GIỜ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng: 8:30 - 11:30
- Chiều: 13:30 - 16:30
Thứ 7, CN thư viện nghỉ
Hiển thị đơn giản Hiển thị MARC Hiển thị ISBD

Nghiên cứu toàn diện các hợp chất từ rong nâu Việt Nam. Nghiên cứu cấu trúc, hoạt tính sinh học của các polysacarit và các chuyển hóa của chúng bằng enzim

Tác giả: TS Bùi Minh Lý [Viện trưởng]; Ngô Quốc Bưu; Nguyễn Duy Nhứt; Nguyễn Đình Thuấn; Phạm Đức Thịnh; Trần Thị Thanh Vân.
Kiểu tài liệu: materialTypeLabelSáchXuất bản: 2009Mô tả vật lý: 63tr.Chủ đề: hóa dược phẩm | polysacarit | rong nâu Việt Nam | tài nguyên biển | vật liệu hữu cơ | vi sinh vật biểnTóm tắt: Thực địa thu mẫu rong biển, vi sinh vật biển và động vật không xương sống. Tách chiết và tinh chế fucoidan, laminaran và alginat canxi từ 9 loài rong nâu đã thu được. Phân lập các chủng vi sinh vật từ cá mẫu rong biển, nước biển và trầm tích biển. Lên men dịch thể và sàng lọc các vi sinh vật biển theo định hướng sinh enzim có hoạt tính phân giải fucoidan và laminaran. Sàng lọc 50 loài động vật thân mềm theo định hướng enzim phân giải fucoidan và laminaran. Tách và làm sạch enzim có hoạt tính phân giải polysacarit. Xác định hoạt tính của enzim. Tác động của enzim lên các cơ chất khác nhau. Thu nhận các sản phẩm thủy phân và transglycosilation. Xác định đặc tính của enzimTóm tắt: Trong đa dạng vô tận của thảm thực vật đại dương, rong nâu là một trong số các loài thực vật biển có thể tự tái tạo đáng được lưu ý nhất mà loài người đã phát hiện ra. Rong nâu chứa rất nhiều các polysacarit sinh học với khả năng ứng dụng lớn nhờ đặc điểm cấu trúc và tính chất đặc thù. Các polysacarit chnhs trong rong nâu là axit alginic, fucoidan và lanminaran. \Nước ta được biển Đông bao bọc toàn bộ phía Đông và phía Nam với diện tích mặt nước rộng hơn 1.000.000 km2, có nguồn tài nguyên rong biển rất đa dạng và phong phú. Nghiên cứu rong biển kinh tế là một thế mạnh và nằm trong định hướng chiến lược "Công nghệ vật liệu hữu cơ từ tài nguyên biển" của Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang. \Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ về lĩnh vực rong biển thu được và xuất phát từ đòi hỏi của nhu cầu phát triển khoa học công nghệ phục vụ đời sống, Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế "Nghiên cứu toàn diện các hợp chất từ rong nâu Việt Nam. Nghiên cứu cấu trúc, hoạt tính sinh học của các polysacarit và các chuyển hóa của chúng bằng enzim" \Sau khi tiến hành thu mẫu thực địa và quy trình chiết tách, phân tích rong biển trong phòng thí nghiệm kết quả thu được như sau: \Lần đầu tiên đã tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống thành phần và đặc điểm cấu trúc của các polysacarit (laminaran, fucoidan và axit alginic) từ 09 loài rong biển phổ biến thuộc họ Sargassum thuộc bờ Nam- Trung Hoa, ven biển Việt Nam. Hiệu suất của laminaran của rong nghiên cứu không đáng kể. Hàm lượng các fucoidan đều từ 0,8 đến 2,6%. Tất cả các loài rong thuộc họ Sargassum đều là những nguồn giàu axit alginic, hàm lượng của chúng đạt đến 20%. \Bước đầu đưa ra cấu trúc của phân đoạn fucoidan đặc trưng cho 2 loài rong nâu S.polycystum và S.swartzii. Từ những kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn fucoidan khảo sát cho thấy sự hiện diện của đơn vị cấu trúc hexoseuronic axit trong phân tử fucoidan cùng với gốc sunfat có thể là nguyên nhân chủ yếu làm cho fucoidan có hoạt tính gây độc tế bào ung thư. \Lần đầu tiên ở Việt Nam đã tìm được 3 chủng vi sinh vật biển, sinh enzyme thủy phân fucoidan. Đồng thời phát hiện ra 17 loài động vật thân mềm hiện có chứa enzym có hoạt tính fucoidanase, 21 loài động vật thân mềm có chứa enzym có hoạt tính laminaranase. Đặc biệt, lần đầu tiên trên thế giới đã chiết, làm sạch và xác định đặc tính phân tử và xúc tác của endo-1,3-β-D-glucanase từ con vẹm xanh thương mại Perna viridis Việt Nam. \Kết quả thực hiện của đề tài đã mở ra những hướng nghiên cứu mới về hóa enzyme và đặc biệt là về sinh vật biển.
    Đánh giá trung bình: 0.0 (0 phiếu)
Kiểu tài liệu Kho hiện tại Ký hiệu phân loại Trạng thái Ngày hết hạn ĐKCB Số lượng đặt mượn
Báo cáo đề tài KHCN Báo cáo đề tài KHCN Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Phòng lưu trữ_P307
Không cho mượn ĐT176-1666
Tổng số đặt mượn: 0

Kết quả đề tài: Đạt

Nghiên cứu cơ chế tác dụng của polysacarit rong nâu lên các tế bào sinh vật và tiến tới sử dụng làm dược liệu.

