Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc sâu vùng đứt gãy hoạt động (đứt gãy Sơn La và đứt gãy sông Cả) bằng phương pháp đo sâu từ telua
Tác giả: Tiến sĩ Lê Huy Minh [Chủ nhiệm đề tài]; Guy Marquis; Lê Huy Minh; Lê Trường Thanh; Nguyễn Chiến Thắng; Nguyễn Đình Xuyên; Nguyễn Trọng Vũ; Trần Văn Thắng; Võ Thanh Sơn.
Kiểu tài liệu: SáchXuất bản: 2008Mô tả vật lý: 102tr.Chủ đề: Nghiên cứu động đất | Địa chấn | Đo sâu từ telua | Động đất | Phương pháp đo sâu | sông Cả | Sơn LaTóm tắt: Sử dụng phương pháp đo sâu từ telua để có được thông tin về cấu trúc độ dẫn môi trường vùng chấn tiêu động đất; tổng quan về đặc điểm kiến tạo - địa động lực và hoạt động động đất đới đứt gãy Sơn La và đứt gãy sông Cả. Trên cơ sở đó có thể tìm hiểu sâu hơn về bản chất vùng nguồn - một nghiên cứu còn chưa được tiến hành từ truớc đến nay.Tóm tắt: Từ các kết quả đo sâu từ telua trên 4 tuyến đo sâu (Sơn La, Sông Cả và Đô Lương - Đức Thọ), đề tài đã đã rút ra một số kết luận sau: - Phương pháp đo sâu từ telua với phép nghịch đảo 2D bằng phương pháp giảm dư nhanh là một phương pháp rất hữu hiệu trong nghiên cứu cấu trúc sâu đứt gãy nói chung và đứt gãy hoạt động nói riêng. Trên mặt cắt cấu trúc 2D, đứt gãy địa chất thường được biểu thị bằng vị trí có sự thay đổi rõ rệt của cấu trúc điện trở suất, và nhờ vậy có thể cho chúng ta thông tin về hướng nghiêng của đứt gãy, độ xuyên sâu của đứt gãy. \- Các đứt gãy Sơn La, Sông Cả, Đô Lương - Đức Thọ đều là đứt gãy sâu xuyên vỏ, có độ đứt gãy nghiêng từ 80 đến 86 độ. Kết quả đo đạc cho thấy đứt gãy Sơn La và đứt gãy Đô Lương - Đức Thọ đều là đứt gãy hoạt động, chỉ có đứt gãy Sông Cả là có hoạt động địa chấn kém. \- Sự tồn tại của đới điện trở suất thấp dọc theo các đới đứt gãy hoạt động minh chứng sự có mặt của nước chứa các khoáng chất luân chuyển dọc theo đứt gãy hoặc có thể có sự nóng chảy từng phần. Trong khoảng độ sâu 25 - 30 km dưới đới đứt gãy Sơn La ở khu vực Tuần Giáo, vật chất phải ở trạng thái chảy dẻo với bằng chứng không tồn tại động đất dưới 25 km và điện trở suất thấp cỡ một vài (ôm)m. \- Sự khác nhau về đặc trưng cấu trúc địa điện trên 4 tuyến đo sâu từ telua đã tiến hành cho thấy việc giả thích sự tồn tại đới điện trở suất thấp dọc theo đứt gãy chỉ tồn tại có tính chất địa phưong, do đó sự tồn tại của chúng có thể giải thích bằng sự luân chuyển của chất lỏng trong đới đứt gãy hơn là giải thích bằng sự nâng lên cục bộ của manti. \- Biến đổi của điện trở suất trong vùng đứt gãy khá nhanh chỉ trong phạm vi một vài km, do vậy để nghiên cứu chi tiết cấu trúc một đứt gãy cần phait tiến hành đo sâu từ telua một cách chi tiết. \- Bài toán nghịch đảo 2D số liệu đo sâu từ telua là một bài toán phức tạp, cần được tiếp tục nghiên cứu../.Kiểu tài liệu | Kho hiện tại | Ký hiệu phân loại | Trạng thái | Ngày hết hạn | ĐKCB | Số lượng đặt mượn |
---|---|---|---|---|---|---|
Báo cáo đề tài KHCN |
Trung tâm Thông tin - Tư liệu
Trung tâm Thông tin - Tư liệu |
Không cho mượn | ĐT161-1595 |
Kết quả đề tài: Xuất sắc
