GIỜ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng: 8:30 - 11:30
- Chiều: 13:30 - 16:30
Thứ 7, CN thư viện nghỉ
Hiển thị đơn giản Hiển thị MARC Hiển thị ISBD

Nghiên cứu thử nghiệm công nghệ quan trắc tự động sự biến đổi động thái và tính chất của nước ngầm nhằm cảnh báo và giảm nhẹ thiệt hại của một số dạng tai biến địa chất

Tác giả: TS. Nguyễn Quốc Thành; Lê Minh Quốc; Nghiêm Phúc Hải; Nguyễn Trung Kiên; Nguyễn Việt Tiến; Phan Lưu Anh.
Kiểu tài liệu: materialTypeLabelSáchXuất bản: 2012Mô tả vật lý: 202tr. CDROM.Chủ đề: biến đổi khí hậu | công nghệ quan trắc tự động | giảm nhẹ thiên tai | nước ngầm | tai biến địa chấtTóm tắt: Các quá trình tai biến địa chất phát sinh và phát triển dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố, có những yếu tố giữ vai trò rất quan trọng, có những yếu tố mà ảnh hưởng của chúng không nhận rõ được. Đề tài đã đưa ra cơ sở khoa học cho việc chọn lựa các yếu tố trong quan trắc cảnh báo thiên tai sớm. Đối với tai biến trượt- lở cần theo dõi độ dich chuyển S và áp lực nước lỗ rỗng Pz; tai biến xói ngầm cần theo dõi dao động và tính chất của nước dưới đất; tai biến sụt lún mặt đất cần theo dõi dao động mực nước và độ PH của nước dưới đất. Đối với động đất ngoài các phương pháp truyền thống nên theo dõi thêm dao động mực nước, nhiệt độ, đọ PH. độ dẫn điện của nước dưới đất. \ Lần đầu tiên ở Việt Nam đã xây dựng được hệ thống quan trắc cảnh báo sự biến đổi động thái và tính chất của nước ngầm nhằm cảnh báo một số dạng tai biến địa chất \ Trên cơ sở khoan khảo sát ĐCCT- ĐCTV tại trạm quan trắc đã xác định được tầng chứa nước Hà Nội (qp) bắt gặp ở độ sâu -40m, mực nước tĩnh -23m, mực nước động -29m. Mặt cắt ĐCCT từ trên mặt đất tới độ sâu -50m gặp 2 tầng đất yếu ở trạng thái dẻo chảy và dẻo mềm có lẫn hữu cơ, màu xám xanh, xám đen ở độ sâu -7m và -18m; cuội sỏi gặp ở độ sâu -38.5m tới -50m. \Từ kết quả của kết luận 3 xác định được độ sâu đặt cảm biến đo dao động mực nước ngầm đặt trong giếng ĐCTV ở độ sâu -40m, cảm biến theo dõi tính chất của nước ngầm đặt ở độ sâu -28,5m. Neo thủy lực đo lún N1, N2 được cố định ở 2 lớp đất yếu -7m và -18m. Neo 3 đặt trong tầng cuội sỏi ở độ sâu -44m được cố định bằng vữa xi măng. \ Tập thể tác giả đã thiết lập được quy trình công nghệ xây dựng hệ thống quan trắc cảnh báo tự động một cách khoa học và có tính khả thi cao. Hệ thống quan trắc tự động đã đi vào hoạt động ổn định và bước đầu đã cung cấp cơ sở dữ liệu đáng tin cậy phục vụ công tác nghiên cứu và cảnh báo một số dạng tai biến địa chất. \Phân tích chuỗi các số liệu quan trắc 06 tháng đầu tiên cho thấy: \- Tương quan giữa độ lún S với pH là quan hệ đồng biến. Đây là phát hiện mới cử đề tài \- Mối quan hệ giữa pH với áp lực nước lỗ rỗng là mối quan hệ nghịch biến. Đây