Nghiên cứu đa dạng thực vật chứa kim loại metallophyte ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và khả năng ứng dụng
Tác giả: TS Đặng Thị An; Chu thị Thu Hà; Đào thị Chung Thúy; Đặng Thị An; Nguyễn Đức Thịnh; Nguyễn Phương Hạnh; Trần Quang Tiến.
Kiểu tài liệu: SáchXuất bản: 2007Mô tả vật lý: 100tr.Chủ đề: bảo vệ môi trường | công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm | metallophyte | thực vật | thực vật chứa kim loạiTóm tắt: Đánh giá tiềm năng của thực vật chứa chì, cadmi và asen tại Hưng Yên và Thái Nguyên. Xác định các loài có thể xử lý và chỉ thị ô nhiễm các kim loại nghiên cứuTóm tắt: Thực vật chứa kim loại là những đối tượng được quan tâm đặc biệt ở các nước công nghiệp phát triển từ trước những năm 80 của thế kỷ 20.. Hàng trăm loài cây siêu tích tụ kim loại được phát hiện, cơ chế chuyển hóa kim loại trong nhiều loài thực vật đã được làm sáng tỏ và hàng loạt các phát minh, sáng chế về công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm đã được áp dụng vào cuộc sống. \Theo đánh giá chung, đối với môi trường đất ô nhiễm kim loại thì công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm là công nghệ xử lý phù hợp nhất, chúng có tính thân thiện với môi trường, đạt hiệu quả kinh tế cao và mang tính bền vững. Tuy nhiên, ở Việt nam nơi có hệ thực vật nhiệt đới vô cùng phong phú thì cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về nhóm thực vật này. Những hiểu biết về chung còn hạn chế, tiềm năng và triển vọng của chúng còn chưa được đánh giá và vì vậy công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm vẫn chưa được phát triển. Đó chính là lý do và yêu cầu thực tế đề xuất vấn đề "nghiên cứu đa dạng thực vật chứa kim loại ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và khả năng ứng dụng" \Tiến hành nghiên cứu tổng quan về thực vật chứa kim loại và đặc điểm của chúng. Tầm quan trọng của metallophyte đối với bảo vệ môi trường. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về metallophyte và công nghệ xử lý ô nhiễm kim loại bằng thực vật. \Khảo sát đa dạng thực vật chứa Pb và Cd ở khu mỏ kẽm- chì Tân Long- Thái Nguyên cho thấy đất ở nhiều khu vực bị nhiễm 2 kim loại Pb và Cd ở mức cao và hệ thực vật trên đất ô nhiễm vẫn còn tồn tại và phát triển. Nhóm Metallophyte ở đây bao gồm 67 loài thuộc 35 họ, hai họ có số loài và có độ phong phú cao nhất là Poaceae và Asteraceae. Qua khả năng tích tụ kim loại của cây (hàm lượng, BAF và TF) và sử dụng thêm phương pháp so sánh với các loài có tên trong danh sách siêu tích tụ của thế giới, 11 loài thực vật có khả năng tích tụ cao đối với Pb, 7 loài cao đối với Cd đã được phát hiện. Trong số này, 3 loài có những tính chất đặc biệt hơn liên quan đến Pb và Cd. \Văn Lâm- Hưng Yên cũng là địa điểm phù hợp để nghiên cứu về thực vật chứa Pb và Cd. Đất ở các khu vực gần lò nấu chì bị nhiễm 2 kim loại này ở mức cao và có hệ thực vật khá phong phú. Kết quả nghiên cứu đã xác định, nhóm metallophyte bao gồm 69 loài thuộc 29 họ, đã phát hiện 16 loài thực vật có khả năng tích tụ cao đối với Pb, 2 loài cao đối với Cd và 3 loài cao đối với cả 2 kim loại. \Hà Thượng, Đại Từ, Thái Nguyên là địa điểm phù hợp để nghiên cứu về thực vật chứa asen. Hệ Metallophyte ở đây bao gồm 30 loài thuộc 17 họ, trong đó họ Poaceae giàu loài nhất. Chỉ bắt gặp 2/30 loài