GIỜ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng: 8:30 - 11:30
- Chiều: 13:30 - 16:30
Thứ 7, CN thư viện nghỉ
Hiển thị đơn giản Hiển thị MARC Hiển thị ISBD

Nghiên cứu ứng dụng dữ liệu vệ tinh xác định mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu và đánh giá tác động của chúng tại một vùng đồng bằng ven biển

Tác giả: PGS. TS. Trương Thị Hòa Bình; Nguyễn Mạnh; Võ Thị Lan Anh.
Kiểu tài liệu: materialTypeLabelSáchXuất bản: 2012Mô tả vật lý: 101tr. CDROM.Chủ đề: biến đổi khí hậu | dứ liệu vệ tinh | đồng bằng ven biển | GIS | nước biển dângTóm tắt: Các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam được xây dựng dựa theo kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao. Do tính phức tạp của biến đổi khí hậu và những hiểu biết chưa thật đầy đủ về biến đổi khí hậu của Việt Nam cũng như trên thế giới cùng với yếu tố tâm lý, kinh tế xã hội, tính chưa chắc chắn về các kịch bản phát thải nhà kính, tính chưa chắc chắn của kết quả mô hình tính toán xây dựng kịch bản nên kịch bản hài hòa nhất là kịch bản trung bình được khuyến nghị cho các Bộ ngành và địa phương làm định hướng \ban đầu để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Mực nước biển được xác định dựa vào phương pháp đo dao động bề mặt biển từ vệ tinh. Đây là phương pháp hiện đại cho số liệu có độ chính xác cao. \Cùng với các trạm đo thủy triều truyền thống, số liệu vệ tinh đã tạo nên một bộ số liệu có độ bao phủ rộng toàn cầu với độ phân giải cao. Chuỗi số liệu SLA sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu kết hợp từ nhiều vệ tinh qua các bước hiệu chỉnh và kéo dài từ năm 1 2 đến 200. Các số liệu thu được từ vệ tinh được kiểm nghiệm với chuỗi số liệu mực nước thực đo tại các trạm hải văn và cho kết quả tương đồng cao. Tính toán và phân tích xu thế biến đổi mực nước biển trung bình cho thấy, trong hai thập kỷ qua, mực nước trung bình trên toàn Biển Đông có xu hướng tăng là 4,7 mm/năm. Trong thời kỳ từ 1993-2009 xu thế biến đổi mực nước biển trải qua ba giai đoạn: tăng 8, mm/năm (1 3-2000); giảm 11,3 mm/năm (2001-2005); tăng 11,1 mm/năm (2006-200 ). Trong giai đoạn 1 3-200, phân bố xu thế biến đổi mực nước biển trên vùng Biển Đông cho thấy: \luôn có một vùng nước biển dâng với giá trị cao ở khu vực biển sâu từ phía tây đảo Lu on kéo sang phía bờ Việt Nam. Bên cạnh đó, mực nước trung bình tại khu vực phía đông biển Đông có xu hướng tăng mạnh hơn phía tây. Tại khu vực ven bờ Việt Nam, khu vực ven biển miền trung Trung bộ là có xu hướng tăng mạnh mẽ hơn với tốc độ tăng khoảng trên 5,0 mm/năm. Ngược lại, khu vực bắc Trung bộ và cửa sông Cửu Long có xu hướng tăng chậm hơn, khoảng 1,0 mm/năm. Trung bình dọc bờ biển Việt Nam, xu thế tăng mực nước khoảng 2,7 mm/năm. Do phân bố các trạm thực đo trên dải ven biển Việt Nam là thưa và phân bố không đều, mặt khác, tại một số trạm có sự ảnh hưởng của các yếu tố sụt lún địa chất, bồi đắp trầm tích hoặc thay đổi vị trí cột mốc, phương pháp đo đạc có thể dẫn tới những nghi ngờ về kết quả đo đạc tại một số trạm. Phương pháp sử dụng số liệu vệ tinh có độ tin cậy cao hoàn toàn có thể được sử dụng trong \nghiên cứu, tính toán về xu thế biến đổi mực nước biển và trong thời gian tới có thể sử dụng để xây dựng kịch bản mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên các kết quả tính toán còn chứa đựng tính chưa chắc chắn cao, nguyên nhân có thể là: \- Mức độ khăng định thấp của các kịch bản phát thải khí nhà kính; \- Tính toán mô phỏng khí hậu cho thời kỳ dài luôn có sai số \- Sai số trong phương pháp chi tiết hóa thống kê số liệu toàn cầu và khu \vực \- Tính phân hóa sâu sắc của các yếu tố khí hậu theo địa phương.