GIỜ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng: 8:30 - 11:30
- Chiều: 13:30 - 16:30
Thứ 7, CN thư viện nghỉ
Hiển thị đơn giản Hiển thị MARC Hiển thị ISBD

Khoanh vùng các bãi đẻ của nhóm cá rạn san hô tại một số khu bảo tồn biển của Việt Nam

Tác giả: T.S Nguyễn Văn Quân [Chủ nhiệm đề tài]; Chu Thế Cường; Lăng Văn Kẻn; Lê Đức Cường; Lê Văn Nam; Nguyễn Thị Minh Huyền; Phạm Văn Chiến; Vũ Mai Lựu; Vũ Mạnh Hùng.
Kiểu tài liệu: materialTypeLabelSáchXuất bản: 2011Mô tả vật lý: 132tr. CDROM.Chủ đề: Khoa học biển và công trình biển | bảo tồn biển | cá bột | cá rạn san hô | khoanh vùng bãi đẻ | mật độ trứng cá | môi trường biển | Tài nguyên | tập tính kết đànTóm tắt: - Đánh giá các yếu tố tự nhiên và môi trường liên quan đến việc hình thành nên các bãi đẻ của cá rạn san hô trong các khu bảo tồn biển (Hải Vân - Sơn Chà, Thừa Thiên Huế và vịnh Nha Trang - Khánh Hòa) - Điều tra tập tính sinh học sinh sản của các nhóm cá rạn san hô tại các bãi đẻ. - Khoanh vùng các bãi đẻ của cá rạn san hô tại khu vực nghiên cứu. - Điều tra, đánh giá và phân tích các yếu tố tác động từ hoạt động tự nhiên và con người đến sự tồn tại của các bãi đẻ. - Nghiên cứu một số giải pháp quản lý các bãi đẻ của cá rạn san hô, nhằm duy trì và phát triển bền vững nguồn lợi tự nhiên tại các khu bảo tồn biểnTóm tắt: Nghiên cứu về nguồn giống cá và bãi đẻ cho một khu vực tiềm năng, làm cơ sở cho việc thiết lập các khu bảo tồn biển còn ít được quan tâm. Hiện nay, những nỗ lực nghiên cứu về nguồn giống cá và bãi đẻ trong hệ sinh thái rạn san hô mới chỉ bước đầu được thực hiện. Như vậy có thể thấy rằng nhu cầu cần thiết đối với việc nghiên cứu về bãi đẻ cá rạn san hô, góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học cho bộ tiêu chí về việc lựa chọn khu bảo tồn biên cũng như việc quản lý các khu bảo tồn. Đóng góp vào mục đích trên, nhóm tác giả tiến hành đề tài và đưa ra các kết quả sau: \1. Vùng biển khu bảo tồn biển (BTB) Hải Vân - Sơn Chà và vịnh Nha Trang có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để hình thành nên các bãi đẻ của nhóm cá RSH: nhiệt độ nước, độ muối ổn định, độ trong cao, quần xã RSH tương đối phong phú và còn tốt so với các vùng nước ven bờ khác của Việt Nam, các điều kiện về nơi ở và nguồn cung cấp thức ăn cho ấu trùng cá đảm bảo... đặc biệt là sự phong phú về thành phần giống loài đàn cá bố mẹ tham gia sinh sản. \2. Đặc điểm sinh học của loài đàn cá bố mẹ có tính chất quyết định đến tập tính kết đàn và tham gia vào các hoạt động sinh sản ở các bãi đẻ. Có hai hình thức sinh sản: kết thành cặp hoặc thành đàn lướn ở các bãi đẻ, thời gian diễn ra các hoạt động sinh sản chỉ trong vòng vài giờ. Một số yếu tố đóng vai trò như là các nhân tố dẫn dụ: sự tồn tại của các thảm rong, cỏ biển là vật bám cho TC và CB, sự thay đổi chu kỳ ngày đem, chế độ thủy triều và sự biến đổi chu kỳ ngày đêm, chế độ thủy triều và sự biến đổi của mùa vụ. Phần lớn các đàn cá bố mẹ tham gia sinh sản vào khoảng thời gian các tháng mùa khô, không thấy xuất hiện các bãi