Nghiên cứu biến động các vùng cửa sông ven biển bắc bộ, bắc trung bộ từ thông tin viễn thám phân giải cao và gis, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên- môi trường
Tác giả: TS. Phạm Quang Sơn [Chủ nhiệm]; Hoa Mạnh Hùng; Nguyễn Khắc Nghĩa; Nguyễn Trung Thành; Trần Quốc Cường.
Kiểu tài liệu: SáchXuất bản: 2012Mô tả vật lý: 265tr. CDROM.Chủ đề: Khoa học và Công nghệ Biển | Bắc bộ | Bắc Trung bộ | GIS | Nghiên cứu biển | tài nguyên | ven biển | viễn thámTóm tắt: )- Thu thập các tài liệu, số liệu và đánh gía tổng hợp các cửa sông. Chọn nghiên cứu 4 vùng cửa sông tiêu biểu ở Hải Phòng, Ninh Bình, Nghệ An và Thừa Thiên-Huế; (2)- Xử lý thông tin không gian (ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, bản đồ địa hình,...) tại 4 cửa sông (c.Cấm-c.Nam Triệu, cửa Đáy, cửa Hội, cửa Thuận An);(3)- Tiến hành khảo sát thực địa, đánh giá tình hình biến động cửa sông và kiểm tra các kết quả xử lý thông tin ảnh, bản đồ; (4)- Nghiên cứu biến động không gian ở 4 vùng cửa sông đã lựa chọn. Thành lập bản đồ diễn biến cửa sông, xác định không gian biến động vùng cửa sông(5)- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp định hướng sử dụng, khai thác vùng cửa sông nhằm thích ứng với quá trình BĐKH và NBD; (6)- Hội thảo KH, trợ giúp đào tạo cán bộ khoa học trẻ.Tóm tắt: Năm 2009 Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam phê duyệt triển khai nhiệm vụ KHCN “Nghiên cứu biến động các vùng cửa sông ven biển Bắc Bộ, bắc Trung Bộ từ thông tin viễn thám phân giải cao và GIS, phục vụ phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên - môi trường”, thuộc hướng Khoa học và Công nghệ Biển (VAST07). Nhiệm vụ KHCN này được giao cho Viện Địa chất chủ trì thực hiện trong các năm 2010-2011 \Qua phân tích thông tin viễn thám đa thời gian, đa độ phân giải về diễn biến phát triển các vùng cửa sông ở ven biển Bắc Bộ và bắc Trung Bộ, cho thấy trong 45 năm qua các cửa sông ở khu vực nghiên cứu có quy mô biến động không gian rất lớn; quy luật biến động ở mỗi khu vực cửa sông diễn ra không như nhau. \ Dưới đây là một số kết luận rút ra từ những kết quả nghiên cứu của đề tài: \ 1/- Các cửa sông ở ven biển Bắc Bộ là hành lang thoát lũ và là các tuyến giao thông thuỷ rất quan trọng ở châu thổ sông Hồng. Chúng đang phát triển và biến động mạnh bởi các tác nhân tự nhiên và nhân tạo. Trong những năm gần đây, vai trò của con người tác động lên vùng cửa sông ở Bắc Bộ ngày càng sâu sắc; lấy khu vực cửa Cấm- c.Nam Triệu và cửa Đáy là ví dụ: \ + Biến động cửa Cấm- c.Nam Triệu (ven biển Hải Phòng), diễn ra rất mạnh mẽ do việc đắp đập chặn dòng, đào kênh, lấn biển... để xây dựng các công trình công nghiệp, dịch vụ cảng biển, giao thông thủy, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các hệ thống giao thông - thuỷ lợi. Các vùng bờ biển bị xói lở mạnh ở Cát Hải, Đình Vũ đã được hạn chế bởi những công trình chỉnh trị (tuyến đê, kè,..); nhưng khả năng biến động vùng cửa sông vẫn còn hiện hữu khi có tác động của bão, sóng gió... do địa hình vùng ven biển thấp. \ + Biến động ở khu vực cửa Đáy (Nam Định - Ninh Bình) diễn ra nhanh chóng do quá trình bồi tụ mạnh và việc khai thác các vùng đất thấp diễn ra sôi động qua những lần quai đê lấn biển. Ven biển cửa Đáy tuy được bồi tụ mạnh, nhưng địa hình khá thấp, do đó có nguy cơ chìm ngập cao khi NBD. Việc khai thác các vùng đất thấp ở đây chủ yếu phục