Nghiên cứu xây dựng mô hình phục hồi hệ sinh thái suy thoái ở Miền núi các tỉnh phía Bắc Việt Nam bằng các loài cây gỗ quý bản địa
Tác giả: GS.TS. Nguyễn Tiến Bân [Chủ nhiệm đề tài]; Hà Thị Vân; Ma Thị Vân; Ninh Văn Long; Nguyễn Khắc Khôi; Nguyễn Văn Sơn; Vũ Xuân Phương.
Kiểu tài liệu: SáchXuất bản: 1995Mô tả vật lý: 14tr.Chủ đề: NCCG Công nghệ mới | cây gỗ quý bản địa | đinh | hệ sinh thái suy thoái | hoàng đàn | lim xanh | nghiến | sến mật | táu mật | trám trắng | vườn ươm | Xây dựng mô hình phục hồiTóm tắt: - Khảo sát tìm nguồn giống các loài cây gỗ quý có giá trị kinh tế cao ở các tỉnh thuộc khu Việt Bắc (Tuyên Quang, Hà Giang, Cao bằng, Bắc Thái, Lạng Sơn) và vùng phụ cận. - Xây dựng vườn ươm, vườn dẫn giống, sưu tầm hạt giống, cây giống, tổ chức ươm gie, thử nghiệm các kỹ thuật nhân và tạo giống, những loài cây gỗ quý, chăm sóc để có cây giống đủ tiêu chuẩn cho việc triển khai xây dựng mô hình. - Chọn địa điểm tổ chức mô hình, xác định quy mô và cấu túc mô hình, tiến hành thiết kế và chọn phương án triển khai mô hình.Tóm tắt: Việc chặt phá rừng bừa bãi, không có kế hoạch, kéo dài nhiều năm đã làm cho nhiều khu rừng quý giá trở nên nghèo kiệt, diện tích núi hoang, đồi trọc ngày càng mở rộng. Thêm nữa nạn đốt nương, làm rãy ở miền núi hiện nay vẫn đang còn tiếp diễn, làm cho tình trạng suy thoái các hệ sinh thái ở miền núi càng thêm trầm trọng. ngành Lâm nghiệp, các ngành hữu quan khác và các tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế đã quan tâm đến việc phủ xanh đất trống đồi trọc ở nước ta. Song cho đến nay việc phục hồi lại các hệ sinh thái rừng vẫn còn là vấn đề nan giải. Nhiều khu rừng trồng đã được mọc lên, nhưng giống cây trồng rừng lại là những cây nhập nội, như Keo, Bạch đàn,... có tác dụng cải tạo môi trường sinh thái rất thấp, thậm trí nhiều ý kiến cho rằng trồng Bạch đàn ở vùng đồi núi trọc sẽ gây hậu quả xấu về lâu dài. Vì những lý do vừa nêu, đã đến lúc phải tìm ra những giải pháp thực tế nhằm khôi phục lại những nguồn gien quý của rừng miền Bắc nước ta, bổ sung cho tập đoàn giống cây rừng của địa phương vừa có giá trị kinh tế vưa tích cực tham gia phục hồi lại thảm thực vật rừng nhiệt đói của đất nước. \Sau 2 năm thực hiện đề tài với mục đích trên, nhóm tác giả đã hoàn thành đề tài và đưa ra các kết quả bước đầu: \- Đã xác định 16 loài cây gỗ quý được ứu tiên chọn và tạo giống để đưa vào cơ cấu rừng trồng ở vùng nghiên cứu. Tiến hành xây dựng mô hình dùng các cây gỗ quý bản địa phục hồi hệ sinh thái suy thoái (ở Tuyên Quang0, trên diện tích liền khoảng rộng 8 ha, ở Hợp tác xã Giêng Chanh, xã Kim Phú, huyện yên Sơn. Đã đưa cây giống của 8 loài gỗ quý 9Trams, Chò chỉ, Quế, Re, Giổi, Giẻ đỏ, Muỗng đen, Kháo vàng) trồng (từ tháng 8 năm 1995)trên khu vực thí nghiệm. Những hộ tham gia đề tài đều rất phấm khởi và đang tích cực thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ mô hình. \- Bước đầu xây dựng mô hình vườn rừng, phục hồi sự đa dạng các loài cây gỗ quý bản địa, bổ sung cây ăn quả, cây dược liệu có giái trị kinh tế trên diện tích 2 ha thuộc xã Bằng Lũng, Chợ Đồn, Bắc Cạn. Xây dựng điểm tập trung các nguồn gien quý hiếm của rừng núi các tỉnh phía Bắc, làm cơ sở nghiên cứu các đặc tính sinh học, sinh thái học của các loài, phục vụ các nghiên cứu về khu hệ và tài nguyên thực vật.Kiểu tài liệu | Kho hiện tại | Ký hiệu phân loại | Trạng thái | Ngày hết hạn | ĐKCB | Số lượng đặt mượn |
---|---|---|---|---|---|---|
Báo cáo đề tài KHCN |
Trung tâm Thông tin - Tư liệu
Trung tâm Thông tin - Tư liệu |
Không cho mượn | ĐT25-197 |
- Điều tra, tuyển chọn tập đoàn những loại cây gỗ quý vốn có trong rừng vùng núi các tỉnh phía Bắc (chủ yếu ở khu Việt Bắc cũ); sưu tầm nguồn giống, tổ chức gieo ươm, tạo cây giống cung cấp cho mô hình thử ngiệm. - Chọn địa điểm tổ chức mô hình, xác định quy mô và cấu trúc mô hình thử nghiệm xây dựng các loại mô hình tại các vùng sinh thái tiêu biểu khác nhau (vùng đồi trung du, vùng núi cao có hệ sinh thái rừng suy thoái). Nghiên cứu, theo dõi sự phát triển của mô hình, điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết.