đẻ tập trung vào các tháng mùa mưa. \3. Đã khoanh vùng được 7 bãi đẻ của nhóm cá RSH tại hai KBTB trong đó Hải Vân- Sơn Trà có 4 bãi và vịnh Nha Trang có 3 bãi. Ở KBTB Hải Vân- Sơn Chà: diện tích các bãi đẻ của cá RSH ở KBTB Hải Vân - Sơn Chà dao động trong khoảng 1 - 1,5ha phần lớn nằm ở các khu vực có RSH có độ phủ san hô sống tương đối cao (45 - 65%), chất đáy là cát trung có pha vụn san hô chết. Mùa vụ xuất hiện các bãi đẻ này thường vào mùa khô (cuối tháng 4 đến hết tháng 7 dương lịch). Đối với KBTB vịnh Nha Trang: diện tích các bãi đẻ được phát hiện nhỏ hơn so với vùng Hải Vân - Sơn Trà dao động trong khoảng 0,45 - 0,75ha nằm ở khu vực không thuộc vùng lõi của KBTB nơi có độ phủ san hô sống thấp hơn vùng lõi (43,6 - 58%), chất đáy thường là các thảm rong biển xen lẫn các cụm san hô cành hoặc cát pha vụn san hô và các cụm san hô dạng khối. Mùa vụ xuất hiện các bãi đẻ này vào mùa khô (từ tháng 5 đến hết tháng 8 dương lịch). Mặc dù diện tích của các khu vực là các bãi đẻ dự kiến là không lớn so với diện tích của các RSH có trong khu vực nhưng chúng đóng vai trò rất quan trọng đối với việc cung cấp nguồn giống, duy trì đa dạng sinh học và nguồn lợi cá RSH cho vùng nước ven bờ và tạo ra các mối liên kết sinh thái giữa các KBTB trong hệ thống 16 KBTB cấp quốc gia đã được Thủ Tướng phê duyệt. \4. Trong các ảnh hưởng tiêu cực của các tác nhân tự nhiên đến sự tồn tại của các bãi đẻ thì hiện tượng nước biển dâng và gia tăng nhiệt độ nước biển - hậu quả của hiệu ứng biến đổi khí hậu toàn cầu đe dọa tới sự tồn tại của các HST RSH của Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Các tác nhân đe dọa trực tiếp phải kể đến các hoạt động của con người như đánh cá quá mức, khai thác hủy diệt, khai thác cá bằng lặn có vòi thở, súng bắn cá... và các hoạt động du lịch lặn sinh thái bãi đẻ truyền thống. \5. Để quản lý bền vững các bãi đẻ của cá RSH trong các khu BTB cần tuân thủ các nguyên tắc về bảo tồn và một hệ thống các giải pháp đồng bộ từ quy hoạch, cải thiện và áp dụng có hiệu quả các chính sách quản lý kế hợp với việc đưa cộng đồng tham gia vào các hoạt động quản lý khi vận hành khu BTB. Tuy nhiên cho tới nay cả 7 bãi đẻ đã được phát hiện trên đây đều không thuộc pphamj vi quản lý của KBTB (vịnh Nha Trang) hoặc chưa được quan tâm thỏa đáng (Hải Vân - Sơn Chà). Rất cần thiết phải có các chế tài xử lý đi kèm với các giải pháp về chính sách quản lý như: cấm có thời hạn các hoạt động đánh bắt đàn cá bố mẹ vào mùa sinh sản tại các bãi đẻ và vùng nước lân cận, di chuyển vùng hoạt động của nghề đánh cá bằng phao đăng ra các khu vực khác ngoài Hòn Nọc, các hoạt động du lịch lặn sịnh thái chỉ được phát triển ở các vùng rạn nhân tạo ở phạm vi bên ngoài vùng lõi của KBTB.
    Đánh giá trung bình: 0.0 (0 phiếu)
Kiểu tài liệu Kho hiện tại Ký hiệu phân loại Trạng thái Ngày hết hạn ĐKCB Số lượng đặt mượn
Báo cáo đề tài KHCN Báo cáo đề tài KHCN Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Phòng lưu trữ_P307
Không cho mượn ĐT238-1916
Tổng số đặt mượn: 0