Để khắc phục những nhược điểm trên, IPCC khuyến cáo sử dụng dung sai cho các kịch bản và phải thường xuyên cập nhật về số liệu, kiến thức, mô hình và phương pháp tính toán cho các kịch bản biến đổi khí hậu. \Như Bộ Tài nguyên Môi trường đã công bố: Các kịch bản biến đổi khí hậu đặc biệt là nước biển dâng của Việt Nam sẽ được cập nhật theo lộ trình đã được xác định trong chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu: \- Cuối năm 2010, hoàn thành việc cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là nước biển dâng cho từng giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2100. Các kịch bản có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn. \- Đến năm 2015 tiếp tục cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam đặc biệt là nước biển dâng. \Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy công nghệ vũ trụ là công cụ hiệu quả giúp con người có thể đánh giá dự báo trước một phần thiệt hại do thiên nhiên nhằm đề ra những biện pháp hiệu quả phòng ngừa và giảm nhẹ tác động của chúng tới tính mạng và của cải cũng như môi trường. Ở khu vực nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân làm biến động sử dụng đất nói \chung và RNM nói riêng: \- Quá trình bồi tụ tự nhiên của sông Hồng là một trong những. Với hơn 40% diện tích bãi bồi tăng từ năm 1 5 đến năm 2003 thì đã có 138.6 ha diện tích bãi bồi chuyển sang RNM. \- Tác động từ biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao ở hệ sinh thái đất ngập nước cửa sông ven biển khu vực Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là rất rõ ràng. \Diện tích mặt nước tăng lên đáng kể 1211,3 ha kéo theo diện tích đất nông nghiệp và ruộng muối giảm (xem bảng 3.5). \Khu vực huyện Giao Thủy-Nam Định giàu có, đa dạng về tài nguyên thiên nhiên là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và RNM là một tài nguyên quan trọng. Vườn quốc gia Xuân Thuỷ cần được xem như một bảo tàng thiên nhiên lớn về hệ sinh thái đất ngập nước, trong đó nổi bật là cảnh quan thiên nhiên của vùng cửa sông ven biển đồng bằng châu thổ sông Hồng và các loài chim quý hiếm. Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu để chủ động đề ra những biện pháp hiệu quả thích ứng nhằm giữ gìn đa dạng sinh học của Hệ sinh thái đất ngập nước của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. \Để phát huy hiệu quả và nâng cao độ chính xác của công nghệ vũ trụ cần có những nghiên cứu ứng dụng để tìm ra những biện pháp và quy trình ứng dụng thích hợp. Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ mới được thử nghiệm cho một huyện đồng bằng ven biển. Có thể cải tiến và ứng dụng rộng hơn cho các địa phương khác có nhu cầu.Tóm tắt: Tìm hiểu, nghiên cứu tổng quan một số vấn đề cơ bản về vệ tinh radar đo cao TOPEX/Poseidon và nguyên tắc hoạt động của chúng. Đi sâu vào nghiên cứu hiện trạng ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ biến động hiện trạng sử dụng đất ở Viêt Nam. Tiến hành thực nghiệm thành lập bản đồ biến động hiện trạng sử dụng đất khu vực huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định giai đoạn 2005 - 2009
    Đánh giá trung bình: 0.0 (0 phiếu)
Kiểu tài liệu Kho hiện tại Ký hiệu phân loại Trạng thái Ngày hết hạn ĐKCB Số lượng đặt mượn
Báo cáo đề tài KHCN Báo cáo đề tài KHCN Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Phòng lưu trữ_P307
Không cho mượn ĐT290-2105
Tổng số đặt mượn: 0

