GIỜ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng: 8:30 - 11:30
- Chiều: 13:30 - 16:30
Thứ 7, CN thư viện nghỉ
Hiển thị đơn giản Hiển thị MARC Hiển thị ISBD

Điều tra đánh giá nguồn tài nguyên thực vật (họ Na và họ Sim) chứa hoạt chất sinh học ở phía Bắc Việt Nam

Tác giả: PGS.TS Lê Mai Hương [phó Viện trưởng]; Mai Ngọc Toàn; Nguyễn Đình Giáp; Nguyễn Văn Luyện; Trần Huy Thái; Trần Thị Hồng Hà; Trần Thị Như Hằng.
Kiểu tài liệu: materialTypeLabelSáchXuất bản: 2013Mô tả vật lý: 253tr. CDROM.Chủ đề: bảo tồn thiên nhiên | họ na | họ sim | hoạt chất sinh học | hợp chất thiên nhiên | tài nguyên thực vậtTóm tắt: Họ Na và họ Sim đều là những loài thực vật quí, phân bố rải rác ở các vùng khác nhau trên khắp cả nước. Đặc biệt là cả hai họ Sim và họ Na đều có danh mục các loài nằm trong sách đỏ cần được bảo vệ. Dự án thực hiện đã góp phần khắc phục các tình trạng: \- Tình trạng khai thác cây cỏ một cách bừa bãi, không có kế hoạch làm cạn kiệt nguồn cây thuốc bản địa thậm chí tuyệt chủng 1 số loài quí trong đó có đại diện của các loài thuộc hai họ trên. \- Sự phát triển hoang dã của hệ thực vật không theo qui hoạch tạo nên sự lãng phí môi trường rừng cho các cây có ích phát triển phục vụ đời sống con người. \- Sự ấm lên của trái đất và tình trạng ô nhiễm môi trường đang tàn phá rừng làm mất dần đi các khu sinh thái thực vật quí giá cần có càng nhanh càng tốt các dữ liệu phục vụ cho công tác qui hoạch và bảo tồn. \- Phù hợp với pháp lý của nước CHXHCN Việt Nam về kế hoạch bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng đến năm 2020 phục vụ đời sống. \Sau 36 tháng thực hiện đề tài chúng tôi đã đạt được các kết quả sau: \1) Đã xây dựng được bộ tài liệu về phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái và công dụng của các loài thuộc họ Na và họ Sim ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Sơn La, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Phú Thọ và Ninh Bình. \ 2) Đã thu được 18 mẫu thuộc 17 loài và 1 thứ trong họ Na (Annonaceae) trong đó có 3 mẫu thuộc chi và thứ Desmos; 6 mẫu thuộc chi Fissistigma; 2 mẫu thuộc chi Uvaria; 2 mẫu thuộc chi Annona; 6 mẫu thuộc các chi Melodorum, Xylopia, Artabytrys, Dasymaschalon, Miliusa, Goniothalamus. Bổ sung thêm các điểm phân bố mới cho 21 loài và 3 thứ thuộc 13 chi họ Na (Annonaceae) \Đã thu được 13 mẫu thuộc 13 loài Sim (Myrtaceae) trong đó có 10 mẫu thuộc chi Syzygium, 3 mẫu thuộc các chi Decaspermum, Cleistocalyx và Psidium. Bổ sung thêm các điểm phân bố mới cho 13 loài thuộc 2 chi họ Sim (Myrtaceae) \3) Đã tách chiết, sàng lọc hoạt tính sinh học của 44 mẫu thu hái thuộc họ Na và họ Sim. Kết quả như sau: \ - Có 28 mẫu biểu hiện hoạt tính gây độc các dòng tế bào ung thư thử nghiệm, 13 mẫu (chiếm tỉ lệ 29,5%) có hoạt tính gây độc với 1 dòng tế bào. 9 mẫu (20,5%) mẫu có hoạt tính với 2 dòng tế bào và 6 mẫu (13,6%) có hoạt tính gây độc với 3 dòng tế bào ung thư. \- Có 24 (54,5%) mẫu biểu hiện khả năng kháng VSVKĐ, 17 (38,6%) mẫu biểu hiện khả năng kháng 1-2 chủng VSVKĐ; 7 mẫu (15,9%) có hoạt tính kháng từ 3 VSVKĐ trở lên. \- Hầu hết tất