Kết quả đề tài: Đạt

- Khoanh vùng và đánh giá các bãi đẻ của nhóm cá rạn san hô trong phạm vi các khu bảo tồn biển Việt Nam. - Đánh giá được đặc trưng cơ bản của các bãi đẻ đối với một số nhóm loài cá rạn san hô có giá trị kinh tế và sinh thái học, làm cơ sở cho việc quy hoạch để quản lý và bảo vệ nguồn lợi. - Đề xuất một số giải pháp quản lý các bãi đẻ của cá rạn san hô, nhằm duy trì và phát triển bền vững nguồn lợi tự nhiên tại các khu bảo tồn biển.

Năm bắt đầu thực hiện: 2009

Năm kết thúc thực hiện: 2010

Năm nghiệm thu: 20/04/2011

- Đánh giá các yếu tố tự nhiên và môi trường liên quan đến việc hình thành nên các bãi đẻ của cá rạn san hô trong các khu bảo tồn biển (Hải Vân - Sơn Chà, Thừa Thiên Huế và vịnh Nha Trang - Khánh Hòa) - Điều tra tập tính sinh học sinh sản của các nhóm cá rạn san hô tại các bãi đẻ. - Khoanh vùng các bãi đẻ của cá rạn san hô tại khu vực nghiên cứu. - Điều tra, đánh giá và phân tích các yếu tố tác động từ hoạt động tự nhiên và con người đến sự tồn tại của các bãi đẻ. - Nghiên cứu một số giải pháp quản lý các bãi đẻ của cá rạn san hô, nhằm duy trì và phát triển bền vững nguồn lợi tự nhiên tại các khu bảo tồn biển

