GIỜ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng: 8:30 - 11:30
- Chiều: 13:30 - 16:30
Thứ 7, CN thư viện nghỉ
Hiển thị đơn giản Hiển thị MARC Hiển thị ISBD

Nghiên cứu xây dựng quy trình phân lập hợp chất BK01 từ cây bồ kết Gleditschia australis Hemsl. và tác dụng dược lý của nó đối với trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu vàng.

Tác giả: TS. Phan Văn Kiệm [phó trưởng phòng]; Nguyễn Hải Đăng; Nguyễn Hoài Nam; Nguyễn Thị Hồng Vân; Nguyễn Văn Thanh; Nguyễn Xuân Cường; Vũ Mạnh Hùng.
Kiểu tài liệu: materialTypeLabelSáchXuất bản: 2008Mô tả vật lý: 160tr. CDROM.Chủ đề: Hoá dược | cây bồ kết | hợp chất BK01 | hợp chất thiên nhiên | quy trình phân lập | tụ cầu vàng | trực khuẩn mủ xanhTóm tắt: Các nghiên cứu về hóa học. Các nghiên cứu về dược lý. Xây dựng tiêu chuẩn và thẩm định tiêu chuẩn cơ sở cho nguyên liệu BK-01.Tóm tắt: Thế giới ngày nay đang phải đối mặt với hàng loạt các căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh lây nhiễm gây nên bởi vi khuẩn, virut, nấm và động vật ký sinh. Mặc dù khoa học ngày nay đã và đang gặt hái được nhiều tiến bộ mới, tăng cường các điều kiện sống của con người nhưng các bệnh lây nhiễm vẫn là những mối đe dọa thường trực đối với sức khỏe. Những vấn đề này là đặc biệt quan trọng ở các nước đang phát triển do môi trường sống và các điều kiện y tế không đảm bảo và sự kháng thuốc của các dòng lây nhiễm đang ngày càng gia tăng. Nghiên cứu phát triển các thuốc chống lây nhiễm mới vẫn là những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược y tế cộng đồng của các quốc gia trên thế giới. Việc phát triển các thuốc kháng sinh mới đặc hiệu sẽ giúp giảm thiểu sự lây lan của bệnh dịch, tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe người dân. \Ngược dòng lịch sử cho thấy thuốc từ tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu, phát triển các loại thuốc mới. Ngay sau khi phát hiện về hiệu quả kìm hãm cao của penicilin đối với vi khuẩn staphylococcus aureus, hàng loạt các nỗ lực khoa học đã được tiến hành nhằm phát triển các thuốc kháng sinh, trị bệnh cho con người. Cho đến năm 1940, các nhà khoa học Mỹ đã thành công trong nghiên cứu thử nghiệm nuôi cấy dòng Penicilin với lượng lớn, đảm bảo yêu cầu sản xuất thuốc penicilin. \Các chất kháng sinh thường tương đối dễ tìm thấy trong tự nhiên, tuy vậy mới chỉ có một số ít được sử dụng trong các mục đích y tế và thương phẩm. Đã có hơn một nửa số thuốc kháng sinh hiện nay xuất phát từ loài streptomyces, một số khác thì được sản sinh từ các loài Bacillus, penicilium và cephalosporum. Các thuốc kháng sinh hiện nay hoạt động chủ yếu theo hai cơ chế diệt hoặc kìm hãm các vi sinh vật gây bệnh. Chúng có thể là các hoạt chất kìm hãm quá trình tổng hợp màng tế bào, kìm hãm quá trình tổng hợp protein, gây thương tổn cho màng plasma, kìm hãm sự tổng hợp axit nucleic, hoặc kìm hãm sự hình thành các hợp chất quan trọng của vi sinh vật gây bệnh. Bên cạnh đó cũng phải kể đến các loại thuốc kháng nấm như các polyen, azole, grisfulvin, các thuốc kháng virut, chống động vật ký sinh. Đặc biệt, hơn 70% số thuốc kháng sinh, chống lây nhiễm trên thị trường hiện nay có nguồn gốc hoặc xuất phát từ thiên nhiên. Do đó phát triển các thuốc kháng sinh từ nguồn gốc tự nhiên sẽ vẫn là hướng đi chủ yếu trong