cả các mẫu thử đều biểu hiện hoạt tính chống ôxy hóa trên hệ DPPH (42 mẫu). \- Cặn chiết của 2 mẫu cây Ổi và Móng rồng đều có hiệu lực trừ sâu tơ rõ rệt cao hơn so với đối chứng 7,5% và 23,3% tướng ứng với từng loại cây. \ 4) Đã tách chiết và phân lập được 7 hợp chất từ lá của cây ổi (Psidium guafava L.) đó là các hợp chất: Ursolic acid, Quercetin, Quercetin-3--L-arabinofuranoside, Quercetin-3-O--D-galactopyranoside, Quercetin-3-sulphate, Stigmasterol và Doucosterol. Trong đó: \- Ursolic acid có hoạt tính gây độc dòng ung thư cơ vân và thể hiện hoạt tính kháng kí sinh trùng nuôi cấy in vitro \- Quercetin có hoạt tính kháng 2 chủng VSVKĐ, hoạt tính chống oxy hóa và hoạt tính kháng kí sinh trùng nuôi cấy in vitro \- Hai chất Quercetin-3--L-arabinofuranoside và Quercetin-3-O--D-galactopyranoside biểu hiện hoạt tính kháng 2 chủng VSVKĐ và hoạt tính chống oxy hóa. \- Quercetin-3-sulphate có hoạt tính chống oxy hóa. \5) Đã tách chiết được 11 phân đoạn từ cây Giẻ (Desmos chinensis) và đánh giá hoạt tính sinh học của các phân đoạn này. Trong đó \- 6 phân đoạn biểu hiện hoạt tính kháng VSVKĐ. \- 10 phân đoạn biểu hiện hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thư gan. \- 8 phân đoạn biểu hiện hoạt tính chống oxy hóa \6) Tách chiết mẫu cây Móng rồng (Artabotrys petelotii) bằng các dung môi khác nhau và thu được các cặn chiết MeOH, cặn n-Hexan, cặn Cloroform, cặn Etylaxetat. Cả 4 cặn chiết đều biểu hiện hoạt tính kháng VSVKĐ và khả năng gây độc dòng tế bào ung thư gan và ung thư cơ vân. \7) Khảo sát thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính sinh học cây Roi và Vối rừng. \8) Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển, khai thác và sử dụng bền vững các loài trong 2 họ Na (Annonaceae), Sim (Myrtaceae) ở Việt Nam. \Đề xuất 5 loài đặc hữu hiện đã rất hiếm gặp và đang bị đe doa thuộc họ Na cần được bảo tồn cấp bách và tiếp tục nghiên cứu bổ sung tư liệu để đưa vào Danh lục Đỏ Việt Nam, Sách Đỏ Việt Nam: Alphonsea philastreana (Pierre) Pierre ex Gagnep. (An phong nhiều trái), tên đồng nghĩa (synonym): Bocagea philastreana Pierre; Artabotrys petelotii Merr. (Móng rồng bắc giang); Artabotrys vietnamensis Ban (Móng rồng phú thọ); Meiogyne monogyna (Merr.) Ban (Thiểu nhụy đơn); Orophea tonkinensis Fin. & Gagnep. (Tháp hình bắc).Tóm tắt: Thu thập tài liệu liên quan đến TV thuộc họ Na và họ Sim ở các tỉnh phía bắc Việt Nam. Thu hái mẫu, lập danh sách và định tên TV thuộc họ Na và họ Sim ở các tỉnh phía bắc Việt Nam theo tuyến. Tách chiết, sàng lọc hoạt tính sinh học các mẫu thu hái thuộc họ Na và họ Sim. Nghiên cứu hoá học theo định hướng hoạt tính sinh học một số mẫu cây tiêu biểu có giá trị kinh tế cao hoặc có hoạt tính cao. Kiến nghị giải pháp khai thác, phát triển và bảo tồn một số loài có giá trị cao
    Đánh giá trung bình: 0.0 (0 phiếu)
Kiểu tài liệu Kho hiện tại Ký hiệu phân loại Trạng thái Ngày hết hạn ĐKCB Số lượng đặt mượn
Báo cáo đề tài KHCN Báo cáo đề tài KHCN Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Phòng lưu trữ_P307
Không cho mượn ĐT302-2156
Tổng số đặt mượn: 0