Năm bắt đầu thực hiện: 2007

Năm kết thúc thực hiện: 2009

Năm nghiệm thu: 01/03/2009

Thực địa thu mẫu rong biển, vi sinh vật biển và động vật không xương sống. Tách chiết và tinh chế fucoidan, laminaran và alginat canxi từ 9 loài rong nâu đã thu được. Phân lập các chủng vi sinh vật từ cá mẫu rong biển, nước biển và trầm tích biển. Lên men dịch thể và sàng lọc các vi sinh vật biển theo định hướng sinh enzim có hoạt tính phân giải fucoidan và laminaran. Sàng lọc 50 loài động vật thân mềm theo định hướng enzim phân giải fucoidan và laminaran. Tách và làm sạch enzim có hoạt tính phân giải polysacarit. Xác định hoạt tính của enzim. Tác động của enzim lên các cơ chất khác nhau. Thu nhận các sản phẩm thủy phân và transglycosilation. Xác định đặc tính của enzim

Trong đa dạng vô tận của thảm thực vật đại dương, rong nâu là một trong số các loài thực vật biển có thể tự tái tạo đáng được lưu ý nhất mà loài người đã phát hiện ra. Rong nâu chứa rất nhiều các polysacarit sinh học với khả năng ứng dụng lớn nhờ đặc điểm cấu trúc và tính chất đặc thù. Các polysacarit chnhs trong rong nâu là axit alginic, fucoidan và lanminaran. \Nước ta được biển Đông bao bọc toàn bộ phía Đông và phía Nam với diện tích mặt nước rộng hơn 1.000.000 km2, có nguồn tài nguyên rong biển rất đa dạng và phong phú. Nghiên cứu rong biển kinh tế là một thế mạnh và nằm trong định hướng chiến lược "Công nghệ vật liệu hữu cơ từ tài nguyên biển" của Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang. \Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ về lĩnh vực rong biển thu được và xuất phát từ đòi hỏi của nhu cầu phát triển khoa học công nghệ phục vụ đời sống, Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế "Nghiên cứu toàn diện các hợp chất từ rong nâu Việt Nam. Nghiên cứu cấu trúc, hoạt tính sinh học của các polysacarit và các chuyển hóa của chúng bằng enzim" \Sau khi tiến hành thu mẫu thực địa và quy trình chiết tách, phân tích rong biển trong phòng thí nghiệm kết quả thu được như sau: \Lần đầu tiên đã tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống thành phần và đặc điểm cấu trúc của các polysacarit (laminaran, fucoidan và axit alginic) từ 09 loài rong biển phổ biến thuộc họ Sargassum thuộc bờ Nam- Trung Hoa, ven biển Việt Nam. Hiệu suất của laminaran của rong nghiên cứu không đáng kể. Hàm lượng các fucoidan đều từ 0,8 đến 2,6%. Tất cả các loài rong thuộc họ Sargassum đều là những nguồn giàu axit alginic, hàm lượng của chúng đạt đến 20%. \Bước đầu đưa ra cấu trúc của phân đoạn fucoidan đặc trưng cho 2 loài rong nâu S.polycystum và S.swartzii. Từ những kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn fucoidan khảo sát cho thấy sự hiện diện của đơn vị cấu trúc hexoseuronic axit trong phân tử fucoidan cùng với gốc sunfat có thể là nguyên nhân chủ yếu làm cho fucoidan có hoạt tính gây độc tế bào ung thư. \Lần đầu tiên ở Việt Nam đã tìm được 3 chủng vi sinh vật biển, sinh enzyme thủy phân fucoidan. Đồng thời phát hiện ra 17 loài động vật thân mềm hiện có chứa enzym có hoạt tính fucoidanase, 21 loài động vật thân mềm có chứa enzym có hoạt tính laminaranase. Đặc biệt, lần đầu tiên trên thế giới đã chiết, làm sạch và xác định đặc tính phân tử và xúc tác của endo-1,3-β-D-glucanase từ con vẹm xanh thương mại Perna viridis Việt Nam. \Kết quả thực hiện của đề tài đã mở ra những hướng nghiên cứu mới về hóa enzyme và đặc biệt là về sinh vật biển.

vịnh Nha Trang

Hóa sinh hữu cơ

Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.

Đăng nhập để gửi bình luận.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Địa chỉ: Nhà A11- Số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 043.756 4344 - Fax: 043.756.4344
Email: vanthu@isi.vast.vn