Sử dụng phương pháp đo sâu từ telua xây dựng các mặt cắt địa điện cấu trúc sâu vỏ Trái đất trên 2 tuyến cắt ngang qua đứt gãy Sơn La, 1 tuyến cắt ngang qua đứt gãy sông Cả và 1 tuyến cắt ngang qua đứt gãy Đô Lương - Đức Thọ. - Kết hợp với các tài liệu địa chấn, địa chất kiến tạo tìm hiểu bối cảnh kiến tạo khu vực, tỉm hiểu bản chất của các vùng phát sinh động đất trên các đới đứt gãy nghiên cứu, mối tương quan của động đất quan sát được với đặc điểm cấu trúc sâu theo tài liệu từ telua; phân tích các biểu hiện sinh khoáng (nếu có) trên các tuyến nghiên cứu. - Đề xuất sử dụng phương pháp đo sâu từ telua trong các nghiên cứu cấu trúc sâu các đới đứt gãy hoạt động nói riêng và các nghiên cứu cấu trúc sâu vỏ Trái đất nói chung. Cụ thể cho 2 tuyến cắt nagng qua đứt gãy Sơn La, 1 tuyến cắt nagng qua đứt gãy Sông Cả và 1 tuyến cắt ngang qua đứt gãy Đô Lương - Đức Thọ, nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm cấu trúc hình học của các đứt gãy, so sánh đặc điểm cấu trúc sâu ở các khu vực có độ hoạt động động đất khác nhau, đánh giá trạng thái vật chất ở các vùng phát sinh động đất nghiên cứu. Tìm hiểu bối cảnh kiến tạo khu vực, tìm hiểu bản chất của các vùng phát sinh động đất trên các đới đứt gãy nghiên cứu, mối tương quan của động đất quan sát được với đặc điểm cấu trúc sâu theo tài liệu từ telua; Phân tích các biểu hiện sinh khoáng trên các tuyến nghiên cứu.
Năm bắt đầu thực hiện: 2006
Năm kết thúc thực hiện: 2007
Năm nghiệm thu: 30/09/2008
Sử dụng phương pháp đo sâu từ telua để có được thông tin về cấu trúc độ dẫn môi trường vùng chấn tiêu động đất; tổng quan về đặc điểm kiến tạo - địa động lực và hoạt động động đất đới đứt gãy Sơn La và đứt gãy sông Cả. Trên cơ sở đó có thể tìm hiểu sâu hơn về bản chất vùng nguồn - một nghiên cứu còn chưa được tiến hành từ truớc đến nay.
Từ các kết quả đo sâu từ telua trên 4 tuyến đo sâu (Sơn La, Sông Cả và Đô Lương - Đức Thọ), đề tài đã đã rút ra một số kết luận sau: - Phương pháp đo sâu từ telua với phép nghịch đảo 2D bằng phương pháp giảm dư nhanh là một phương pháp rất hữu hiệu trong nghiên cứu cấu trúc sâu đứt gãy nói chung và đứt gãy hoạt động nói riêng. Trên mặt cắt cấu trúc 2D, đứt gãy địa chất thường được biểu thị bằng vị trí có sự thay đổi rõ rệt của cấu trúc điện trở suất, và nhờ vậy có thể cho chúng ta thông tin về hướng nghiêng của đứt gãy, độ xuyên sâu của đứt gãy. \- Các đứt gãy Sơn La, Sông Cả, Đô Lương - Đức Thọ đều là đứt gãy sâu xuyên vỏ, có độ đứt gãy nghiêng từ 80 đến 86 độ. Kết quả đo đạc cho thấy đứt gãy Sơn La và đứt gãy Đô Lương - Đức Thọ đều là đứt gãy hoạt động, chỉ có đứt gãy Sông Cả là có hoạt động địa chấn kém. \- Sự tồn tại của đới điện trở suất thấp dọc theo các đới đứt gãy hoạt động minh chứng sự có mặt của nước chứa các khoáng chất luân chuyển dọc theo đứt gãy hoặc có thể có sự nóng chảy từng phần. Trong khoảng độ sâu 25 - 30 km dưới đới đứt gãy Sơn La ở khu vực Tuần Giáo, vật chất phải ở trạng thái chảy dẻo với bằng chứng không tồn tại động đất dưới 25 km và điện trở suất thấp cỡ một vài (ôm)m. \- Sự khác nhau về đặc trưng cấu trúc địa điện trên 4 tuyến đo sâu từ telua đã tiến hành cho thấy việc giả thích sự tồn tại đới điện trở suất thấp dọc theo đứt gãy chỉ tồn tại có tính chất địa phưong, do đó sự tồn tại của chúng có thể giải thích bằng sự luân chuyển của chất lỏng trong đới đứt gãy hơn là giải thích bằng sự nâng lên cục bộ của manti. \- Biến đổi của điện trở suất trong vùng đứt gãy khá nhanh chỉ trong phạm vi một vài km, do vậy để nghiên cứu chi tiết cấu trúc một đứt gãy cần phait tiến hành đo sâu từ telua một cách chi tiết. \- Bài toán nghịch đảo 2D số liệu đo sâu từ telua là một bài toán phức tạp, cần được tiếp tục nghiên cứu../.
Sơn La, sông Cả
Đề tài độc lập
Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.