nghiên cứu có hàm lượng As>100ppm trong phần khí sinh. Đó là loài Pityrogramma calomelanos và Pteris vitatta và chính chúng cũng là những loài đặc biệt ở vùng này \Bên cạnh kết quả phát hiện các loài tích tụ cao các kim loại, đề tài còn phát hiện ra được một số loài cây có những khả năng đặc biệt khác. Đó là các loài có khả năng sống trên nền đất nhiễm kim loại ở mức rất cao, nhưng chúng lại tích tụ rất ít kim loại trong phần khí sinh của cơ thể, tạm dịch là thực vật loại trừ kim loại \Tất cả những kết quả trên cho thấy, bằng các phương pháp đề tài đã sử dụng, có thể tìm ra những loài có khả năng đặc biệt liên quan đến kim loại nói chung và những loài đạt tiêu chuẩn siêu tích tụ kim loại nói riêng một cách hiệu quả và nhanh nhất. Về cây chỉ thị kim loại, cho đến nay mới tìm ra loài Hibiscus radiatus với hy vọng có thể chỉ thị cho mức độ ô nhiễm Pb và Cd trong đất. Chỉ thị mức độ ô nhiễm Pb theo sự đổi màu của lá và chỉ thị Cd dựa theo hàm lượng Cd trong lá. Tuy nhiên, để khẳng định điều này thì phải điều tra tiếp tục. Tóm lại, trong số các loài thực vật chứa Pb và Cd đã tìm thấy trong đề tài thì Solanum nigrum và polygonum hydropiper là những loài cây có triển vọng nhất để xử lý đất ô nhiễm vì chúng có phân bố rộng, có sức chống chịu và khả năng tích tụ kim loại ở mức cao, có thể nhân giống và quản lý sinh khối dễ dàng. \Trong xử lý đất ô nhiễm As đã tìm được 2 loài là Pityrogramma calomelanos và Pteris vitatta trong điều kiện phù hợp có thể cho sinh khối cao hơn cây Pityrogamma calomelanos và khả năng nhân giống dễ dàng hơn.Kiểu tài liệu | Kho hiện tại | Ký hiệu phân loại | Trạng thái | Ngày hết hạn | ĐKCB | Số lượng đặt mượn |
---|---|---|---|---|---|---|
Báo cáo đề tài KHCN |
Trung tâm Thông tin - Tư liệu
Trung tâm Thông tin - Tư liệu |
Không cho mượn | ĐT165-1614 |
Kết quả đề tài: Đạt
Đánh giá tiềm năng nguồn tài nguyên thực vật chứa Pb, Cd và As ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Xác định khả năng ứng dụng trong chỉ thị và xử lý môi trường bị ô nhiễm kim loại nặng của một số loài thực vật
Năm bắt đầu thực hiện: 2006
Năm kết thúc thực hiện: 2007
Năm nghiệm thu: 01/01/2008
Đánh giá tiềm năng của thực vật chứa chì, cadmi và asen tại Hưng Yên và Thái Nguyên. Xác định các loài có thể xử lý và chỉ thị ô nhiễm các kim loại nghiên cứu
Thực vật chứa kim loại là những đối tượng được quan tâm đặc biệt ở các nước công nghiệp phát triển từ trước những năm 80 của thế kỷ 20.. Hàng trăm loài cây siêu tích tụ kim loại được phát hiện, cơ chế chuyển hóa kim loại trong nhiều loài thực vật đã được làm sáng tỏ và hàng loạt các phát minh, sáng chế về công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm đã được áp dụng vào cuộc sống. \Theo đánh giá chung, đối với môi trường đất ô nhiễm kim loại thì công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm là công nghệ xử lý phù hợp nhất, chúng có tính thân thiện với môi trường, đạt hiệu quả kinh tế cao và mang tính bền vững. Tuy nhiên, ở Việt nam nơi có hệ thực vật nhiệt đới vô cùng phong phú thì cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về nhóm thực vật này. Những hiểu biết về chung còn hạn chế, tiềm năng và triển vọng của chúng còn chưa được đánh giá và vì vậy công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm vẫn chưa được phát triển. Đó chính là lý do và yêu cầu thực tế đề xuất vấn đề "nghiên cứu đa dạng thực vật chứa kim loại ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và khả năng ứng dụng" \Tiến hành nghiên cứu tổng quan về thực vật chứa kim loại và đặc điểm của chúng. Tầm quan trọng của metallophyte đối với bảo vệ môi trường. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về metallophyte và công nghệ xử lý ô nhiễm kim loại bằng thực vật. \Khảo sát đa dạng thực vật chứa Pb và Cd ở khu mỏ kẽm- chì Tân Long- Thái Nguyên cho thấy đất ở nhiều khu vực bị nhiễm 2 kim loại Pb và Cd ở mức cao và hệ thực vật trên đất ô nhiễm vẫn còn tồn tại và phát triển. Nhóm Metallophyte ở đây bao gồm 67 loài thuộc 35 họ, hai họ có số loài và có độ phong phú cao nhất là Poaceae và Asteraceae. Qua khả năng tích tụ kim loại của cây (hàm lượng, BAF và TF) và sử dụng thêm phương pháp so sánh với các loài có tên trong danh sách siêu tích tụ của thế giới, 11 loài thực vật có khả năng tích tụ cao đối với Pb, 7 loài cao đối với Cd đã được phát hiện. Trong số này, 3 loài có những tính chất đặc biệt hơn liên quan đến Pb và Cd. \Văn Lâm- Hưng Yên cũng là địa điểm phù hợp để nghiên cứu về thực vật chứa Pb và Cd. Đất ở các khu vực gần lò nấu chì bị nhiễm 2 kim loại này ở mức cao và có hệ thực vật khá phong phú. Kết quả nghiên cứu đã xác định, nhóm metallophyte bao gồm 69 loài thuộc 29 họ, đã phát hiện 16 loài thực vật có khả năng tích tụ cao đối với Pb, 2 loài cao đối với Cd và 3 loài cao đối với cả 2 kim loại. \Hà Thượng, Đại Từ, Thái Nguyên là địa điểm phù hợp để nghiên cứu về thực vật chứa asen. Hệ Metallophyte ở đây bao gồm 30 loài thuộc 17 họ, trong đó họ Poaceae giàu loài nhất. Chỉ bắt gặp 2/30 loài nghiên cứu có hàm lượng As>100ppm trong phần khí sinh. Đó là loài Pityrogramma calomelanos và Pteris vitatta và chính chúng cũng là những loài đặc biệt ở vùng này \Bên cạnh kết quả phát hiện các loài tích tụ cao các kim loại, đề tài còn phát hiện ra được một số loài cây có những khả năng đặc biệt khác. Đó là các loài có khả năng sống trên nền đất nhiễm kim loại ở mức rất cao, nhưng chúng lại tích tụ rất ít kim loại trong phần khí sinh của cơ thể, tạm dịch là thực vật loại trừ kim loại \Tất cả những kết quả trên cho thấy, bằng các phương pháp đề tài đã sử dụng, có thể tìm ra những loài có khả năng đặc biệt liên quan đến kim loại nói chung và những loài đạt tiêu chuẩn siêu tích tụ kim loại nói riêng một cách hiệu quả và nhanh nhất. Về cây chỉ thị kim loại, cho đến nay mới tìm ra loài Hibiscus radiatus với hy vọng có thể chỉ thị cho mức độ ô nhiễm Pb và Cd trong đất. Chỉ thị mức độ ô nhiễm Pb theo sự đổi màu của lá và chỉ thị Cd dựa theo hàm lượng Cd trong lá. Tuy nhiên, để khẳng định điều này thì phải điều tra tiếp tục. Tóm lại, trong số các loài thực vật chứa Pb và Cd đã tìm thấy trong đề tài thì Solanum nigrum và polygonum hydropiper là những loài cây có triển vọng nhất để xử lý đất ô nhiễm vì chúng có phân bố rộng, có sức chống chịu và khả năng tích tụ kim loại ở mức cao, có thể nhân giống và quản lý sinh khối dễ dàng. \Trong xử lý đất ô nhiễm As đã tìm được 2 loài là Pityrogramma calomelanos và Pteris vitatta trong điều kiện phù hợp có thể cho sinh khối cao hơn cây Pityrogamma calomelanos và khả năng nhân giống dễ dàng hơn.
Thái Nguyên, Hưng Yên
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.