GIỜ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng: 8:30 - 11:30
- Chiều: 13:30 - 16:30
Thứ 7, CN thư viện nghỉ
Hiển thị đơn giản Hiển thị MARC Hiển thị ISBD

Nghiên cứu chiết xuất axit Asiatic và các triterpen khác từ cây rau má và chuyển hóa chúng thành các hợp chất có hoạt tính sinh học

Tác giả: TS Trần Văn Lộc [trưởng phòng]; Đào Đức Thiện; Nguyễn Minh Thư; Phạm Thị Ninh; Phạm Văn Lý; Trần Đức Quân.
Kiểu tài liệu: materialTypeLabelSáchXuất bản: 2012Mô tả vật lý: 182tr. CDROM.Chủ đề: axit asiatic | cây rau má | chế phẩm sinh học | hợp chất hóa học | triterpenTóm tắt: Tìm hiểu tài liệu, tổng quan và chọn quy trình phù hợp để chiết cũng như tinh chế axit asiatic và các triterpen khác từ cây rau má. Thu mua, xử lý nguyên liệu. Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết tách quy mô 10kg nguyên liệu/mẻ. Xây dựng quy trình tối ưu tinh chế hợp chất axit asiatic và các triterpen khác. Tiến hành chuyển hóa axit asiatic thu được từ cây rau má thành các dẫn xuất mới. Thử hoạt tính bảo vệ gan (khoảng 2-3 mẫu trên mô hình gây tổn thương gan bằng paracetamol) và hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào (khoảng 5-6 mẫu, gồm chất có trong cây rau má và một số dẫn xuất tổng hợp được)Tóm tắt: Trong quá trình nghiên cứu Đề tài đạt được một số kết quả sau: \- Từ dịch chiết MeOH của rau má đã phân lập được 2 chất sạch là axit asiatic (0,37% so với mẫu khô) và axit madecassic (0,423% so với mẫu khô). \- Đã xây dựng được quy trình tối ưu chiết tách axit asiatic quy mô 10 kg nguyên liệu rau má khô/mẻ và quy trình tinh chế axit asiatic. \- Đã tổng hợp được 12 dẫn xuất của axit asiatic trong đó có 6 dẫn xuất mới. \- Cấu trúc của các chất trên đã được xác định bằng việc kết hợp các phương pháp phổ hiện đại như phổ hồng ngoại (FT-IR), phổ khối phân giải cac (HR-ESI-MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H -NMR, 13C-NMR,DEPT và phổ NMR hai chiều (H-H-COSY,HSQC và HMBC). \- Kết quả cho thấy tất cả các dẫn xuất đều có hoạt tính tương đối mạnh ức chế sự phát triển của 2 dòng tế bào ung thư thử nghiệm là BK và HepG2. Trong đó các chất RMAc-amit, RM-28Ac, RMAc2, Ac-RMPrAc, Ac-propanol có hoạt tính mạnh ức chế sự phát triển của 2 dòng tế bào ung thư thử nghiệm là: KB (IC50 = 0,41-1,74 μg/ml) và HepG2 (IC50 = 0,5-5,45 μg/ml), đặc biệt 2 chất RMAc amit (KB : IC50= 0,41 μg/ml; HepG2; IC50= 0,5 μg/ml) và Ac-RMPrAc (KB: IC50= 0,5 μg/ml; HepG2; IC50= 0,5 μg/ml) mạnh hơn mẫu tham khảo Ellipticine (IC50= 0,65-1,25 μg/ml). \- Các chất axit asiatic RM1, RMDV25mE, RM2Ac, RMAc2, RM-12DMSDV và RMAc3 có hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định mạnh với nồng độ ức chế 50% cá thể (IC50= 0,28-2,19 μg/ml) đối với khuẩn S. aureus và (IC50= 1,5 - 20,3 μg/ml đối với khuẩn B.subtilis). \- Chất RM1 và Ac-RMPrAc có hoạt tính bảo vệ gan tốt, làm giảm đáng kể hoạt độ của 2 enzyme chức năng gan là AST và ALT. Hàm lượng MDA trong gan đều giảm đáng kể so với không sử dụng đối chứng. Các mẫu này khi uống hoạt chất ở nồng độ cao thì hoạt độ AST và ALT được điều chỉnh tốt hơn so với khi uống ở nồng độ thấp
    Đánh giá trung bình: 0.0 (0 phiếu)
Kiểu tài liệu Kho hiện tại Ký hiệu phân loại Trạng thái Ngày hết hạn ĐKCB Số lượng đặt mượn
Báo cáo đề tài KHCN Báo cáo đề tài KHCN Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Phòng lưu trữ_P307
Không cho mượn ĐT284-2083
Tổng số đặt mượn: 0