việc tạo các thế hệ thuốc chống viêm nhiễm hiệu quả hiện nay. Nhiều loại thuốc có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng song hầu hết các thuốc này đều gặp khó khăn trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa và tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Ở nước ta hiện nay việc sử dụng kháng sinh là rất phổ biến. Tuy nhiên tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang xảy ra với số lượng ngày càng nhiều ở nước ta. Tìm kiếm các thế hệ kháng sinh mới, hiệu quả đang là yêu cầu cấp bách hiện nay. Thực vật Việt Nam với hơn 12000 loài hiện hữu sẽ là nguồn cung cấp tiềm tàng với các hợp chất có hoạt tính kháng sinh cao \Tình hình nghiên cứu phát triển thuốc ở nước ta cũng đã được chú trọng trong thời gian gần đây. Từ cây thanh hao hoa vàng, các nhà khoa học đã phân lập được hoạt chất berberin có tác dụng chống tiêu chảy. Các nghiên cứu sàng lọc các chất kháng sinh cũng đã được thực hiện ngày càng nhiều, sự hợp tác khoa học liên ngành cũng đã được đẩy mạnh. Những nỗ lực đó, đảm bảo cho việc phát triển các thuốc kháng sinh có nguồn gốc thiên nhiên ở Việt Nam có được những kết quả tốt trong tương lai gần. \Trong chương trình nghiên cứu sàng lọc tìm kiếm các hợp chất kháng sinh và kháng yếu tố NF-kB hoạt hóa, dịch chiết metanol lá cây bồ kết, họ Vang thể hiện hoạt tính kháng sinh cũng nhưn kháng yếu tố NF-kB hoạt hóa cao. Cây bồ kết mọc hoang ở cả miền Bắc và miền Nam nước ta với trữ lượng lớn. Trong y học hiện đại, một số bệnh viện đã dùng bồ kết chữa bí đại, trung tiện sau khi mổ, tắc ruột, dùng cho cả trẻ em và người lớn. Quả bồ kết còn được dùng trong các trường hợp trúng phong, hôn mô bất tỉnh, cấm khẩu, hen suyễn, mụn nhọt, viêm tuyến vú, đau nhức răng. Những nghiên cứu về tác dụng dược lý cho thấy bồ kết có tác dụng kháng khuẩn mạnh như kháng tràng cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh và phẩy khuẩn tả. Nhằm mục đích đi sâu nghiên cứu làm rõ thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây bồ kết, trên cơ sở đó tách các chất có hoạt tính dược lý từ cây thuốc này để nghiên cứu và ứng dụng trong bào chế dược phẩm, đặc biệt là dược phẩm dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Chúng tôi đã phân lập được một hợp chất mới ký hiệu BK01 có hàm lượng cao trong lá và có tác dụng kháng mạnh trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu vàng trong thử nghiệm invitro. Kết quả nghiên cứu này đã được đăng ký độc quyền sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam \Trên cơ sở những kết quả đạt được ban đầu, tập thể cán bộ thực hiện mong muốn đề xuất một đề tài nghiên cứu cấp Viện KH&CNVN nhằm hoàn thiện đánh giá về an toàn thực phẩm, đồng thời thử nghiệm tác dụng dược lý của nó trong điều trị trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu vàng. Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học và thực tế nhằm nhanh chóng đưa ra sản phẩm y tế phục vụ cuộc sống từ các nguồn tài nguyên thực vật sẵn có trong nước
    Đánh giá trung bình: 0.0 (0 phiếu)
Kiểu tài liệu Kho hiện tại Ký hiệu phân loại Trạng thái Ngày hết hạn ĐKCB Số lượng đặt mượn
Báo cáo đề tài KHCN Báo cáo đề tài KHCN Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Phòng lưu trữ_P307
Không cho mượn ĐT166-1620
Tổng số đặt mượn: 0

