GIỜ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng: 8:30 - 11:30
- Chiều: 13:30 - 16:30
Thứ 7, CN thư viện nghỉ
Hiển thị đơn giản Hiển thị MARC Hiển thị ISBD

Đánh giá hiện trạng, phân vùng cảnh báo chi tiết nguy cơ, đề xuất các giải pháp phòng tránh tai biến nứt đất, trượt lở đất làm cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển bền vũng kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Nam

Tác giả: TS Phạm Văn Hùng [Chủ nhệm đề tài]; Bùi Văn Thơm; Lại Hợp Phòng; Nguyễn Công Quân; Nguyễn Công Quân; Nguyễn Công Tuyết; Nguyễn Quảng Xuyên; Phan Đông Pha; Trần Văn Dương.
Kiểu tài liệu: materialTypeLabelSáchXuất bản: 2011Mô tả vật lý: 144tr. CDROM.Chủ đề: Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai | nứt đất | phòng chống nứt đất | Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai | trượt lở đấtTóm tắt: - Điều tra đánh giá chi tiết hiện trạng tai biến nứt đất và trượt lở đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, chú trọng ở khu vực Đường Hồ Chí Minh, đoạn từ Tây Giang đến Phước Sơn và Hồ Phú Ninh với các nhiệm vụ cụ thể: khảo sát đo vẽ chi tiết các khối trượt, xác định kích thước, phân loại khối trượt, thống kê thiệt hại do nứt đất và trượt lở đất gây nên; điều tra các giải pháp áp dụng phòng chống nứt đất và trượt lở đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; - Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá chi tiết các yếu tố tác động đến nguyên nhân, cơ chế hình thành và phát triển tai biến nứt đất, trượt lở đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, bao gồm: nhóm các yếu tố địa mạo, địa chất thạch học, địa chất thủy văn, địa chất công trình, chuyển động tân kiến tạo, đứt gẫy hoạt động, khí hậu thủy văn, độ che phủ thực vật và hoạt động kinh tế-xã hội của con người; - Phân tích đánh giá tổng hợp, đánh giá vai trò của từng yếu tố và tổng hợp các yếu tố tác động phát sinh nứt đất và trượt lở đất: nghiên cứu khoanh vùng cảnh báo nguy cơ, đánh giá rủi ro do tai biến gây ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, khu vực Đường Hồ Chính Minh, đoạn từ Tây Giang đến phước Sơn và Hồ Phú Ninh; - Đề xuất các giải pháp phòng chống, phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại do những tai biến này gây ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, khu vực Đường Hồ Chí Minh và Hồ Phú Ninh.Tóm tắt: Vấn đề nghiên cứu phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra đã, đang được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Những tai biến địa chất như: nứt đất, trượt lở đất, lũ quét-lũ bùn đá còn chưa được quan tâm nghiên cứu, mặc dù những hậu quả do chúng gây ra cho đời sống kinh tế-xã hội là không nhỏ. Cho đến nay, phần lớn các công trình nghiên cứu mang tính khu vực lớn (vùng, miền, lãnh thổ cả nước), tỷ lệ nhỏ (1/1000000, 1/500000, 1/200000) trong đó có địa bàn tỉnh Quảng Nam và mức độ chi tiết chưa cao. Những giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra còn mang tính định hướng, chưa cụ thể. Việc quy hoạch phát triển bền vững kinh tế-xã hội cho các địa phương thuộc tỉnh Quang Nam còn nhiều hạn chế, bất cập. Rõ ràng rằng, vấn đề nghiên cứu phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra ở Quan Nam là một vấn đề cấp bách của thực tiễn đời sống kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Nam. Do đó, nhóm tác giả đề tài đã tiến hành đề tài và đưa ra kết quả sau: \- Đánh giá được hiện trạng tai biến nứt đất, trượt lở đất xảy ra và có diễn biến phát triển rất phức tạp. Trên toàn tỉnh đã xác lập 76 điểm nứt đất, 529 khối trượt lớn nhỏ. Trong đó có tới 15 điểm nứt đất nguy hiểm, 262 khối trượt có quy mô lớn và 167 khối trượt có quy mô nhỏ. \- Nứt đất diễn ra trên các đối tượng khác nhau: nứt đường giao thông (ĐHCM, QL14D, TL604, TL616,...); nứt núi, nứt đồi (núi Đầu Voi, núi Vú, đồi Cù Lao, núi Kim Sơn, hòn Bằng,...). Nứt đất chủ yếu phân bố dọc theo các đứt gẫy hoạt động có phương TB-ĐN, ĐB-TN, á vỹ tuyến, á kinh tuyến và tạo thành các dải nứt đất chạy từ A Tép, A Vương đến dốc Kiền, từ Duy Xuyên đến Hiệp Đức, từ tà BHinh, Đắc Pring đến Bắc Trà My,... \- Tỉnh Quảng Nam là một trong những tỉnh có tai biến trượt lở diễn ra ở mức độ lớn nhất nước ta. Các khối