vụ phát triển nuôi trồng thuỷ sản, phát triển các tuyến đê và giao thông ven biển. \ 2/- Tương tự như các cửa sông ở ven biển Bắc Bộ, các cửa sông - cửa biển ở bắc Trung Bộ (BTB) có biến động phức tạp, diễn ra trên quy mô không gian lớn, do tác động của các nhân tố tự nhiên (bão, lũ, dòng chảy,...) và các hoạt động khai thác, chỉnh trị; lấy cửa Hội và cửa Thuận An làm ví dụ: \ + Tại cửa Hội (Nghệ An - Hà Tĩnh), biến động mạnh mẽ do tác động của mưa lũ, các nhân tố động lực biển (sóng gió, dòng chảy). Lòng dẫn cửa sông và các đoạn bờ biển thuộc cửa sông diễn ra bồi tụ - xói lở xen kẽ. Biến động này có tác động xấu đến việc khai thác vùng cửa sông vào các mục đích khác nhau, như du lịch, giao thông, nuôi trồng thuỷ sản và việc đảm bảo tiêu thoát nước lũ. \ + Tại cửa Thuận An (Thừa Thiên - Huế), biến động có tính đột biến xẩy ra trong trận lũ lịch sử tháng 11/1999. Vùng ven biển cửa Thuận An ít ổn định, có tác động xấu tới tuyến giao thông thuỷ, tới việc ổn định các khu dân cư ven biển và phát triển cơ sở du lịch biển. Khu vực đầm phá Tam Giang- Thanh Lam (bên trong cửa Thuận An) có biến động mạnh do khai thác không gian mặt nước vào nuôi trồng thuỷ sản và xây dựng các công trình giao thông - thuỷ lợi. Biến động ở cửa Thuận An có ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng tiêu thoát lũ. \ 3/- Trong những thập kỷ tới việc khai thác các vùng cửa sông ở ven biển BB và BTB phục vụ chiến lược phát triển kinh tế biển trong bối cảnh BĐKH và NBD, sẽ có những tiềm năng và thách thức to lớn. Các dạng tai biến thiên nhiên có chiều hướng gia tăng, như hiện tượng khô hạn kéo dài, mưa bão lớn, lũ lụt... và bởi tính bất thường của thiên tai. \ Ngoài những mặt tiêu cực cần khắc phục, còn có những điểm tích cực có thể khai thác phục vụ phát triển KT-XH, như tăng khả năng phát triển nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, mở rộng các tuyến giao thông thuỷ nội địa và đường thuỷ qua cửa sông, phát triển du lịch biển,... Vì vậy, trong quy hoạch phát triển các vùng cửa sông ven biển BB và BTB nhất thiết phải tính đến những khó khăn và thuận lợi, để lựa chọn những lĩnh vực là thế mạnh thực sự ở mỗi địa phương. \ 4/- Chỉnh trị các vùng cửa sông ven biển BB và BTB trong những thập kỷ tới là những công việc cần được chú trọng, do khả năng các dạng thiên tai gia tăng. Các biện pháp chỉnh trị bao gồm 2 nhóm giải pháp chính (công trình và phi công trình). Việc lựa chọn các giải pháp chỉnh trị cần được cân nhắc, nghiên cứu kỹ nhằm phù hợp với điều kiện tự nhiên của mỗi vùng cửa sông và mục đích chỉnh trị. Trong đó, cần đảm bảo được chức năng cơ bản nhất của cửa sông là hành lang tiêu thoát lũ tốt, phục vụ phát triển giao thông - thuỷ lợi và các ngành kinh tế ven biển (dịch vụ vận tải thuỷ, cảng biển, du lịch, nuôi trồng thuỷ sản,....). \ 5/- Việc theo dõi diễn biến các cửa sông và cảnh báo sớm các dạng tai biến ở ven biển là nhiệm vụ cần được duy trì thường xuyên. Trong đó, phương pháp theo dõi các biến động vùng cửa sông từ vệ tinh QSTĐ có những thế mạnh, nhờ việc xử lý thông tin nhanh, cập nhật và tích hợp thông tin thường xuyên. Ưu thế này càng có điều kiện phát triển, khi nước ta làm chủ được công nghệ vệ tinh và sẽ có những hệ thống giám sát tài nguyên- môi trường từ các vệ tinh của riêng mình.Kiểu tài liệu | Kho hiện tại | Ký hiệu phân loại | Trạng thái | Ngày hết hạn | ĐKCB | Số lượng đặt mượn |