Kết quả đề tài: Đạt

Nghiên cứu thành phần hóa học lá bồ kết và nghiên cứu xây dựng quy trình tách chiết hợp chất BK01 quy mô pilot từ lá cây bồ kết, tạo 200g sản phẩm sạch và hoàn thiện bộ hồ sơ thử nghiệm dược lý trong điều trị trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu vàng

Năm bắt đầu thực hiện: 2007

Năm kết thúc thực hiện: 2008

Năm nghiệm thu: 31/12/2008

Các nghiên cứu về hóa học. Các nghiên cứu về dược lý. Xây dựng tiêu chuẩn và thẩm định tiêu chuẩn cơ sở cho nguyên liệu BK-01.

Thế giới ngày nay đang phải đối mặt với hàng loạt các căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh lây nhiễm gây nên bởi vi khuẩn, virut, nấm và động vật ký sinh. Mặc dù khoa học ngày nay đã và đang gặt hái được nhiều tiến bộ mới, tăng cường các điều kiện sống của con người nhưng các bệnh lây nhiễm vẫn là những mối đe dọa thường trực đối với sức khỏe. Những vấn đề này là đặc biệt quan trọng ở các nước đang phát triển do môi trường sống và các điều kiện y tế không đảm bảo và sự kháng thuốc của các dòng lây nhiễm đang ngày càng gia tăng. Nghiên cứu phát triển các thuốc chống lây nhiễm mới vẫn là những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược y tế cộng đồng của các quốc gia trên thế giới. Việc phát triển các thuốc kháng sinh mới đặc hiệu sẽ giúp giảm thiểu sự lây lan của bệnh dịch, tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe người dân. \Ngược dòng lịch sử cho thấy thuốc từ tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu, phát triển các loại thuốc mới. Ngay sau khi phát hiện về hiệu quả kìm hãm cao của penicilin đối với vi khuẩn staphylococcus aureus, hàng loạt các nỗ lực khoa học đã được tiến hành nhằm phát triển các thuốc kháng sinh, trị bệnh cho con người. Cho đến năm 1940, các nhà khoa học Mỹ đã thành công trong nghiên cứu thử nghiệm nuôi cấy dòng Penicilin với lượng lớn, đảm bảo yêu cầu sản xuất thuốc penicilin. \Các chất kháng sinh thường tương đối dễ tìm thấy trong tự nhiên, tuy vậy mới chỉ có một số ít được sử dụng trong các mục đích y tế và thương phẩm. Đã có hơn một nửa số thuốc kháng sinh hiện nay xuất phát từ loài streptomyces, một số khác thì được sản sinh từ các loài Bacillus, penicilium và cephalosporum. Các thuốc kháng sinh hiện nay hoạt động chủ yếu theo hai cơ chế diệt hoặc kìm hãm các vi sinh vật gây bệnh. Chúng có thể là các hoạt chất kìm hãm quá trình tổng hợp màng tế bào, kìm hãm quá trình tổng hợp protein, gây thương tổn cho màng plasma, kìm hãm sự tổng hợp axit nucleic, hoặc kìm hãm sự hình thành các hợp chất quan trọng của vi sinh vật gây bệnh. Bên cạnh đó cũng phải kể đến các loại thuốc kháng nấm như các polyen, azole, grisfulvin, các thuốc kháng virut, chống động vật ký sinh. Đặc biệt, hơn 70% số thuốc kháng sinh, chống lây nhiễm trên thị trường hiện nay có nguồn gốc hoặc xuất phát từ thiên nhiên. Do đó phát triển các thuốc kháng sinh từ nguồn gốc tự nhiên sẽ vẫn là hướng đi chủ yếu trong việc tạo các thế hệ thuốc chống viêm nhiễm hiệu quả hiện nay. Nhiều loại thuốc có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng song hầu hết các thuốc này đều gặp khó khăn trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa và tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Ở nước ta hiện nay việc sử dụng kháng sinh là rất phổ biến. Tuy nhiên tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang xảy ra với số lượng ngày càng nhiều ở nước ta. Tìm kiếm các thế hệ kháng sinh mới, hiệu quả đang là yêu cầu cấp bách hiện nay. Thực vật Việt Nam với hơn 12000 loài hiện hữu sẽ là nguồn cung cấp tiềm tàng với các hợp chất có hoạt tính kháng sinh cao \Tình hình nghiên cứu phát triển thuốc ở nước ta cũng đã được chú trọng trong thời gian gần đây. Từ cây thanh hao hoa vàng, các nhà khoa học đã phân lập được hoạt chất berberin có tác dụng chống tiêu chảy. Các nghiên cứu sàng lọc các chất kháng sinh cũng đã được thực hiện ngày càng nhiều, sự hợp tác khoa học liên ngành cũng đã được đẩy mạnh. Những nỗ lực đó, đảm bảo cho việc phát triển các thuốc kháng sinh có nguồn gốc thiên nhiên ở Việt Nam có được những kết quả tốt trong tương lai gần. \Trong chương trình nghiên cứu sàng lọc tìm kiếm các hợp chất kháng sinh và kháng yếu tố NF-kB hoạt hóa, dịch chiết metanol lá cây bồ kết, họ Vang thể hiện hoạt tính kháng sinh cũng nhưn kháng yếu tố NF-kB hoạt hóa cao. Cây bồ kết mọc hoang ở cả miền Bắc và miền Nam nước ta với trữ lượng lớn. Trong y học hiện đại, một số bệnh viện đã dùng bồ kết chữa bí đại, trung tiện sau khi mổ, tắc ruột, dùng cho cả trẻ em và người lớn. Quả bồ kết còn được dùng trong các trường hợp trúng phong, hôn mô bất tỉnh, cấm khẩu, hen suyễn, mụn nhọt, viêm tuyến vú, đau nhức răng. Những nghiên cứu về tác dụng dược lý cho thấy bồ kết có tác dụng kháng khuẩn mạnh như kháng tràng cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh và phẩy khuẩn tả. Nhằm mục đích đi sâu nghiên cứu làm rõ thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây bồ kết, trên cơ sở đó tách các chất có hoạt tính dược lý từ cây thuốc này để nghiên cứu và ứng dụng trong bào chế dược phẩm, đặc biệt là dược phẩm dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Chúng tôi đã phân lập được một hợp chất mới ký hiệu BK01 có hàm lượng cao trong lá và có tác dụng kháng mạnh trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu vàng trong thử nghiệm invitro. Kết quả nghiên cứu này đã được đăng ký độc quyền sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam \Trên cơ sở những kết quả đạt được ban đầu, tập thể cán bộ thực hiện mong muốn đề xuất một đề tài nghiên cứu cấp Viện KH&CNVN nhằm hoàn thiện đánh giá về an toàn thực phẩm, đồng thời thử nghiệm tác dụng dược lý của nó trong điều trị trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu vàng. Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học và thực tế nhằm nhanh chóng đưa ra sản phẩm y tế phục vụ cuộc sống từ các nguồn tài nguyên thực vật sẵn có trong nước

phòng thí nghiệm

đề tài độc lập

Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.

Đăng nhập để gửi bình luận.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Địa chỉ: Nhà A11- Số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 043.756 4344 - Fax: 043.756.4344
Email: vanthu@isi.vast.vn