trượt diễn ra ở vùng miền núi, nơi có độ dốc từ 25-45 độ; trên các kiểu vỏ phong hóa ferosialit. sialferit và các trầm tích Đệ từ bở rời nguồn gốc hỗn hợp (apd). Các khối trượt lớn, xuất hiện nhiều lần phân bố tập trung ở huyện Tây Giang, Đông Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Tiên Phước; đặc biệt ở dọc ĐHCM, đoạn Tây Giang-Đông Giang, đoạn Phước Sơn và khu vực Hồ Phú Ninh. \Nguyên nhân phát sinh nứt đất, trượt lở đất \- Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nứt đất chủ yếu được tạo thành bởi tác động của các điều kiện địa động lục hiện đại. Chúng là kết quả của hoạt động trượt bằng phải - thuận của đứt gẫy phương TB-ĐN và trượt bằng trái-thuận của đứt gãy phương ĐB-TN trong bối cảnh địa động lực hiện đại với trường ứng suất kiểu trượt-giãn có trực nén ép ngang theo phương á kinh tuyến. \- Trượt lở đất ở tinh Quảng Nam hình thành và phát triển do 10 yếu tố tác động chủ yếu. Trong đó vai trò của yếu tố độ dốc và lượng mưa là quan trọng nhất, tiếp theo là các yếu tố vỏ phong hóa, địa chất công trình, mật độ đứt gẫy, đới động lực đứt gẫy, địa chất thủy văn, mật độ chia cắt sâu, mật độ chia cắt ngang, độ che phủ thực vật và hoạt động KT-XH của con người. \Khoanh vùng cảnh báo nguy cơ nứt đất (NĐ), trượt lở đất (TLĐ) tỉnh Quảng Nam được xây dựng bằng hệ phương pháp hiện đại: phương pháp phân tích thang bậc (phân tích so sánh cặp) và phân tích không gian trong môi trường GÍ. Bản đồ khoanh vùng cảnh báo nguy cơ TL:Đ ở tỉnh Quảng Nam được xây dựng bằng tích hợp 10 bản đồ nguy cơ trượt lở đất thành phần và thể hiện 5 cấp nguy cơ khác nhau. Vùng có nguy cơ trượt lở rất cao chỉ chiếm 3, 07% cao chiếm 24,44% trung bình chiếm 43,03%, thấp chiếm 13,30% và rất thấp chiếm 14,8% diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Nam. Trên địa bàn các huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Tra My, Nam Trà My và Tiên Phước nguy cơ TLĐ ở cấp độ cao và rất cao chiếm 30-40% diện tích tự nhiên của mỗi huyện. Khu vực đường Hồ Chí Minh và Hồ Phú Ninh là nơi có nguy cơ TLĐ diễn ra ở mức độ cao. \- Bản đồ khoanh vùng cảnh báo nguy cơ nứt đất thể hiện là những vùng ảnh hưởng địa động lực hiện đại và thể hiện là những vùng ảnh hưởng địa động lực hiện đại và thể hiện 5 cấp khác nhau. Vùng có nguy cơ nứt đất cao là đời Duy Xuyên - Hiệp Đức và Thạnh Mỹ - Đại Hiệp. Vùng có nguy cơ nứt đất trung bình gồm các đời Sông Côn, A Đen-Ái Nghĩa, Phước Cuân-Tam Kỳ. \- Bản đồ rủi ro tai biến NĐ, TLĐ tỉnh Quang Nam thể hiện 5 cấp độ khác nhau. Vùng có mức độ rủi ro rất cao và cao chiếm 10% diện tích tự Nông Sơn, Tiên Phước, Phú Ninh và Phước Sơn. Vùng có mức độ rủi ro trung bình chiếm 45% diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Nam, Hiệp đức, Nam Tra My, Bắc Tra My và Phước Sơn. Vùng có mức độ rủi ro thấp và rất thấp chiếm 45% diện tích tự nhiên của tỉnh, trên địa bàn các huyện Tây Giang, Nam Giang, Thăng Bình, Điện Bàn, Núi Thành, thành phố Hội An và Tam Kỳ. \Về đề xuất các giả pháp phòng tránh nứt đất, trượt lở đát: \- Các giải pháp quản lý và kỹ thuật phòng tránh trượt lở đất đã được lựa chọn áp dụng. Trong đó nhấn mạnh giải pháp quản lý con người. Các giải pháp kỹ thuật bao gồm các giải pháp kỹ thuật từ đơn giản dễ làm, quy mô nhỏ như trồng cỏ và cây bụi đến các giải pháp kỹ thuật cần những đầu tư lớn, lâu dài như: bê tông phun lưới thép chống trượt lở, phụt vữa bê tông ép chống trượt, tường chống giữ và neo chống trượt phục vụ cho việc phòng tránh giảm nhẹ thiên tai trên đường Hồ Chí Minh, đoạn tỉnh Quảng Nam và khu vực Hồ Phú Ninh. \- Giải phpas xây dựng móng đệm cát chống nứt đất cho công trình nhà cấp 2, 3 đã được đề xuất áp dựng cho các công trình dân sinh ở những nơi có nguy cơ nứt đất cao. Các giải pháp chống nứt đất cao. Các giải pháp chống nứt đất trên đường giao thông áp dụng với đầu tư lớn: xây dựng lại nền móng công trình bằng nệm cát dầy, trải bê tông nhựa hoặc bê tông cốt thép.
    Đánh giá trung bình: 0.0 (0 phiếu)
Kiểu tài liệu Kho hiện tại Ký hiệu phân loại Trạng thái Ngày hết hạn ĐKCB Số lượng đặt mượn
Báo cáo đề tài KHCN Báo cáo đề tài KHCN Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Phòng lưu trữ_P307
Không cho mượn ĐT240-1921
Tổng số đặt mượn: 0