---|---|---|---|---|---|---|
Báo cáo đề tài KHCN |
Trung tâm Thông tin - Tư liệu
Trung tâm Thông tin - Tư liệu |
Không cho mượn | ĐT294-2126 |
Kết quả đề tài: Khá
+ Xác định quy mô không gian và quy luật biến động các vùng cửa sông ở ven biển Bắc Bộ và bắc Trung bộ; + Đề xuất các giải pháp khoa học cho việc khai thác, chỉnh trị có hiệu quả các vùng cửa sông ven biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Năm bắt đầu thực hiện: 2010
Năm kết thúc thực hiện: 2012
Năm nghiệm thu: 31/12/2012
)- Thu thập các tài liệu, số liệu và đánh gía tổng hợp các cửa sông. Chọn nghiên cứu 4 vùng cửa sông tiêu biểu ở Hải Phòng, Ninh Bình, Nghệ An và Thừa Thiên-Huế; (2)- Xử lý thông tin không gian (ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, bản đồ địa hình,...) tại 4 cửa sông (c.Cấm-c.Nam Triệu, cửa Đáy, cửa Hội, cửa Thuận An);(3)- Tiến hành khảo sát thực địa, đánh giá tình hình biến động cửa sông và kiểm tra các kết quả xử lý thông tin ảnh, bản đồ; (4)- Nghiên cứu biến động không gian ở 4 vùng cửa sông đã lựa chọn. Thành lập bản đồ diễn biến cửa sông, xác định không gian biến động vùng cửa sông(5)- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp định hướng sử dụng, khai thác vùng cửa sông nhằm thích ứng với quá trình BĐKH và NBD; (6)- Hội thảo KH, trợ giúp đào tạo cán bộ khoa học trẻ.
Năm 2009 Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam phê duyệt triển khai nhiệm vụ KHCN “Nghiên cứu biến động các vùng cửa sông ven biển Bắc Bộ, bắc Trung Bộ từ thông tin viễn thám phân giải cao và GIS, phục vụ phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên - môi trường”, thuộc hướng Khoa học và Công nghệ Biển (VAST07). Nhiệm vụ KHCN này được giao cho Viện Địa chất chủ trì thực hiện trong các năm 2010-2011 \Qua phân tích thông tin viễn thám đa thời gian, đa độ phân giải về diễn biến phát triển các vùng cửa sông ở ven biển Bắc Bộ và bắc Trung Bộ, cho thấy trong 45 năm qua các cửa sông ở khu vực nghiên cứu có quy mô biến động không gian rất lớn; quy luật biến động ở mỗi khu vực cửa sông diễn ra không như nhau. \ Dưới đây là một số kết luận rút ra từ những kết quả nghiên cứu của đề tài: \ 1/- Các cửa sông ở ven biển Bắc Bộ là hành lang thoát lũ và là các tuyến giao thông thuỷ rất quan trọng ở châu thổ sông Hồng. Chúng đang phát triển và biến động mạnh bởi các tác nhân tự nhiên và nhân tạo. Trong những năm gần đây, vai trò của con người tác động lên vùng cửa sông ở Bắc Bộ ngày càng sâu sắc; lấy khu vực cửa Cấm- c.Nam Triệu và cửa Đáy là ví dụ: \ + Biến động cửa Cấm- c.Nam Triệu (ven biển Hải Phòng), diễn ra rất mạnh mẽ do việc đắp đập chặn dòng, đào kênh, lấn biển... để xây dựng các công trình công nghiệp, dịch vụ cảng biển, giao thông thủy, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các hệ thống giao thông - thuỷ lợi. Các vùng bờ biển bị xói lở mạnh ở Cát Hải, Đình Vũ đã được hạn chế bởi những công trình chỉnh trị (tuyến đê, kè,..); nhưng khả năng biến động vùng cửa sông vẫn còn hiện hữu khi có tác động của bão, sóng gió... do địa hình vùng ven biển thấp. \ + Biến động ở khu vực cửa Đáy (Nam Định - Ninh Bình) diễn ra nhanh chóng do quá trình bồi tụ mạnh và việc khai thác các vùng đất thấp diễn ra sôi động qua những lần quai đê lấn biển. Ven biển cửa Đáy tuy được bồi tụ mạnh, nhưng địa hình khá thấp, do đó có nguy cơ chìm ngập cao khi NBD. Việc khai thác các vùng