Kết quả đề tài: Trung bình

Xây dựng luận cứ khoa học và quy trình tính toán mực nước biển dâng từ các dữ liệu vệ tinh. Ứng dụng thử nghiệm quy trình tính toán mực nước biển dâng và tác động của chúng cho một huyện thuộc vùng đồng bằng ven biển của Việt nam

Năm bắt đầu thực hiện: 2010

Năm kết thúc thực hiện: 2011

Năm nghiệm thu: 24/10/2012

Các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam được xây dựng dựa theo kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao. Do tính phức tạp của biến đổi khí hậu và những hiểu biết chưa thật đầy đủ về biến đổi khí hậu của Việt Nam cũng như trên thế giới cùng với yếu tố tâm lý, kinh tế xã hội, tính chưa chắc chắn về các kịch bản phát thải nhà kính, tính chưa chắc chắn của kết quả mô hình tính toán xây dựng kịch bản nên kịch bản hài hòa nhất là kịch bản trung bình được khuyến nghị cho các Bộ ngành và địa phương làm định hướng \ban đầu để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Mực nước biển được xác định dựa vào phương pháp đo dao động bề mặt biển từ vệ tinh. Đây là phương pháp hiện đại cho số liệu có độ chính xác cao. \Cùng với các trạm đo thủy triều truyền thống, số liệu vệ tinh đã tạo nên một bộ số liệu có độ bao phủ rộng toàn cầu với độ phân giải cao. Chuỗi số liệu SLA sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu kết hợp từ nhiều vệ tinh qua các bước hiệu chỉnh và kéo dài từ năm 1 2 đến 200. Các số liệu thu được từ vệ tinh được kiểm nghiệm với chuỗi số liệu mực nước thực đo tại các trạm hải văn và cho kết quả tương đồng cao. Tính toán và phân tích xu thế biến đổi mực nước biển trung bình cho thấy, trong hai thập kỷ qua, mực nước trung bình trên toàn Biển Đông có xu hướng tăng là 4,7 mm/năm. Trong thời kỳ từ 1993-2009 xu thế biến đổi mực nước biển trải qua ba giai đoạn: tăng 8, mm/năm (1 3-2000); giảm 11,3 mm/năm (2001-2005); tăng 11,1 mm/năm (2006-200 ). Trong giai đoạn 1 3-200, phân bố xu thế biến đổi mực nước biển trên vùng Biển Đông cho thấy: \luôn có một vùng nước biển dâng với giá trị cao ở khu vực biển sâu từ phía tây đảo Lu on kéo sang phía bờ Việt Nam. Bên cạnh đó, mực nước trung bình tại khu vực phía đông biển Đông có xu hướng tăng mạnh hơn phía tây. Tại khu vực ven bờ Việt Nam, khu vực ven biển miền trung Trung bộ là có xu hướng tăng mạnh mẽ hơn với tốc độ tăng khoảng trên 5,0 mm/năm. Ngược lại, khu vực bắc Trung bộ và cửa sông Cửu Long có xu hướng tăng chậm hơn, khoảng 1,0 mm/năm. Trung bình dọc bờ biển Việt Nam, xu thế tăng mực nước khoảng 2,7 mm/năm. Do phân bố các trạm thực đo trên dải ven biển Việt Nam là thưa và phân bố không đều, mặt khác, tại một số trạm có sự ảnh hưởng của các yếu tố sụt lún địa chất, bồi đắp trầm tích hoặc thay đổi vị trí cột mốc, phương pháp đo đạc có thể dẫn tới những nghi ngờ về kết quả đo đạc tại một số trạm. Phương pháp sử dụng số liệu vệ tinh có độ tin cậy cao hoàn toàn có thể được sử dụng trong \nghiên cứu, tính toán về xu thế biến đổi mực nước biển và trong thời gian tới có thể sử dụng để xây dựng kịch bản mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên các kết quả tính toán còn chứa đựng tính chưa chắc chắn cao, nguyên nhân có thể là: \- Mức độ khăng định thấp của các kịch bản phát thải khí nhà kính; \- Tính toán mô phỏng khí hậu cho thời kỳ dài luôn có sai số \- Sai số trong phương pháp chi tiết hóa thống kê số liệu toàn cầu và khu \vực \- Tính phân hóa sâu sắc của các yếu tố khí hậu theo địa phương.