GIỜ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng: 8:30 - 11:30
- Chiều: 13:30 - 16:30
Thứ 7, CN thư viện nghỉ
Hiển thị đơn giản Hiển thị MARC Hiển thị ISBD

Đánh giá tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường khu vực cửa sông Cấm- Bạch Đằng và đề xuất các giải pháp bảo vệ

Tác giả: TS. Trần Đức Thạnh [Viện trưởng]; Lưu Văn Diệu; Nguyễn Đăng Ngải; Nguyễn Mai Anh; Nguyễn Thị Kim Anh; Vũ Đình Hải.
Kiểu tài liệu: materialTypeLabelSáchXuất bản: 2008Mô tả vật lý: 349tr.Chủ đề: bảo vệ môi trường | môi trường nước | ô nhiếm môi trường | suy thoái môi trườngTóm tắt: Khu vực Cửa Cấm - Bạch Đằng là một phần hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ miền rừng núi phía đông bắc đổ ra biển qua các cửa Lạch Huyện, Nam Triệu và cửa Ba Lạch. Tham gia vào hệ thống vùng cửa sông Bạch Đằng còn có các sông Bình Hương và Gành Si bắt nguồn từ Yên Lập. Sông Gành Si hợp với sông Chanh đổ ra cửa Lạch Huyện. \ Sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế trong điều kiện công nghệ còn lạc hậu, cơ sở hạ tầng thấp kém và năng lực quản lý môi trường còn nhiều hạn chế, ý thức bảo vệ môi trường của đại bộ phận dân cư còn chưa cao... hàng năm đã tạo ra một lượng lớn chất thải hầu như không được xử lý xả trực tiếp vào nước sông và vùng ven bờ. Vùng cửa sông Cấm - Bạch Đằng đã trở thành một trong ba điểm nóng ô nhiễm ở miền Bắc (vùng nước cửa sông Bạch Đằng, Cửa Lục - Vịnh Hạ Long và cửa Ba Lạt) cũng do liên tục phải tiếp nhận một lượng lớn các chất ô nhiễm vượt quá khả năng tải của môi trường (environmental carring capacity) từ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội tại chỗ, từ trên lưu vực sông, chưa kể nguồn ô nhiễm từ không khí và từ các vùng nước lân cận đưa đến. Tài nguyên và môi trường vùng cửa sông đang bị suy giảm nghiêm trọng. Mặt khác, cũng có dấu hiệu cho thấy khả năng tác động tiêu cực của các chất ô nhiễm từ khu vực cửa sông Bạch Đằng tới vùng di sản thế giới Vịnh Hạ Long và khu dự trữ sinh quyển Cát Bà - Vườn quốc gia Cát Bà. \ Cụ thể như sau: \ - Môi trường nước khu vực cửa sông Cấm - Bạch Đằng có hàm lượng một số chất dinh dưỡng như nitrat, silicat, phosphat và độ đục tương đối cao. Đối với mục đích nuôi trồng thuỷ sản, nước có biểu hiện bị ô nhiễm phổ biến bởi TSS, nitrat, silicat, dầu và kẽm. Đối với mục đích sử dụng cho bãi tắm, nước bị ô nhiễm bởi TSS và amoni. Vào mùa mưa chất lượng nước bất lợi cho cả hai mục đích trên. Khu trong sông và ven bờ Ba Lạch đến Đồ Sơn môi trường nước bị ô nhiễm cao hơn các khu trung tâm và ven bờ Lạch Huyện - Cát Bà. Trong mùa