là phát hiện mới cử đề tài \- Tương quan giữa độ lún S với áp lực nước lỗ rỗng Pz là quan hệ nghịch biến \- Mối quan hệ giữa nhiệt độ với pH, độ lún và Pz chưa rõ ràng vì thời gian quan trắc chưa đủ dài nên chưa xác định được quy luật. \Hệ thống ghi đo cảm biến tự động hoạt động ổn định, các giá trị được cập nhật liên tục khi nguồn điện trong hệ thống được duy trì trên 9.30V. Hệ thống đo bị gián đoạn khi nguồn điện ắc quy cạn kiệt dưới 9.30V, khi đó máy ghi đo tự động CR800 sẽ ngừng hoạt động. \Ngoài các thông số đang quan trắc ở trạm, bộ ghi đo CR800 có thể tiếp nhận thêm các cảm biến đo mưa, đo nhiệt độ, độ ẩm không khí, áp suất khí quyển, hướng gió, tốc độ gió, bức xạ mặt trời, mức độ bay hơi… để trở thành một trạm quan trắc khí tượng thủy văn hoàn chỉnh. Các cảm biến khác như: độ ẩm trong đất, ứng suất, biến dạng trong đất; các cảm biến về môi trường như đo chất lượng nước, độ đục, chất lượng không khí …cũng có thể được bổ sung vào hệ thống để mở rộng khả năng của trạm quan trắc tự động nếu cần thiết. \ Qua quá trình hoạt động cho thấy, hệ thống truyền dẫn số liệu vô tuyến có ưu điểm: liên lạc không bị ngắt quãng, không cần đường dây nối máy tính với trạm nên độ ổn định sẽ cao. Tuy nhiên nếu trạm quan trắc ở xa vị trí đặt máy tính chủ thì cần phải sử dụng công nghệ liên lạc không dây khác như liên lạc bằng điện thoại vệ tinh; liên lạc bằng sóng di động GMS hoặc CDMA. \Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy hệ thống quan trắc cảnh báo tự động động thái và tính chất của nước ngầm tại Viện Địa chất hoạt động hiệu quả. Có thể nhân rộng mô hình này ở những khu vực trọng điểm khác nhằm xây dựng một mạng lưới quan trắc tự động trên toàn quốcTóm tắt: Nghiên cứu tổng quan các phương pháp quan trắc và cảnh báo tai biến địa chất trên thế giới và trong nước. Nghiên cứu phân tích và xử lý tài liệu địa chất- địa kỹ thuật khu vực dự kiến đặt trạm quan trắc tự động. Thiết kế hệ thống quan trắc trạng thái và tính chất của nước dưới đất. Nghiên cứu tính chất cơ lý của đất đá nơi đặt trạm quan trắc. Nghiên cứu lắp đặt các thiết bị quan trắc động thái, tính chất của nước dưới đất và biến dạng nền địa chất. - Nghiên cứu thử nghiệm mối tương quan giữa sự biến đổi áp lực nước lỗ rỗng của các lớp đất, mực nước dưới đất với quá trình lún cố kết của các lớp đất yếu và sụt lún bề mặt đất. Nghiên cứu thử nghiệm sự biến đổi các tính chất của nước dưới đất như pH, nhiệt độ, độ dẫn điện, áp lực nước lỗ rỗng, mực nước dưới đất
    Đánh giá trung bình: 0.0 (0 phiếu)
Kiểu tài liệu Kho hiện tại Ký hiệu phân loại Trạng thái Ngày hết hạn ĐKCB Số lượng đặt mượn
Báo cáo đề tài KHCN Báo cáo đề tài KHCN Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Phòng lưu trữ_P307
Không cho mượn ĐT288-2098
Tổng số đặt mượn: 0