Kết quả đề tài: Khá

Đánh giá hiện trạng phân bố theo tuyến các cây họ Na (Annonaceae) và họ Sim (Myrtaceae) ở khu vực miền Bắc Việt Nam (một số tỉnh miền núi và trung du).. Tìm kiếm các hợp chất sinh học mới từ các loài thực vật thuộc họ Na và họ Sim ở khu vực miền Bắc Việt Nam (một số tỉnh miền núi và trung du). Kiến nghị giải pháp khai thác, phát triển và bảo tồn một số loài có giá trị cao

Năm bắt đầu thực hiện: 2009

Năm kết thúc thực hiện: 2012

Năm nghiệm thu: 07/03/2013

Họ Na và họ Sim đều là những loài thực vật quí, phân bố rải rác ở các vùng khác nhau trên khắp cả nước. Đặc biệt là cả hai họ Sim và họ Na đều có danh mục các loài nằm trong sách đỏ cần được bảo vệ. Dự án thực hiện đã góp phần khắc phục các tình trạng: \- Tình trạng khai thác cây cỏ một cách bừa bãi, không có kế hoạch làm cạn kiệt nguồn cây thuốc bản địa thậm chí tuyệt chủng 1 số loài quí trong đó có đại diện của các loài thuộc hai họ trên. \- Sự phát triển hoang dã của hệ thực vật không theo qui hoạch tạo nên sự lãng phí môi trường rừng cho các cây có ích phát triển phục vụ đời sống con người. \- Sự ấm lên của trái đất và tình trạng ô nhiễm môi trường đang tàn phá rừng làm mất dần đi các khu sinh thái thực vật quí giá cần có càng nhanh càng tốt các dữ liệu phục vụ cho công tác qui hoạch và bảo tồn. \- Phù hợp với pháp lý của nước CHXHCN Việt Nam về kế hoạch bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng đến năm 2020 phục vụ đời sống. \Sau 36 tháng thực hiện đề tài chúng tôi đã đạt được các kết quả sau: \1) Đã xây dựng được bộ tài liệu về phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái và công dụng của các loài thuộc họ Na và họ Sim ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Sơn La, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Phú Thọ và Ninh Bình. \ 2) Đã thu được 18 mẫu thuộc 17 loài và 1 thứ trong họ Na (Annonaceae) trong đó có 3 mẫu thuộc chi và thứ Desmos; 6 mẫu thuộc chi Fissistigma; 2 mẫu thuộc chi Uvaria; 2 mẫu thuộc chi Annona; 6 mẫu thuộc các chi Melodorum, Xylopia, Artabytrys, Dasymaschalon, Miliusa, Goniothalamus. Bổ sung thêm các điểm phân bố mới cho 21 loài và 3 thứ thuộc 13 chi họ Na (Annonaceae) \Đã thu được 13 mẫu thuộc 13 loài Sim (Myrtaceae) trong đó có 10 mẫu thuộc chi Syzygium, 3 mẫu thuộc các chi Decaspermum, Cleistocalyx và Psidium. Bổ sung thêm các điểm phân bố mới cho 13 loài thuộc 2 chi họ Sim (Myrtaceae) \3) Đã tách chiết, sàng lọc hoạt tính sinh học của 44 mẫu thu hái thuộc họ Na và họ Sim. Kết quả như sau: \ - Có 28 mẫu biểu hiện hoạt tính gây độc các dòng tế bào ung thư thử nghiệm, 13 mẫu (chiếm tỉ lệ 29,5%) có hoạt tính gây độc với 1 dòng tế bào. 9 mẫu (20,5%) mẫu có hoạt tính với 2 dòng tế bào và 6 mẫu (13,6%) có hoạt tính gây độc với 3 dòng tế bào ung thư. \- Có 24 (54,5%) mẫu biểu hiện khả năng kháng VSVKĐ, 17 (38,6%) mẫu biểu hiện khả năng kháng 1-2 chủng VSVKĐ; 7 mẫu (15,9%) có hoạt tính kháng từ 3 VSVKĐ trở lên. \- Hầu hết tất cả các mẫu thử đều biểu hiện hoạt tính chống ôxy hóa trên hệ DPPH (42 