đất thấp ở đây chủ yếu phục vụ phát triển nuôi trồng thuỷ sản, phát triển các tuyến đê và giao thông ven biển. \ 2/- Tương tự như các cửa sông ở ven biển Bắc Bộ, các cửa sông - cửa biển ở bắc Trung Bộ (BTB) có biến động phức tạp, diễn ra trên quy mô không gian lớn, do tác động của các nhân tố tự nhiên (bão, lũ, dòng chảy,...) và các hoạt động khai thác, chỉnh trị; lấy cửa Hội và cửa Thuận An làm ví dụ: \ + Tại cửa Hội (Nghệ An - Hà Tĩnh), biến động mạnh mẽ do tác động của mưa lũ, các nhân tố động lực biển (sóng gió, dòng chảy). Lòng dẫn cửa sông và các đoạn bờ biển thuộc cửa sông diễn ra bồi tụ - xói lở xen kẽ. Biến động này có tác động xấu đến việc khai thác vùng cửa sông vào các mục đích khác nhau, như du lịch, giao thông, nuôi trồng thuỷ sản và việc đảm bảo tiêu thoát nước lũ. \ + Tại cửa Thuận An (Thừa Thiên - Huế), biến động có tính đột biến xẩy ra trong trận lũ lịch sử tháng 11/1999. Vùng ven biển cửa Thuận An ít ổn định, có tác động xấu tới tuyến giao thông thuỷ, tới việc ổn định các khu dân cư ven biển và phát triển cơ sở du lịch biển. Khu vực đầm phá Tam Giang- Thanh Lam (bên trong cửa Thuận An) có biến động mạnh do khai thác không gian mặt nước vào nuôi trồng thuỷ sản và xây dựng các công trình giao thông - thuỷ lợi. Biến động ở cửa Thuận An có ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng tiêu thoát lũ. \ 3/- Trong những thập kỷ tới việc khai thác các vùng cửa sông ở ven biển BB và BTB phục vụ chiến lược phát triển kinh tế biển trong bối cảnh BĐKH và NBD, sẽ có những tiềm năng và thách thức to lớn. Các dạng tai biến thiên nhiên có chiều hướng gia tăng, như hiện tượng khô hạn kéo dài, mưa bão lớn, lũ lụt... và bởi tính bất thường của thiên tai. \ Ngoài những mặt tiêu cực cần khắc phục, còn có những điểm tích cực có thể khai thác phục vụ phát triển KT-XH, như tăng khả năng phát triển nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, mở rộng các tuyến giao thông thuỷ nội địa và đường thuỷ qua cửa sông, phát triển du lịch biển,... Vì vậy, trong quy hoạch phát triển các vùng cửa sông ven biển BB và BTB nhất thiết phải tính đến những khó khăn và thuận lợi, để lựa chọn những lĩnh vực là thế mạnh thực sự ở mỗi địa phương. \ 4/- Chỉnh trị các vùng cửa sông ven biển BB và BTB trong những thập kỷ tới là những công việc cần được chú trọng, do khả năng các dạng thiên tai gia tăng. Các biện pháp chỉnh trị bao gồm 2 nhóm giải pháp chính (công trình và phi công trình). Việc lựa chọn các giải pháp chỉnh trị cần được cân nhắc, nghiên cứu kỹ nhằm phù hợp với điều kiện tự nhiên của mỗi vùng cửa sông và mục đích chỉnh trị. Trong đó, cần đảm bảo được chức năng cơ bản nhất của cửa sông là hành lang tiêu thoát lũ tốt, phục vụ phát triển giao thông - thuỷ lợi và các ngành kinh tế ven biển (dịch vụ vận tải thuỷ, cảng biển, du lịch, nuôi trồng thuỷ sản,....). \ 5/- Việc theo dõi diễn biến các cửa sông và cảnh báo sớm các dạng tai biến ở ven biển là nhiệm vụ cần được duy trì thường xuyên. Trong đó, phương pháp theo dõi các biến động vùng cửa sông từ vệ tinh QSTĐ có những thế mạnh, nhờ việc xử lý thông tin nhanh, cập nhật và tích hợp thông tin thường xuyên. Ưu thế này càng có điều kiện phát triển, khi nước ta làm chủ được công nghệ vệ tinh và sẽ có những hệ thống giám sát tài nguyên- môi trường từ các vệ tinh của riêng mình.
Đề tài độc lập
Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.