Để khắc phục những nhược điểm trên, IPCC khuyến cáo sử dụng dung sai cho các kịch bản và phải thường xuyên cập nhật về số liệu, kiến thức, mô hình và phương pháp tính toán cho các kịch bản biến đổi khí hậu. \Như Bộ Tài nguyên Môi trường đã công bố: Các kịch bản biến đổi khí hậu đặc biệt là nước biển dâng của Việt Nam sẽ được cập nhật theo lộ trình đã được xác định trong chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu: \- Cuối năm 2010, hoàn thành việc cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là nước biển dâng cho từng giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2100. Các kịch bản có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn. \- Đến năm 2015 tiếp tục cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam đặc biệt là nước biển dâng. \Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy công nghệ vũ trụ là công cụ hiệu quả giúp con người có thể đánh giá dự báo trước một phần thiệt hại do thiên nhiên nhằm đề ra những biện pháp hiệu quả phòng ngừa và giảm nhẹ tác động của chúng tới tính mạng và của cải cũng như môi trường. Ở khu vực nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân làm biến động sử dụng đất nói \chung và RNM nói riêng: \- Quá trình bồi tụ tự nhiên của sông Hồng là một trong những. Với hơn 40% diện tích bãi bồi tăng từ năm 1 5 đến năm 2003 thì đã có 138.6 ha diện tích bãi bồi chuyển sang RNM. \- Tác động từ biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao ở hệ sinh thái đất ngập nước cửa sông ven biển khu vực Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là rất rõ ràng. \Diện tích mặt nước tăng lên đáng kể 1211,3 ha kéo theo diện tích đất nông nghiệp và ruộng muối giảm (xem bảng 3.5). \Khu vực huyện Giao Thủy-Nam Định giàu có, đa dạng về tài nguyên thiên nhiên là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và RNM là một tài nguyên quan trọng. Vườn quốc gia Xuân Thuỷ cần được xem như một bảo tàng thiên nhiên lớn về hệ sinh thái đất ngập nước, trong đó nổi bật là cảnh quan thiên nhiên của vùng cửa sông ven biển đồng bằng châu thổ sông Hồng và các loài chim quý hiếm. Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu để chủ động đề ra những biện pháp hiệu quả thích ứng nhằm giữ gìn đa dạng sinh học của Hệ sinh thái đất ngập nước của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. \Để phát huy hiệu quả và nâng cao độ chính xác của công nghệ vũ trụ cần có những nghiên cứu ứng dụng để tìm ra những biện pháp và quy trình ứng dụng thích hợp. Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ mới được thử nghiệm cho một huyện đồng bằng ven biển. Có thể cải tiến và ứng dụng rộng hơn cho các địa phương khác có nhu cầu.

Tìm hiểu, nghiên cứu tổng quan một số vấn đề cơ bản về vệ tinh radar đo cao TOPEX/Poseidon và nguyên tắc hoạt động của chúng. Đi sâu vào nghiên cứu hiện trạng ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ biến động hiện trạng sử dụng đất ở Viêt Nam. Tiến hành thực nghiệm thành lập bản đồ biến động hiện trạng sử dụng đất khu vực huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định giai đoạn 2005 - 2009

KHCN

Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.

Đăng nhập để gửi bình luận.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Địa chỉ: Nhà A11- Số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 043.756 4344 - Fax: 043.756.4344
Email: vanthu@isi.vast.vn