GIỜ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng: 8:30 - 11:30
- Chiều: 13:30 - 16:30
Thứ 7, CN thư viện nghỉ
Hiển thị đơn giản Hiển thị MARC Hiển thị ISBD

Tài nguyên nấm cộng sinh khu vực VQG Tam Đảo

Tác giả: TS Nguyễn Hồng Hà; Lê Thị Minh Thành; Nguyễn Quỳnh Hoa; Nguyễn Thị Ánh Tuyết; Trần Ngọc Ninh; Trịnh Thị Thu Hà; Vũ Thị Nhung.
Kiểu tài liệu: materialTypeLabelSáchXuất bản: 2004Mô tả vật lý: 86tr.Chủ đề: nấm cộng sinh | tài nguyên sinh vật | vườn quốc gia Tam ĐảoTóm tắt: Điều tra thực địa, khảo sát tổng hợp khu vực vườn quốc gia Tam Đảo để xác định địa điểm định kỳ thu mẫu quả thể kích thước lớn. Thu thập các mẫu quả thể nấm lớn, các mẫu rễ, mẫu đất. Nhận dạng nấm cộng sinh bằng phương pháp mô tả hình thái, giải phẫu đặc điểm cấu trúc nhìn thấy và cấu trúc hiển vi quả thể nấm. Nhận dạng nấm cộng sinh bằng phương pháp tẩy nhuộm rễ, quan sát phát hiện nấm rễ cộng sinh với rễ cây chủ. Tái sinh và nhân nuôi vô tính, theo dõi khả năng hình thành khuẩn lạc trên các môi trường dinh dưỡng. Bảo quản mẫu nấm cộng sinh theo phương pháp làm tiêu bản quả thể nấm và bảo quản vật liệu di truyền các mẫu nấm cộng sinh dưới dạng ADN tinh khiết ở nhiệt độ thấp. Vi sinh vật tại vùng rễ quyển có nấm rễ. Đánh giá lợi ích của nấm ngoại sinh cộng sinh có quả thể kích thước lớnTóm tắt: Nấm cộng sinh ở thực vật là một nguồn tài nguyên sinh vật còn ít được quan tâm nghiên cứu ở nước ta trong khi giá trị kinh tế cũng như vai trò và vị trí của nó trong các hệ sinh thái tự nhiên là vô cùng quan trọng. Một số nấm cộng sinh có quả thể kích thước lớn là loại thực phẩm cao cấp phục vụ tiêu dùng cho các nhà hàng, khách sạn. Bổ sung những thông tin về tài nguyên nấm cộng sinh khu vực vườn Quốc gia Tam Đảo không chỉ nhằm thẩm định một nguồn tài nguyên sinh học quý mà còn nhằm làm sáng tỏ cơ sở khoa học của giải pháp sinh học trong chiến lược bảo tồn quản lý tổng thể vườn quốc gia. \Bằng các phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm cho ta kết quả như sau: \Hệ thực vật tại VQG Tam Đảo đa dạng và phong phú về thành phần loài, diện tích rừng lớn với cá kiểu thảm thực vật khác nhau. Các thảm thực vật này đều phong phú về các loại tầng rừng. Đó là điều kiện sinh thái môi trường đa dạng để phát triển các loại sinh vật trên thảm mục như các loại nấm quả thể kích thước lớn bao gồm cả nấm ngoại cộng sinh với cây rừng. \VQG Tam Đảo thể hiện sự đa dạng của khu hệ nấm lớn. Các loại nấm lớn không thuộc nấm cộng sinh chiếm ưu thế hơn cả là các loài trong lớp nấm Đảm và nấm Túi. Các loài nấm ngoại cộng sinh quả thể kích thước lớn hầu hết là các loài thuộc nấm Đảm. \Nấm cộng sinh phân bố tại khu rừng thông của VQG Tam Đảo khá đa dạng và số lượng thay đổi rõ rệt theo mùa trong năm, chúng hầu hết thuộc 3 họ thuộc nấm Đảm. \Tần xuất xuất hiện các loài nấm cộng sinh có quả thể kích thước lớn phân bố tại vùng rừng VQG Tam Đảo chiếm khoảng 21,12% so với các loài nấm lớn. \Đã nhận dạng được 3 loài nấm ngoại cộng sinh có quả thể kích thước lớn cộng sinh với cây Thông 3 lá và cây dẻ tại khu vực VQG Tam Đảo \Đã tách, tinh khiết thành công ADN của đại diện 4 nấm ngoại cộng sinh khu vực VQG Tam Đảo để bảo quản lâu dài và làm vật liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy sau này. \Trong số nấm có quả thể kích thước lớn cả cộng sinh cả không cộng sinh với cây tại khu vực VQG Tam Đảo có một số loài có tác dụng làm thực phẩm đặc biệt là làm dược liệu quý theo tài liệu trong và ngoài nước. \Các nhà khoa học đề nghị tiếp tục được cấp kinh phí nghiên cứu sâu hơn đề tài này tại các khu vực khác trong nước và ứng dụng chúng cho các ngành khoa học khác
    Đánh giá trung bình: 0.0 (0 phiếu)
Kiểu tài liệu Kho hiện tại Ký hiệu phân loại Trạng thái Ngày hết hạn ĐKCB Số lượng đặt mượn
Báo cáo đề tài KHCN Báo cáo đề tài KHCN Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Phòng lưu trữ_P307
Không cho mượn ĐT250-1958
Tổng số đặt mượn: 0