Kết quả đề tài: Đạt
Năm bắt đầu thực hiện: 1994
Năm kết thúc thực hiện: 1995
Năm nghiệm thu: 31/12/1995
- Khảo sát tìm nguồn giống các loài cây gỗ quý có giá trị kinh tế cao ở các tỉnh thuộc khu Việt Bắc (Tuyên Quang, Hà Giang, Cao bằng, Bắc Thái, Lạng Sơn) và vùng phụ cận. - Xây dựng vườn ươm, vườn dẫn giống, sưu tầm hạt giống, cây giống, tổ chức ươm gie, thử nghiệm các kỹ thuật nhân và tạo giống, những loài cây gỗ quý, chăm sóc để có cây giống đủ tiêu chuẩn cho việc triển khai xây dựng mô hình. - Chọn địa điểm tổ chức mô hình, xác định quy mô và cấu túc mô hình, tiến hành thiết kế và chọn phương án triển khai mô hình.
Việc chặt phá rừng bừa bãi, không có kế hoạch, kéo dài nhiều năm đã làm cho nhiều khu rừng quý giá trở nên nghèo kiệt, diện tích núi hoang, đồi trọc ngày càng mở rộng. Thêm nữa nạn đốt nương, làm rãy ở miền núi hiện nay vẫn đang còn tiếp diễn, làm cho tình trạng suy thoái các hệ sinh thái ở miền núi càng thêm trầm trọng. ngành Lâm nghiệp, các ngành hữu quan khác và các tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế đã quan tâm đến việc phủ xanh đất trống đồi trọc ở nước ta. Song cho đến nay việc phục hồi lại các hệ sinh thái rừng vẫn còn là vấn đề nan giải. Nhiều khu rừng trồng đã được mọc lên, nhưng giống cây trồng rừng lại là những cây nhập nội, như Keo, Bạch đàn,... có tác dụng cải tạo môi trường sinh thái rất thấp, thậm trí nhiều ý kiến cho rằng trồng Bạch đàn ở vùng đồi núi trọc sẽ gây hậu quả xấu về lâu dài. Vì những lý do vừa nêu, đã đến lúc phải tìm ra những giải pháp thực tế nhằm khôi phục lại những nguồn gien quý của rừng miền Bắc nước ta, bổ sung cho tập đoàn giống cây rừng của địa phương vừa có giá trị kinh tế vưa tích cực tham gia phục hồi lại thảm thực vật rừng nhiệt đói của đất nước. \Sau 2 năm thực hiện đề tài với mục đích trên, nhóm tác giả đã hoàn thành đề tài và đưa ra các kết quả bước đầu: \- Đã xác định 16 loài cây gỗ quý được ứu tiên chọn và tạo giống để đưa vào cơ cấu rừng trồng ở vùng nghiên cứu. Tiến hành xây dựng mô hình dùng các cây gỗ quý bản địa phục hồi hệ sinh thái suy thoái (ở Tuyên Quang0, trên diện tích liền khoảng rộng 8 ha, ở Hợp tác xã Giêng Chanh, xã Kim Phú, huyện yên Sơn. Đã đưa cây giống của 8 loài gỗ quý 9Trams, Chò chỉ, Quế, Re, Giổi, Giẻ đỏ, Muỗng đen, Kháo vàng) trồng (từ tháng 8 năm 1995)trên khu vực thí nghiệm. Những hộ tham gia đề tài đều rất phấm khởi và đang tích cực thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ mô hình. \- Bước đầu xây dựng mô hình vườn rừng, phục hồi sự đa dạng các loài cây gỗ quý bản địa, bổ sung cây ăn quả, cây dược liệu có giái trị kinh tế trên diện tích 2 ha thuộc xã Bằng Lũng, Chợ Đồn, Bắc Cạn. Xây dựng điểm tập trung các nguồn gien quý hiếm của rừng núi các tỉnh phía Bắc, làm cơ sở nghiên cứu các đặc tính sinh học, sinh thái học của các loài, phục vụ các nghiên cứu về khu hệ và tài nguyên thực vật.
Miền núi các tỉnh phía Bắc
Đề tài độc lập
Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.