mưa, tại khu Ba Lạch - Đồ Sơn có hệ số tai biến của các chất dinh dưỡng và chất hữu cơ cao hơn các khu khác, có thể là bằng chứng về tác động của nguồn nước chiết từ bãi rác Tràng Cát đưa ra. Theo thời gian chất lượng nước khu vực cửa sông Cấm - Bạch Đằng có xu hướng bị suy giảm. \ - Môi trường trầm tích tầng mặt khu vực cửa sông Cấm - Bạch Đằng nhìn chung chưa bị ô nhiễm bởi dầu mỡ, nhưng bị ô nhiễm từ nhẹ đến trung bình bởi KLN và ở một số nơi đã bị ô nhiễm nhẹ bởi HCBVTV. Theo không gian phân bố mức hàm lượng dầu mỡ và hệ số ô nhiễm trung bình các KLN và HCBVT trong trầm tích đều có xu hướng giảm dần từ lòng sông, bãi triều, cửa sông ra phía biển. Theo thời gian hệ số ô nhiễm trung bình HCBVTV trong trầm tích có xu hướng giảm, đặc biệt 4,4-DDT giảm mạnh chuyển thành dạng 4,4-DDD. Trái lại, hầu hết hệ số ô nhiễm trung bình các KLN có xu hướng tăng theo thời gian. Đánh giá chung, chất lượng trầm tích toàn vùng luôn ở mức có nguy cơ ô nhiễm đến ô nhiễm nhẹ, có khả năng đe doạ đối với đời sống sinh vật đáy. \ - Môi trường sinh vật trong khu vực đã thể hiện rõ sự suy thoái: suy giảm diện tích một số hệ sinh thái tự nhiên (HST RNM, HST đáy mềm ven sông, ven biển...), giảm diện tích nơi sinh cư, bãi giống bãi đẻ. Biến đổi thành phần loài, giảm tính đa dạng, giảm mật độ, sinh khối trong các hệ sinh thái và suy giảm nguồn giống, nguồn lợi thuỷ sản ven bờ, có sự tích luỹ cao một số chất độc hại (HCBVTV) trong sinh vật (ngao), tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong các khu vực tập trung đầm nuôi trồng thuỷ sản. \ Những khu vực có khả năng tập trung cao các chất ô nhiễm, có các hệ sinh thái nhậy cảm và có khả năng bị ảnh hưởng mạnh bởi sự cố tràn dầu là các khu vực có nguy cơ cao suy thoái môi trường. Đó là các khu vực ven bờ Tràng Cát - Lạch Tray, trong sông Cấm, phía tây và nam đảo Cát Hải và tây đảo Cát Bà. Ngoài ra, các chất ô nhiễm vùng Cửa Cấm - Bạch Đằng còn có khả năng ảnh hưởng đến một số khu vực nhạy cảm như khu vực phía đông nam đảo Cát Bà và phía tây Vịnh Hạ Long. \ Mức độ ô nhiễm và suy thoái môi trường sẽ ngày càng trầm trọng thêm cùng với đà tăng trưởng kinh tế - xã hội nếu không có những giải pháp đồng bộ, bao gồm việc bổ sung hoàn thiện các cơ chế chính sách và các văn bản pháp quy; tăng cường bộ máy quản lý, kết hợp giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cộng đồng; qui hoạch phát triển các ngành kinh tế phù hợp với bản chất tự nhiên và tình trạng chất lượng môi trường khu vực; qui hoạch các khu bảo tồn thiên nhiên và phục hồi môi sinh tạo sự hài hoà giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường cùng với các giải pháp khoa học công nghệ, đầu tư tài chính và quản lý chất thải phù hợp với từng nhóm nguồn thải đặc trưng trong khu vực. \ Bảo vệ môi trường khu vực là vấn đề liên ngành, liên vùng, rất cần sự phối hợp giữa trung ương, địa phương, nhà chức trách, các chủ doanh nghiệp và mọi công dân trong khu vực, vùng lân cận và trên toàn lưu vực. Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phương châm phòng ngừa là chính kết hợp với việc khắc phục ô nhiễm, suy thoái tài nguyên và cải thiện chất lượng môi trường. \ Đối với khu vực cửa sông Cấm - Bạch Đằng trước mắt cần chú trọng các biện pháp: \ - Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải KLN từ các cơ sở công nghiệp, dầu thải từ hoạt động hàng hải và việc sử dụng HCBVTV trong nông nghiệp \ - Kiểm soát nguồn nước thải từ bãi rác Tràng Cát đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng nước thải vào vùng biển ven bờ theo TCVN. \ - Chú trọng dầu tư cơ sở hạ tầng vê sinh môi trường \ - Nghiên cứu các biện pháp kiểm soát nguồn thải, thu gom, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường tại các trọng điểm ô nhiễm ven bờ như khu du lịch Đồ Sơn và Cát Bà. \ - Bảo vệ, phục hồi rừng ngập mặn và nơi cư trú, sinh sản của môt số loài thuỷ sản. tại một số khu như Tràng Cát- Đình Vũ, Lập Lễ (Thuỷ Nguyên) \ - Thiết lập Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu, tràn hoá chất \ Ngoài ra, để đánh giá đầy đủ hơn về chất lượng môi trường khu vực cửa sông Cấm - Bạch Đằng cần bổ sung nghiên cứu một số chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) như: hydrocacbon thơm da vòng (PAHs), polychlorobiphenyl (PCBs) và tributyl tin (TBT) là các chất ô nhiễm đặc trưng cho khu vực phát triển công nghiệp và cảng. Đồng thời cần có sự quan trắc môi trường thường xuyên nhằm kiểm soát chất lượng môi trường phù hợp với các mục tiêu sử dụng.Tóm tắt: Phân tích và đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực cửa sông Cấm- Bạch Đằng. Kiểm kê tải lượng thải của các nguồn ô nhiễm và xu thế suy thoái môi trường. Hậu quả ô nhiễm dẫn tới suy thoái môi trường sinh vật. Từ đó dự báo khả năng lan truyền các chất trong môi trường nước và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường
    Đánh giá trung bình: 0.0 (0 phiếu)
Kiểu tài liệu Kho hiện tại Ký hiệu phân loại Trạng thái Ngày hết hạn ĐKCB Số lượng đặt mượn
Báo cáo đề tài KHCN Báo cáo đề tài KHCN Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Phòng lưu trữ_P307
Không cho mượn ĐT161-1597*
Tổng số đặt mượn: 0