Nghiên cứu về nguồn giống cá và bãi đẻ cho một khu vực tiềm năng, làm cơ sở cho việc thiết lập các khu bảo tồn biển còn ít được quan tâm. Hiện nay, những nỗ lực nghiên cứu về nguồn giống cá và bãi đẻ trong hệ sinh thái rạn san hô mới chỉ bước đầu được thực hiện. Như vậy có thể thấy rằng nhu cầu cần thiết đối với việc nghiên cứu về bãi đẻ cá rạn san hô, góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học cho bộ tiêu chí về việc lựa chọn khu bảo tồn biên cũng như việc quản lý các khu bảo tồn. Đóng góp vào mục đích trên, nhóm tác giả tiến hành đề tài và đưa ra các kết quả sau: \1. Vùng biển khu bảo tồn biển (BTB) Hải Vân - Sơn Chà và vịnh Nha Trang có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để hình thành nên các bãi đẻ của nhóm cá RSH: nhiệt độ nước, độ muối ổn định, độ trong cao, quần xã RSH tương đối phong phú và còn tốt so với các vùng nước ven bờ khác của Việt Nam, các điều kiện về nơi ở và nguồn cung cấp thức ăn cho ấu trùng cá đảm bảo... đặc biệt là sự phong phú về thành phần giống loài đàn cá bố mẹ tham gia sinh sản. \2. Đặc điểm sinh học của loài đàn cá bố mẹ có tính chất quyết định đến tập tính kết đàn và tham gia vào các hoạt động sinh sản ở các bãi đẻ. Có hai hình thức sinh sản: kết thành cặp hoặc thành đàn lướn ở các bãi đẻ, thời gian diễn ra các hoạt động sinh sản chỉ trong vòng vài giờ. Một số yếu tố đóng vai trò như là các nhân tố dẫn dụ: sự tồn tại của các thảm rong, cỏ biển là vật bám cho TC và CB, sự thay đổi chu kỳ ngày đem, chế độ thủy triều và sự biến đổi chu kỳ ngày đêm, chế độ thủy triều và sự biến đổi của mùa vụ. Phần lớn các đàn cá bố mẹ tham gia sinh sản vào khoảng thời gian các tháng mùa khô, không thấy xuất hiện các bãi đẻ tập trung vào các tháng mùa mưa. \3. Đã khoanh vùng được 7 bãi đẻ của nhóm cá RSH tại hai KBTB trong đó Hải Vân- Sơn Trà có 4 bãi và vịnh Nha Trang có 3 bãi. Ở KBTB Hải Vân- Sơn Chà: diện tích các bãi đẻ của cá RSH ở KBTB Hải Vân - Sơn Chà dao động trong khoảng 1 - 1,5ha phần lớn nằm ở các khu vực có RSH có độ phủ san hô sống tương đối cao (45 - 65%), chất đáy là cát trung có pha vụn san hô chết. Mùa vụ xuất hiện các bãi đẻ này thường vào mùa khô (cuối tháng 4 đến hết tháng 7 dương lịch). Đối với KBTB vịnh Nha Trang: diện tích các bãi đẻ được phát hiện nhỏ hơn so với vùng Hải Vân - Sơn Trà dao động trong khoảng 0,45 - 0,75ha nằm ở khu vực không thuộc vùng lõi của KBTB nơi có độ phủ san hô sống thấp hơn vùng lõi (43,6 - 58%), chất đáy thường là các thảm rong biển xen lẫn các cụm san hô cành hoặc cát pha vụn san hô và các cụm san hô dạng khối. Mùa vụ xuất hiện các bãi đẻ này vào mùa khô (từ tháng 5 đến hết tháng 8 dương lịch). Mặc dù diện tích của các khu vực là các bãi đẻ dự kiến là không lớn so với diện tích của các RSH có trong khu vực nhưng chúng đóng vai trò rất quan trọng đối với việc cung cấp nguồn giống, duy trì đa dạng sinh học và nguồn lợi cá RSH cho vùng nước ven bờ và tạo ra các mối liên kết sinh thái giữa các KBTB trong hệ thống 16 KBTB cấp quốc gia đã được Thủ Tướng phê duyệt. \4. Trong các ảnh hưởng tiêu cực của các tác nhân tự nhiên đến sự tồn tại của các bãi đẻ thì hiện tượng nước biển dâng và gia tăng nhiệt độ nước biển - hậu quả của hiệu ứng biến đổi khí hậu toàn cầu đe dọa tới sự tồn tại của các HST RSH của Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Các tác nhân đe dọa trực tiếp phải kể đến các hoạt động của con người như đánh cá quá mức, khai thác hủy diệt, khai thác cá bằng lặn có vòi thở, súng bắn cá... và các hoạt động du lịch lặn sinh thái bãi đẻ truyền thống. \5. Để quản lý bền vững các bãi đẻ của cá RSH trong các khu BTB cần tuân thủ các nguyên tắc về bảo tồn và một hệ thống các giải pháp đồng bộ từ quy hoạch, cải thiện và áp dụng có hiệu quả các chính sách quản lý kế hợp với việc đưa cộng đồng tham gia vào các hoạt động quản lý khi vận hành khu BTB. Tuy nhiên cho tới nay cả 7 bãi đẻ đã được phát hiện trên đây đều không thuộc pphamj vi quản lý của KBTB (vịnh Nha Trang) hoặc chưa được quan tâm thỏa đáng (Hải Vân - Sơn Chà). Rất cần thiết phải có các chế tài xử lý đi kèm với các giải pháp về chính sách quản lý như: cấm có thời hạn các hoạt động đánh bắt đàn cá bố mẹ vào mùa sinh sản tại các bãi đẻ và vùng nước lân cận, di chuyển vùng hoạt động của nghề đánh cá bằng phao đăng ra các khu vực khác ngoài Hòn Nọc, các hoạt động du lịch lặn sịnh thái chỉ được phát triển ở các vùng rạn nhân tạo ở phạm vi bên ngoài vùng lõi của KBTB.

10 rạn ở khu bảo tồn vịnh Nha Trang và 13 rạn san hô ở khu bảo tồn Hải Vân - Sơn Chà

Đề tài độc lập

Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.

Đăng nhập để gửi bình luận.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Địa chỉ: Nhà A11- Số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 043.756 4344 - Fax: 043.756.4344
Email: vanthu@isi.vast.vn