Kết quả đề tài: Trung bình

Xây dựng công nghệ - kỹ thuật quan trắc tự động sự biến đổi động thái và tính chất của nước ngầm. Bước đầu đưa ra các chỉ tiêu cảnh báo về tai biến địa chất liên quan

Năm bắt đầu thực hiện: 2009

Năm kết thúc thực hiện: 2011

Năm nghiệm thu: 30/10/2012

Các quá trình tai biến địa chất phát sinh và phát triển dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố, có những yếu tố giữ vai trò rất quan trọng, có những yếu tố mà ảnh hưởng của chúng không nhận rõ được. Đề tài đã đưa ra cơ sở khoa học cho việc chọn lựa các yếu tố trong quan trắc cảnh báo thiên tai sớm. Đối với tai biến trượt- lở cần theo dõi độ dich chuyển S và áp lực nước lỗ rỗng Pz; tai biến xói ngầm cần theo dõi dao động và tính chất của nước dưới đất; tai biến sụt lún mặt đất cần theo dõi dao động mực nước và độ PH của nước dưới đất. Đối với động đất ngoài các phương pháp truyền thống nên theo dõi thêm dao động mực nước, nhiệt độ, đọ PH. độ dẫn điện của nước dưới đất. \ Lần đầu tiên ở Việt Nam đã xây dựng được hệ thống quan trắc cảnh báo sự biến đổi động thái và tính chất của nước ngầm nhằm cảnh báo một số dạng tai biến địa chất \ Trên cơ sở khoan khảo sát ĐCCT- ĐCTV tại trạm quan trắc đã xác định được tầng chứa nước Hà Nội (qp) bắt gặp ở độ sâu -40m, mực nước tĩnh -23m, mực nước động -29m. Mặt cắt ĐCCT từ trên mặt đất tới độ sâu -50m gặp 2 tầng đất yếu ở trạng thái dẻo chảy và dẻo mềm có lẫn hữu cơ, màu xám xanh, xám đen ở độ sâu -7m và -18m; cuội sỏi gặp ở độ sâu -38.5m tới -50m. \Từ kết quả của kết luận 3 xác định được độ sâu đặt cảm biến đo dao động mực nước ngầm đặt trong giếng ĐCTV ở độ sâu -40m, cảm biến theo dõi tính chất của nước ngầm đặt ở độ sâu -28,5m. Neo thủy lực đo lún N1, N2 được cố định ở 2 lớp đất yếu -7m và -18m. Neo 3 đặt trong tầng cuội sỏi ở độ sâu -44m được cố định bằng vữa xi măng. \ Tập thể tác giả đã thiết lập được quy trình công nghệ xây dựng hệ thống quan trắc cảnh báo tự động một cách khoa học và có tính khả thi cao. Hệ thống quan trắc tự động đã đi vào hoạt động ổn định và bước đầu đã cung cấp cơ sở dữ liệu đáng tin cậy phục vụ công tác nghiên cứu và cảnh báo một số dạng tai biến địa chất. \Phân tích chuỗi các số liệu quan trắc 06 tháng đầu tiên cho thấy: \- Tương quan giữa độ lún S với pH là quan hệ đồng biến. Đây là phát hiện mới cử đề tài \- Mối quan hệ giữa pH với áp lực nước lỗ rỗng là mối quan hệ nghịch biến. Đây là phát hiện mới cử đề tài \- Tương quan giữa độ lún S với áp lực nước lỗ rỗng Pz là quan hệ nghịch biến \- Mối quan hệ giữa nhiệt độ với pH, độ lún và Pz chưa rõ ràng vì thời gian quan trắc chưa đủ dài nên chưa xác định được quy luật. \Hệ thống ghi đo cảm biến tự động hoạt động ổn định, các giá trị được cập nhật liên tục khi nguồn điện trong hệ thống được duy trì trên 9.30V. Hệ thống đo bị gián đoạn khi nguồn điện ắc quy cạn kiệt dưới 9.30V, khi đó máy ghi đo tự động CR800 sẽ ngừng hoạt động. \Ngoài các thông số đang quan trắc ở trạm, bộ ghi đo CR800 có thể tiếp nhận thêm các cảm biến đo mưa, đo nhiệt độ, độ ẩm không khí, áp suất khí quyển, hướng gió, tốc độ gió, bức xạ mặt trời, mức độ bay hơi… để trở thành một trạm quan trắc khí tượng thủy văn hoàn chỉnh. Các cảm biến khác như: độ ẩm trong đất, ứng suất, biến dạng trong đất; các cảm biến về môi trường như đo chất lượng nước, độ đục, chất lượng không khí …cũng có thể được bổ sung vào hệ thống để mở rộng khả năng của trạm quan trắc tự động nếu cần thiết. \ Qua quá trình hoạt động cho thấy, hệ thống truyền dẫn số liệu vô tuyến có ưu điểm: liên lạc không bị ngắt quãng, không cần đường dây nối máy tính với trạm nên độ ổn định sẽ cao. Tuy nhiên nếu trạm quan trắc ở xa vị trí đặt máy tính chủ thì cần phải sử dụng công nghệ liên lạc không dây khác như liên lạc bằng điện thoại vệ tinh; liên lạc bằng sóng di động GMS hoặc CDMA. \Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy hệ thống quan trắc cảnh báo tự động động thái và tính chất của nước ngầm tại Viện Địa chất hoạt động hiệu quả. Có thể nhân rộng mô hình này ở những khu vực trọng điểm khác nhằm xây dựng một mạng lưới quan trắc tự động trên toàn quốc

Nghiên cứu tổng quan các phương pháp quan trắc và cảnh báo tai biến địa chất trên thế giới và trong nước. Nghiên cứu phân tích và xử lý tài liệu địa chất- địa kỹ thuật khu vực dự kiến đặt trạm quan trắc tự động. Thiết kế hệ thống quan trắc trạng thái và tính chất của nước dưới đất. Nghiên cứu tính chất cơ lý của đất đá nơi đặt trạm quan trắc. Nghiên cứu lắp đặt các thiết bị quan trắc động thái, tính chất của nước dưới đất và biến dạng nền địa chất. - Nghiên cứu thử nghiệm mối tương quan giữa sự biến đổi áp lực nước lỗ rỗng của các lớp đất, mực nước dưới đất với quá trình lún cố kết của các lớp đất yếu và sụt lún bề mặt đất. Nghiên cứu thử nghiệm sự biến đổi các tính chất của nước dưới đất như pH, nhiệt độ, độ dẫn điện, áp lực nước lỗ rỗng, mực nước dưới đất

phòng TN

Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.

Đăng nhập để gửi bình luận.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Địa chỉ: Nhà A11- Số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 043.756 4344 - Fax: 043.756.4344
Email: vanthu@isi.vast.vn