quy trình công nghệ chế biến hoàn thiện. Việc nhân giống (chỉ bằng biện pháp giâm cành) còn rất hạn chế, vừa không đáp ứng nhu cầu phát triển lớn, giá cây giống lại rất cao (khoảng 15.000.000đ tiền giống cho 1 ha). Vì vậy, việc nghiên cứu công nghệ chế biến và cơ sở khoa học cho các giả phá phát triển cây Cỏ ngọt ở nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu là hết sức cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu trên, nhóm tác giả đã tiến hành đề tài và đưa ra các kết luận sau: \- Việc chọn 4 tỉnh thuộc 2 vùng sinh thái tương đối khác nhau cả về đất đai và khí hậu: ở Tây Bắc (Sơn La, Yên Bái) là vùng có gió nóng (gió Lào) vào mùa hè, có sương muối vào mùa đông; trong khi đó khu Việt Bắc (Cao Bằng, Bắc Thái) lại là vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, có những đợt rét đậm kéo dài; những yếu tố sinh thái này chắc chắn có ảnh hưởng khác nhau đến biện pháp bảo quản giống qua mùa đông. Kết quả khảo ngiệm ở các tỉnh này rất có thể sẽ cung cấp những tư liệu chung cho các tỉnh vùng núi khác ở miền Bắc Việt Nam. Sao một số năm khảo ngiệm, tuy chưa đủ căn cứ để rút ra các kết luận một cách chính thức, xin nêu một số nhận xét sau đây: \- Qua phân tích kết quả khảo nghiệm ở 4 tỉnh, chúng tôi thấy Cỏ ngọt có thể thích hợp được với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của miền núi. Cây trồng đúng kỹ thuật đều sống qua đông (khô hạn, giá lạnh, thậm chí cả trong trường hợp bị xương muối) để năm sau nẩy chồi và cho thu hoạch tiếp. Tuy nhiên, việc chọn đất trồng trong năm đầu tiên giữ vị trí rất quan trọng: đất đồi cứng, bị dí chặt sau mưa, khiến bộ rễ kém phất triển, cây chết nhiều trong mùa khô nóng; đất phù sa pha nhiều cát hay bị dí chặt sau mưa, gây chết Cỏ ngọt trong mùa mưa. Đất đồi trong mùa mưa. Đất đồi nghèo dinh dưỡng, chẳng những cho năng suất thấp, mà còn làm cho chu kỳ sinh trưởng của Cỏ ngọt bị rút ngắn lại rất đáng kể, cây bị tàn lụi rất sớm. Nói chung, nên trồng Cỏ ngọt trên các loại đất thịt, hơi pha cát, khi trồng nên tạo thêm độ xốp cho đất bằng cách bón lót phân chuồng. Mật độ trồng nên là 30 x 30 cm (10 - 12 cây/m2), trồng trên luống cao, tránh bị úng ngập. \- Mùa vụ trồng ở miền Bắc (nhất là vùng Đông bắc) nên tranh thủ trồng sớm vào đầu mùa xuân (thậm chí nếu điều kiện cho phép có thể trồng vào cuối mùa xuân (thậm chí nếu điều kiện cho phép có thể trồng vào cuối mùa đông năm trước). Vì vậy phải có kế hoạch trước để kịp chuẩn bị cây giống. Sau khi trồng 20 ngày nên bấm ngọn để cây ra nhiều cành. \- Cỏ ngọt chết nhiều trong quá trình thu hoạch có liên quan đến tuổi cây và mật độ trồng. Vì vậy, việc thu hoạch lứa đầu nên cắt sớm, khi cây vừa chớm ra nụ, chọn ngày không nắng nóng để thu hoạch; khi cắt nhớ chừa lại phần thân bánh tẻ và không cắt quá sâu, các lứa sau cắt cao dần lên. Độ dài cành cắt là nguyên nhân gây chết khá rõ: cắt càng sâu, cây chết càng nhiều. Sau mỗi lứa cắt nên bón (tưới) phân N-P-K để cây nhanh phục hồi. Mật dộ trồng quá dày (trên 15 cây/m2), cây mọc cao vống và ít chồi thấp, để bị đổ bật gốc, khi thu hái phải cắt dài, cây dễ chết. \- Theo dõi sự ra hoa, tạo hạt ở các điểm thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy Cỏ ngọt trồng ở Cao Bằng cho hạt có tỷ lệ nẩy mầm cao hơn ở các tỉnh khác. Tuy nhiên, việc chăm sóc cây non mọc từ hạt còn gặp nhiều khó khăn, vì ở thời kỳ 30 - 45 ngày tuổi thường trùng vào dịp rét đậm, cây giống bị chết hàng loạt. \- Nhóm nghiên cứu hóa học của đề tài đã xây dựng phương pháp phân tích nhanh, đánh giá chất lượng nguyên liệu. Bước đầu nghiên cứu được quy trình công nghệ tinh chế stevioside ở dạng tinh thể (quy mô phòng thí nghiệm).
Các tỉnh miền núi phía Bắc
Đề tài độc lập
Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.