Kết quả đề tài: Đạt

Xây dựng quy trình chiết tách và tinh chế axit asiatic và các triterpen khác từ cây rau má Việt Nam. Chuyển hóa chúng thành các dẫn xuất. Thử hoạt tính sinh học

Năm bắt đầu thực hiện: 2010

Năm kết thúc thực hiện: 2011

Năm nghiệm thu: 04/12/2012

Tìm hiểu tài liệu, tổng quan và chọn quy trình phù hợp để chiết cũng như tinh chế axit asiatic và các triterpen khác từ cây rau má. Thu mua, xử lý nguyên liệu. Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết tách quy mô 10kg nguyên liệu/mẻ. Xây dựng quy trình tối ưu tinh chế hợp chất axit asiatic và các triterpen khác. Tiến hành chuyển hóa axit asiatic thu được từ cây rau má thành các dẫn xuất mới. Thử hoạt tính bảo vệ gan (khoảng 2-3 mẫu trên mô hình gây tổn thương gan bằng paracetamol) và hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào (khoảng 5-6 mẫu, gồm chất có trong cây rau má và một số dẫn xuất tổng hợp được)

Trong quá trình nghiên cứu Đề tài đạt được một số kết quả sau: \- Từ dịch chiết MeOH của rau má đã phân lập được 2 chất sạch là axit asiatic (0,37% so với mẫu khô) và axit madecassic (0,423% so với mẫu khô). \- Đã xây dựng được quy trình tối ưu chiết tách axit asiatic quy mô 10 kg nguyên liệu rau má khô/mẻ và quy trình tinh chế axit asiatic. \- Đã tổng hợp được 12 dẫn xuất của axit asiatic trong đó có 6 dẫn xuất mới. \- Cấu trúc của các chất trên đã được xác định bằng việc kết hợp các phương pháp phổ hiện đại như phổ hồng ngoại (FT-IR), phổ khối phân giải cac (HR-ESI-MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H -NMR, 13C-NMR,DEPT và phổ NMR hai chiều (H-H-COSY,HSQC và HMBC). \- Kết quả cho thấy tất cả các dẫn xuất đều có hoạt tính tương đối mạnh ức chế sự phát triển của 2 dòng tế bào ung thư thử nghiệm là BK và HepG2. Trong đó các chất RMAc-amit, RM-28Ac, RMAc2, Ac-RMPrAc, Ac-propanol có hoạt tính mạnh ức chế sự phát triển của 2 dòng tế bào ung thư thử nghiệm là: KB (IC50 = 0,41-1,74 μg/ml) và HepG2 (IC50 = 0,5-5,45 μg/ml), đặc biệt 2 chất RMAc amit (KB : IC50= 0,41 μg/ml; HepG2; IC50= 0,5 μg/ml) và Ac-RMPrAc (KB: IC50= 0,5 μg/ml; HepG2; IC50= 0,5 μg/ml) mạnh hơn mẫu tham khảo Ellipticine (IC50= 0,65-1,25 μg/ml). \- Các chất axit asiatic RM1, RMDV25mE, RM2Ac, RMAc2, RM-12DMSDV và RMAc3 có hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định mạnh với nồng độ ức chế 50% cá thể (IC50= 0,28-2,19 μg/ml) đối với khuẩn S. aureus và (IC50= 1,5 - 20,3 μg/ml đối với khuẩn B.subtilis). \- Chất RM1 và Ac-RMPrAc có hoạt tính bảo vệ gan tốt, làm giảm đáng kể hoạt độ của 2 enzyme chức năng gan là AST và ALT. Hàm lượng MDA trong gan đều giảm đáng kể so với không sử dụng đối chứng. Các mẫu này khi uống hoạt chất ở nồng độ cao thì hoạt độ AST và ALT được điều chỉnh tốt hơn so với khi uống ở nồng độ thấp

phòng TN

Các chất có hoạt tính sinh học

Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.

Đăng nhập để gửi bình luận.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Địa chỉ: Nhà A11- Số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 043.756 4344 - Fax: 043.756.4344
Email: vanthu@isi.vast.vn