- Đánh giá hiện trạng, khoanh vùng cảnh báo nguy cơ nứt đất, trượt lở đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; - Đề xuất các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại do nứt đất và trượt lở đất gây ra.

Kết quả đề tài: Đạt

Năm bắt đầu thực hiện: 2009

Năm kết thúc thực hiện: 2010

Năm nghiệm thu: 30/12/2010

- Điều tra đánh giá chi tiết hiện trạng tai biến nứt đất và trượt lở đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, chú trọng ở khu vực Đường Hồ Chí Minh, đoạn từ Tây Giang đến Phước Sơn và Hồ Phú Ninh với các nhiệm vụ cụ thể: khảo sát đo vẽ chi tiết các khối trượt, xác định kích thước, phân loại khối trượt, thống kê thiệt hại do nứt đất và trượt lở đất gây nên; điều tra các giải pháp áp dụng phòng chống nứt đất và trượt lở đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; - Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá chi tiết các yếu tố tác động đến nguyên nhân, cơ chế hình thành và phát triển tai biến nứt đất, trượt lở đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, bao gồm: nhóm các yếu tố địa mạo, địa chất thạch học, địa chất thủy văn, địa chất công trình, chuyển động tân kiến tạo, đứt gẫy hoạt động, khí hậu thủy văn, độ che phủ thực vật và hoạt động kinh tế-xã hội của con người; - Phân tích đánh giá tổng hợp, đánh giá vai trò của từng yếu tố và tổng hợp các yếu tố tác động phát sinh nứt đất và trượt lở đất: nghiên cứu khoanh vùng cảnh báo nguy cơ, đánh giá rủi ro do tai biến gây ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, khu vực Đường Hồ Chính Minh, đoạn từ Tây Giang đến phước Sơn và Hồ Phú Ninh; - Đề xuất các giải pháp phòng chống, phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại do những tai biến này gây ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, khu vực Đường Hồ Chí Minh và Hồ Phú Ninh.