Kết quả đề tài: Đạt

Đánh giá tài nguyên nấm cộng sinh có quả thể kích thước lớn trong số các nấm lớn hiện có ở vườn Quốc gia Tam Đảo làm cơ sở sử dụng bền vững và ứng dụng trong quản lý các hệ sinh thái tài nguyên

Năm bắt đầu thực hiện: 2002

Năm kết thúc thực hiện: 2003

Năm nghiệm thu: 01/01/2004

Điều tra thực địa, khảo sát tổng hợp khu vực vườn quốc gia Tam Đảo để xác định địa điểm định kỳ thu mẫu quả thể kích thước lớn. Thu thập các mẫu quả thể nấm lớn, các mẫu rễ, mẫu đất. Nhận dạng nấm cộng sinh bằng phương pháp mô tả hình thái, giải phẫu đặc điểm cấu trúc nhìn thấy và cấu trúc hiển vi quả thể nấm. Nhận dạng nấm cộng sinh bằng phương pháp tẩy nhuộm rễ, quan sát phát hiện nấm rễ cộng sinh với rễ cây chủ. Tái sinh và nhân nuôi vô tính, theo dõi khả năng hình thành khuẩn lạc trên các môi trường dinh dưỡng. Bảo quản mẫu nấm cộng sinh theo phương pháp làm tiêu bản quả thể nấm và bảo quản vật liệu di truyền các mẫu nấm cộng sinh dưới dạng ADN tinh khiết ở nhiệt độ thấp. Vi sinh vật tại vùng rễ quyển có nấm rễ. Đánh giá lợi ích của nấm ngoại sinh cộng sinh có quả thể kích thước lớn

Nấm cộng sinh ở thực vật là một nguồn tài nguyên sinh vật còn ít được quan tâm nghiên cứu ở nước ta trong khi giá trị kinh tế cũng như vai trò và vị trí của nó trong các hệ sinh thái tự nhiên là vô cùng quan trọng. Một số nấm cộng sinh có quả thể kích thước lớn là loại thực phẩm cao cấp phục vụ tiêu dùng cho các nhà hàng, khách sạn. Bổ sung những thông tin về tài nguyên nấm cộng sinh khu vực vườn Quốc gia Tam Đảo không chỉ nhằm thẩm định một nguồn tài nguyên sinh học quý mà còn nhằm làm sáng tỏ cơ sở khoa học của giải pháp sinh học trong chiến lược bảo tồn quản lý tổng thể vườn quốc gia. \Bằng các phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm cho ta kết quả như sau: \Hệ thực vật tại VQG Tam Đảo đa dạng và phong phú về thành phần loài, diện tích rừng lớn với cá kiểu thảm thực vật khác nhau. Các thảm thực vật này đều phong phú về các loại tầng rừng. Đó là điều kiện sinh thái môi trường đa dạng để phát triển các loại sinh vật trên thảm mục như các loại nấm quả thể kích thước lớn bao gồm cả nấm ngoại cộng sinh với cây rừng. \VQG Tam Đảo thể hiện sự đa dạng của khu hệ nấm lớn. Các loại nấm lớn không thuộc nấm cộng sinh chiếm ưu thế hơn cả là các loài trong lớp nấm Đảm và nấm Túi. Các loài nấm ngoại cộng sinh quả thể kích thước lớn hầu hết là các loài thuộc nấm Đảm. \Nấm cộng sinh phân bố tại khu rừng thông của VQG Tam Đảo khá đa dạng và số lượng thay đổi rõ rệt theo mùa trong năm, chúng hầu hết thuộc 3 họ thuộc nấm Đảm. \Tần xuất xuất hiện các loài nấm cộng sinh có quả thể kích thước lớn phân bố tại vùng rừng VQG Tam Đảo chiếm khoảng 21,12% so với các loài nấm lớn. \Đã nhận dạng được 3 loài nấm ngoại cộng sinh có quả thể kích thước lớn cộng sinh với cây Thông 3 lá và cây dẻ tại khu vực VQG Tam Đảo \Đã tách, tinh khiết thành công ADN của đại diện 4 nấm ngoại cộng sinh khu vực VQG Tam Đảo để bảo quản lâu dài và làm vật liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy sau này. \Trong số nấm có quả thể kích thước lớn cả cộng sinh cả không cộng sinh với cây tại khu vực VQG Tam Đảo có một số loài có tác dụng làm thực phẩm đặc biệt là làm dược liệu quý theo tài liệu trong và ngoài nước. \Các nhà khoa học đề nghị tiếp tục được cấp kinh phí nghiên cứu sâu hơn đề tài này tại các khu vực khác trong nước và ứng dụng chúng cho các ngành khoa học khác

VQG Tam Đảo

Sinh thái tài nguyên sinh vật

Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.

Đăng nhập để gửi bình luận.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Địa chỉ: Nhà A11- Số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 043.756 4344 - Fax: 043.756.4344
Email: vanthu@isi.vast.vn