Kết quả đề tài: Đạt

Đánh giá thực trạng ô nhiễm và nguy cơ suy thoái môi trường khu vực cửa sông Cấm- Bạch Đằng. Đề xuất được các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững khu vực cửa sông Cấm- Bạch Đằng

Năm bắt đầu thực hiện: 2006

Năm kết thúc thực hiện: 2007

Năm nghiệm thu: 01/01/2008

Khu vực Cửa Cấm - Bạch Đằng là một phần hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ miền rừng núi phía đông bắc đổ ra biển qua các cửa Lạch Huyện, Nam Triệu và cửa Ba Lạch. Tham gia vào hệ thống vùng cửa sông Bạch Đằng còn có các sông Bình Hương và Gành Si bắt nguồn từ Yên Lập. Sông Gành Si hợp với sông Chanh đổ ra cửa Lạch Huyện. \ Sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế trong điều kiện công nghệ còn lạc hậu, cơ sở hạ tầng thấp kém và năng lực quản lý môi trường còn nhiều hạn chế, ý thức bảo vệ môi trường của đại bộ phận dân cư còn chưa cao... hàng năm đã tạo ra một lượng lớn chất thải hầu như không được xử lý xả trực tiếp vào nước sông và vùng ven bờ. Vùng cửa sông Cấm - Bạch Đằng đã trở thành một trong ba điểm nóng ô nhiễm ở miền Bắc (vùng nước cửa sông Bạch Đằng, Cửa Lục - Vịnh Hạ Long và cửa Ba Lạt) cũng do liên tục phải tiếp nhận một lượng lớn các chất ô nhiễm vượt quá khả năng tải của môi trường (environmental carring capacity) từ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội tại chỗ, từ trên lưu vực sông, chưa kể nguồn ô nhiễm từ không khí và từ các vùng nước lân cận đưa đến. Tài nguyên và môi trường vùng cửa sông đang bị suy giảm nghiêm trọng. Mặt khác, cũng có dấu hiệu cho thấy khả năng tác động tiêu cực của các chất ô nhiễm từ khu vực cửa sông Bạch Đằng tới vùng di sản thế giới Vịnh Hạ Long và khu dự trữ sinh quyển Cát Bà - Vườn quốc gia Cát Bà. \ Cụ thể như sau: \ - Môi trường nước khu vực cửa sông Cấm - Bạch Đằng có hàm lượng một số chất dinh dưỡng như nitrat, silicat, phosphat và độ đục tương đối cao. Đối với mục đích nuôi trồng thuỷ sản, nước có biểu hiện bị ô nhiễm phổ biến bởi TSS, nitrat, silicat, dầu và kẽm. Đối với mục đích sử dụng cho bãi tắm, nước bị ô nhiễm bởi TSS và amoni. Vào mùa mưa chất lượng nước bất lợi cho cả hai mục đích trên. Khu trong sông và ven bờ Ba Lạch đến Đồ Sơn môi trường nước bị ô nhiễm cao hơn các khu trung tâm và ven bờ Lạch Huyện - Cát Bà. Trong mùa mưa, tại khu Ba Lạch - Đồ Sơn có hệ số tai biến của các chất dinh dưỡng và chất hữu cơ cao hơn các khu khác, có thể là bằng chứng về tác động của nguồn nước chiết từ bãi rác Tràng Cát đưa ra. Theo thời gian chất lượng nước khu vực cửa sông Cấm - Bạch Đằng có xu hướng bị suy giảm. \ - Môi trường trầm tích tầng mặt khu vực cửa sông Cấm - Bạch Đằng nhìn chung chưa bị ô nhiễm bởi dầu mỡ, nhưng bị ô nhiễm từ nhẹ đến trung bình bởi KLN và ở một số nơi đã bị ô nhiễm nhẹ bởi HCBVTV. Theo không gian phân bố mức hàm lượng dầu mỡ và hệ số ô nhiễm trung bình các KLN và HCBVT trong trầm tích đều có xu hướng giảm dần từ lòng sông, bãi triều, cửa sông ra phía biển. Theo thời gian hệ số ô nhiễm trung bình HCBVTV trong trầm tích có xu hướng giảm, đặc biệt 4,4-DDT giảm mạnh chuyển thành dạng 4,4-DDD. Trái lại, hầu hết hệ số ô nhiễm trung bình các KLN có xu hướng tăng theo thời gian. Đánh giá chung, chất lượng trầm tích toàn vùng luôn ở mức có nguy cơ ô nhiễm đến ô nhiễm nhẹ, có khả năng đe doạ đối với đời sống sinh vật đáy. \ - Môi trường sinh vật trong khu vực đã thể hiện rõ sự suy thoái: suy giảm diện tích một số hệ sinh thái tự nhiên (HST RNM, HST đáy mềm ven sông, ven biển...), giảm diện tích nơi sinh cư, bãi giống bãi đẻ. Biến đổi thành phần loài, giảm tính đa dạng, giảm mật độ, sinh khối trong các hệ sinh thái và suy giảm nguồn giống, nguồn lợi thuỷ sản ven bờ, có sự tích luỹ cao một số chất độc hại (HCBVTV) trong sinh vật (ngao), tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong các khu vực tập trung đầm nuôi trồng thuỷ sản. \ Những khu vực có khả năng tập trung cao các chất ô nhiễm, có các hệ sinh thái nhậy cảm và có khả năng bị ảnh hưởng mạnh bởi sự cố tràn dầu là các khu vực có nguy cơ cao suy thoái môi trường. Đó là các khu vực ven bờ Tràng Cát - Lạch Tray, trong sông Cấm, phía tây và nam đảo Cát Hải và tây đảo Cát Bà. Ngoài ra, các chất ô nhiễm vùng Cửa Cấm - Bạch Đằng còn có khả năng ảnh hưởng đến một số khu vực nhạy cảm như khu vực phía đông nam đảo Cát Bà và phía tây Vịnh Hạ Long. \ Mức độ ô nhiễm và suy thoái môi trường sẽ ngày càng trầm trọng thêm cùng với đà tăng trưởng kinh tế - xã hội nếu không có những giải pháp đồng bộ, bao gồm việc bổ sung hoàn thiện các cơ chế chính sách và các văn bản pháp quy; tăng cường bộ máy quản lý, kết hợp giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cộng đồng; qui hoạch phát triển các ngành kinh tế phù hợp với bản chất tự nhiên và tình trạng chất lượng môi trường khu vực; qui hoạch các khu bảo tồn thiên nhiên và phục hồi môi sinh tạo sự hài hoà giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường cùng với các giải pháp khoa học công nghệ, đầu tư tài chính và quản lý chất thải phù hợp với từng nhóm nguồn thải đặc trưng trong khu vực. \ Bảo vệ môi trường khu vực là vấn đề liên ngành, liên vùng, rất cần sự phối hợp giữa trung ương, địa phương, nhà chức trách, các chủ doanh nghiệp và mọi công dân trong khu vực, vùng lân cận và trên toàn lưu vực. Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phương châm phòng ngừa là chính kết hợp với việc khắc phục ô nhiễm, suy thoái tài nguyên và cải thiện chất lượng môi trường. \ Đối với khu vực cửa sông Cấm - Bạch Đằng trước mắt cần chú trọng các biện pháp: \ - Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải KLN từ các cơ sở công nghiệp, dầu thải từ hoạt động hàng hải và việc sử dụng HCBVTV trong nông nghiệp \ - Kiểm soát nguồn nước thải từ bãi rác Tràng Cát đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng nước thải vào vùng biển ven bờ theo TCVN. \ - Chú trọng dầu tư cơ sở hạ tầng vê sinh môi trường \ - Nghiên cứu các biện pháp kiểm soát nguồn thải, thu gom, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường tại các trọng điểm ô nhiễm ven bờ như khu du lịch Đồ Sơn và Cát Bà. \ - Bảo vệ, phục hồi rừng ngập mặn và nơi cư trú, sinh sản của môt số loài thuỷ sản. tại một số khu như Tràng Cát- Đình Vũ, Lập Lễ (Thuỷ Nguyên) \ - Thiết lập Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu, tràn hoá chất \ Ngoài ra, để đánh giá đầy đủ hơn về chất lượng môi trường khu vực cửa sông Cấm - Bạch Đằng cần bổ sung nghiên cứu một số chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) như: hydrocacbon thơm da vòng (PAHs), polychlorobiphenyl (PCBs) và tributyl tin (TBT) là các chất ô nhiễm đặc trưng cho khu vực phát triển công nghiệp và cảng. Đồng thời cần có sự quan trắc môi trường thường xuyên nhằm kiểm soát chất lượng môi trường phù hợp với các mục tiêu sử dụng.

Phân tích và đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực cửa sông Cấm- Bạch Đằng. Kiểm kê tải lượng thải của các nguồn ô nhiễm và xu thế suy thoái môi trường. Hậu quả ô nhiễm dẫn tới suy thoái môi trường sinh vật. Từ đó dự báo khả năng lan truyền các chất trong môi trường nước và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường

Cát Bà, Hạ Long - Quảng Ninh

Bảo vệ Môi trường giai đoạn 2006-2007

Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.

Đăng nhập để gửi bình luận.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Địa chỉ: Nhà A11- Số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 043.756 4344 - Fax: 043.756.4344
Email: vanthu@isi.vast.vn