Vấn đề nghiên cứu phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra đã, đang được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Những tai biến địa chất như: nứt đất, trượt lở đất, lũ quét-lũ bùn đá còn chưa được quan tâm nghiên cứu, mặc dù những hậu quả do chúng gây ra cho đời sống kinh tế-xã hội là không nhỏ. Cho đến nay, phần lớn các công trình nghiên cứu mang tính khu vực lớn (vùng, miền, lãnh thổ cả nước), tỷ lệ nhỏ (1/1000000, 1/500000, 1/200000) trong đó có địa bàn tỉnh Quảng Nam và mức độ chi tiết chưa cao. Những giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra còn mang tính định hướng, chưa cụ thể. Việc quy hoạch phát triển bền vững kinh tế-xã hội cho các địa phương thuộc tỉnh Quang Nam còn nhiều hạn chế, bất cập. Rõ ràng rằng, vấn đề nghiên cứu phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra ở Quan Nam là một vấn đề cấp bách của thực tiễn đời sống kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Nam. Do đó, nhóm tác giả đề tài đã tiến hành đề tài và đưa ra kết quả sau: \- Đánh giá được hiện trạng tai biến nứt đất, trượt lở đất xảy ra và có diễn biến phát triển rất phức tạp. Trên toàn tỉnh đã xác lập 76 điểm nứt đất, 529 khối trượt lớn nhỏ. Trong đó có tới 15 điểm nứt đất nguy hiểm, 262 khối trượt có quy mô lớn và 167 khối trượt có quy mô nhỏ. \- Nứt đất diễn ra trên các đối tượng khác nhau: nứt đường giao thông (ĐHCM, QL14D, TL604, TL616,...); nứt núi, nứt đồi (núi Đầu Voi, núi Vú, đồi Cù Lao, núi Kim Sơn, hòn Bằng,...). Nứt đất chủ yếu phân bố dọc theo các đứt gẫy hoạt động có phương TB-ĐN, ĐB-TN, á vỹ tuyến, á kinh tuyến và tạo thành các dải nứt đất chạy từ A Tép, A Vương đến dốc Kiền, từ Duy Xuyên đến Hiệp Đức, từ tà BHinh, Đắc Pring đến Bắc Trà My,... \- Tỉnh Quảng Nam là một trong những tỉnh có tai biến trượt lở diễn ra ở mức độ lớn nhất nước ta. Các khối trượt diễn ra ở vùng miền núi, nơi có độ dốc từ 25-45 độ; trên các kiểu vỏ phong hóa ferosialit. sialferit và các trầm tích Đệ từ bở rời nguồn gốc hỗn hợp (apd). Các khối trượt lớn, xuất hiện nhiều lần phân bố tập trung ở huyện Tây Giang, Đông Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Tiên Phước; đặc biệt ở dọc ĐHCM, đoạn Tây Giang-Đông Giang, đoạn Phước Sơn và khu vực Hồ Phú Ninh. \Nguyên nhân phát sinh nứt đất, trượt lở đất \- Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nứt đất chủ yếu được tạo thành bởi tác động của các điều kiện địa động lục hiện đại. Chúng là kết quả của hoạt động trượt bằng phải - thuận của đứt gẫy phương TB-ĐN và trượt bằng trái-thuận của đứt gãy phương ĐB-TN trong bối cảnh địa động lực hiện đại với trường ứng suất kiểu trượt-giãn có trực nén ép ngang theo phương á kinh tuyến. \- Trượt lở đất ở tinh Quảng Nam hình thành và phát triển do 10 yếu tố tác động chủ yếu. Trong đó vai trò của yếu tố độ dốc và lượng mưa là quan trọng nhất, tiếp theo là các yếu tố vỏ phong hóa, địa chất công trình, mật độ đứt gẫy, đới động lực đứt gẫy, địa chất thủy văn, mật độ chia cắt sâu, mật độ chia cắt ngang, độ che phủ thực vật và hoạt động KT-XH của con