mẫu). \- Cặn chiết của 2 mẫu cây Ổi và Móng rồng đều có hiệu lực trừ sâu tơ rõ rệt cao hơn so với đối chứng 7,5% và 23,3% tướng ứng với từng loại cây. \ 4) Đã tách chiết và phân lập được 7 hợp chất từ lá của cây ổi (Psidium guafava L.) đó là các hợp chất: Ursolic acid, Quercetin, Quercetin-3--L-arabinofuranoside, Quercetin-3-O--D-galactopyranoside, Quercetin-3-sulphate, Stigmasterol và Doucosterol. Trong đó: \- Ursolic acid có hoạt tính gây độc dòng ung thư cơ vân và thể hiện hoạt tính kháng kí sinh trùng nuôi cấy in vitro \- Quercetin có hoạt tính kháng 2 chủng VSVKĐ, hoạt tính chống oxy hóa và hoạt tính kháng kí sinh trùng nuôi cấy in vitro \- Hai chất Quercetin-3--L-arabinofuranoside và Quercetin-3-O--D-galactopyranoside biểu hiện hoạt tính kháng 2 chủng VSVKĐ và hoạt tính chống oxy hóa. \- Quercetin-3-sulphate có hoạt tính chống oxy hóa. \5) Đã tách chiết được 11 phân đoạn từ cây Giẻ (Desmos chinensis) và đánh giá hoạt tính sinh học của các phân đoạn này. Trong đó \- 6 phân đoạn biểu hiện hoạt tính kháng VSVKĐ. \- 10 phân đoạn biểu hiện hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thư gan. \- 8 phân đoạn biểu hiện hoạt tính chống oxy hóa \6) Tách chiết mẫu cây Móng rồng (Artabotrys petelotii) bằng các dung môi khác nhau và thu được các cặn chiết MeOH, cặn n-Hexan, cặn Cloroform, cặn Etylaxetat. Cả 4 cặn chiết đều biểu hiện hoạt tính kháng VSVKĐ và khả năng gây độc dòng tế bào ung thư gan và ung thư cơ vân. \7) Khảo sát thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính sinh học cây Roi và Vối rừng. \8) Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển, khai thác và sử dụng bền vững các loài trong 2 họ Na (Annonaceae), Sim (Myrtaceae) ở Việt Nam. \Đề xuất 5 loài đặc hữu hiện đã rất hiếm gặp và đang bị đe doa thuộc họ Na cần được bảo tồn cấp bách và tiếp tục nghiên cứu bổ sung tư liệu để đưa vào Danh lục Đỏ Việt Nam, Sách Đỏ Việt Nam: Alphonsea philastreana (Pierre) Pierre ex Gagnep. (An phong nhiều trái), tên đồng nghĩa (synonym): Bocagea philastreana Pierre; Artabotrys petelotii Merr. (Móng rồng bắc giang); Artabotrys vietnamensis Ban (Móng rồng phú thọ); Meiogyne monogyna (Merr.) Ban (Thiểu nhụy đơn); Orophea tonkinensis Fin. & Gagnep. (Tháp hình bắc).

Thu thập tài liệu liên quan đến TV thuộc họ Na và họ Sim ở các tỉnh phía bắc Việt Nam. Thu hái mẫu, lập danh sách và định tên TV thuộc họ Na và họ Sim ở các tỉnh phía bắc Việt Nam theo tuyến. Tách chiết, sàng lọc hoạt tính sinh học các mẫu thu hái thuộc họ Na và họ Sim. Nghiên cứu hoá học theo định hướng hoạt tính sinh học một số mẫu cây tiêu biểu có giá trị kinh tế cao hoặc có hoạt tính cao. Kiến nghị giải pháp khai thác, phát triển và bảo tồn một số loài có giá trị cao

các tỉnh phía bắc Việt Nam

Điều tra cơ bản

Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.

Đăng nhập để gửi bình luận.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Địa chỉ: Nhà A11- Số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 043.756 4344 - Fax: 043.756.4344
Email: vanthu@isi.vast.vn