người. \Khoanh vùng cảnh báo nguy cơ nứt đất (NĐ), trượt lở đất (TLĐ) tỉnh Quảng Nam được xây dựng bằng hệ phương pháp hiện đại: phương pháp phân tích thang bậc (phân tích so sánh cặp) và phân tích không gian trong môi trường GÍ. Bản đồ khoanh vùng cảnh báo nguy cơ TL:Đ ở tỉnh Quảng Nam được xây dựng bằng tích hợp 10 bản đồ nguy cơ trượt lở đất thành phần và thể hiện 5 cấp nguy cơ khác nhau. Vùng có nguy cơ trượt lở rất cao chỉ chiếm 3, 07% cao chiếm 24,44% trung bình chiếm 43,03%, thấp chiếm 13,30% và rất thấp chiếm 14,8% diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Nam. Trên địa bàn các huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Tra My, Nam Trà My và Tiên Phước nguy cơ TLĐ ở cấp độ cao và rất cao chiếm 30-40% diện tích tự nhiên của mỗi huyện. Khu vực đường Hồ Chí Minh và Hồ Phú Ninh là nơi có nguy cơ TLĐ diễn ra ở mức độ cao. \- Bản đồ khoanh vùng cảnh báo nguy cơ nứt đất thể hiện là những vùng ảnh hưởng địa động lực hiện đại và thể hiện là những vùng ảnh hưởng địa động lực hiện đại và thể hiện 5 cấp khác nhau. Vùng có nguy cơ nứt đất cao là đời Duy Xuyên - Hiệp Đức và Thạnh Mỹ - Đại Hiệp. Vùng có nguy cơ nứt đất trung bình gồm các đời Sông Côn, A Đen-Ái Nghĩa, Phước Cuân-Tam Kỳ. \- Bản đồ rủi ro tai biến NĐ, TLĐ tỉnh Quang Nam thể hiện 5 cấp độ khác nhau. Vùng có mức độ rủi ro rất cao và cao chiếm 10% diện tích tự Nông Sơn, Tiên Phước, Phú Ninh và Phước Sơn. Vùng có mức độ rủi ro trung bình chiếm 45% diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Nam, Hiệp đức, Nam Tra My, Bắc Tra My và Phước Sơn. Vùng có mức độ rủi ro thấp và rất thấp chiếm 45% diện tích tự nhiên của tỉnh, trên địa bàn các huyện Tây Giang, Nam Giang, Thăng Bình, Điện Bàn, Núi Thành, thành phố Hội An và Tam Kỳ. \Về đề xuất các giả pháp phòng tránh nứt đất, trượt lở đát: \- Các giải pháp quản lý và kỹ thuật phòng tránh trượt lở đất đã được lựa chọn áp dụng. Trong đó nhấn mạnh giải pháp quản lý con người. Các giải pháp kỹ thuật bao gồm các giải pháp kỹ thuật từ đơn giản dễ làm, quy mô nhỏ như trồng cỏ và cây bụi đến các giải pháp kỹ thuật cần những đầu tư lớn, lâu dài như: bê tông phun lưới thép chống trượt lở, phụt vữa bê tông ép chống trượt, tường chống giữ và neo chống trượt phục vụ cho việc phòng tránh giảm nhẹ thiên tai trên đường Hồ Chí Minh, đoạn tỉnh Quảng Nam và khu vực Hồ Phú Ninh. \- Giải phpas xây dựng móng đệm cát chống nứt đất cho công trình nhà cấp 2, 3 đã được đề xuất áp dựng cho các công trình dân sinh ở những nơi có nguy cơ nứt đất cao. Các giải pháp chống nứt đất cao. Các giải pháp chống nứt đất trên đường giao thông áp dụng với đầu tư lớn: xây dựng lại nền móng công trình bằng nệm cát dầy, trải bê tông nhựa hoặc bê tông cốt thép.

Tỉnh Quảng Nam, khu vực Đường Hồ Chí Minh và Hồ Phú Ninh

Đề tài độc lập

Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.

Đăng nhập để gửi bình luận.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Địa chỉ: Nhà A11- Số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 043.756 4344 - Fax: 043.756.4344
Email: vanthu@isi.vast.vn