GIỜ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng: 8:30 - 11:30
- Chiều: 13:30 - 16:30
Thứ 7, CN thư viện nghỉ
Hiển thị đơn giản Hiển thị MARC Hiển thị ISBD

Nghiên cứu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do các hoạt động nuôi trồng thủy sản lên đa dạng sinh học vùng đất ngập nước ven bờ vịnh Bắc Bộ

Tác giả: TS Trần Đình Mấn [phó Viện trưởng]; Đào Huy Quý; Hoàng Anh; Hồ Thanh Hải; Khống Văn Hoàn; Lê Gia Huy; Nguyễn Kim Thoa; Nguyễn Thế Trang; Phạm Đình Trọng.
Kiểu tài liệu: materialTypeLabelSáchXuất bản: 2006Mô tả vật lý: 154tr.Chủ đề: đất ngập nước | nuôi trồng thủy sản | ô nhiễm môi trường | vịnh Bắc bộTóm tắt: Tổng hợp các kết quả, tài liệu, số liệu thống kê có liên quan đến hoạt động nuôi tôm trên vùng đất ngập nước ven biển Nam Định. Tổ chức khảo sát, kiểm tra hiện trạng chất lượng môi trường đầm nuôi, môi trường nguồn nước thải từ đầm nuôi, môi trường nước ven bờ. Xác định khu hệ vi sinh vật có ích và gây bệnh trong đất, nước vùng ven bờ. Điều tra đánh giá mức độ đa dạng vi sinh vật vùng đất ngập nước ven bờ từ 6m sâu trở lại. Đánh giá tình hình chung về các kết quả hiện có về các chỉ tiêu môi trường nước, đất, bệnh thủy sản, đối tượng nuôi. Xác định các mức độ ảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản đến môi trường- sinh thái và đa dạng sinh vật. Đánh giá khả năng tự làm sạch môi trường của các vi sinh vật có ích và các biện pháp tăng cường nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể cho nuôi trồng thủy sản ở vùng đất ngập nước phù hợp với điều kiện thiên nhiên, kỹ thuật, xã hội đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh vật vùng đất ngập nước ven biểnTóm tắt: Từ nhiều năm nay phong trào nuôi trồng thủy sản trên vùng đất ngập nước ven bờ nước ta đã phát triển, song vẫn chưa có các đánh giá ảnh hưởng của nó tới môi trường- sinh thái và đa dạng sinh học trong các kiểu hệ sinh thái của vùng ven biển một cách khoa học và toàn diện. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu "Nghiên cứu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do các hoạt động nuôi trồng thủy sản lên đa dạng sinh học vùng đất ngập nước ven bờ vịnh Bắc Bộ" được thực hiện nhằm mục đích đánh giá một cách toàn diện về các tác động tiêu cực của nghề nuôi thủy sản đến môi trường và hệ động vật, thực vật tự nhiên trong các kiểu hệ sinh thái đất ngập nước ven biển. \Nam Định là một trong số các tỉnh có bờ biển thuộc khu vực vịnh Bắc Bộ, nơi có rừng ngập mặn Xuân Thủy - khu bảo tồn đất ngập nước theo công tước Ramsa. Nuôi trồng thủy sản của tỉnh chưa phát triển ồ ạt như các địa phương khác, vì vậy tỉnh rất cần một giải pháp tổng thể cho việc phát triển kinh tế biển với phương châm phát triển bền vững. \Đề tài tổng kết đánh giá hiện trạng môi trường nước, trầm tích ở vùng nuôi trồng thủy sản và bổ sung hiện trạng đa dạng sinh học vùng ven biển Nam Định nói chung, huyện Giao Thủy nói riêng. Đề tài được thực hiện trên cơ sở phân tích các vật mẫu môi trường và thủy sinh học thu thập được trong các chuyến khảo sát năm 2004 và 2005 tại vùng nước cửa sông và vùng triều ven biển huyện Giao Thủy. Lần đầu tiên có được các kết quả nghiên cứu đồng bộ trong mối tương quan giữa môi trường và đa dạng sinh học, vai trò của khu hệ vi sinh vật và khả năng tự làm sạch môi trường của chúng, đánh giá được tác động của nuôi trồng thủy sản lên môi trường sinh thái và đa dạng sinh học tại vùng đất ngập nước ven bờ tỉnh Nam Định. Kết quả thu được như sau: \Các chỉ tiêu dinh dưỡng trong môi trường nước và trầm tích đáy vào thời kỳ nuôi tôm cao hơn vào thời kỳ sau thu hoạch. Các chỉ tiêu dinh dưỡng chủ yếu như nitơ tổng số, phốtpho tổng số, sunphát và lưu huỳnh tổng số trong trầm tích đáy của các đầm nuôi tôm, mương chứa nước thải từ đầm nuôi tôm và bãi nuôi ngao cao hơn rõ rệt so với trầm tích đáy tại các vùng nước bên ngoài. \Mật độ thực vật nổi trong các thủy vực trong đầm nuôi và trong vùng nước cửa sông tương đối cao. Các loài tảo lam Oscillatoria spp. là những loài tảo độc có mật độ đáng kể trong số lượng thực vật nổi. \Khu vực ven biển Giao Thủy có mức đa dạng sinh học cao, thành phần loài sinh vật phong phú hơn so với các vùng cửa sông ven biển khác. Đề tài đã xác định được 112 loài thực vật nổi, 58 loài động vật nổi, 307 loài động vật đáy, 106 loài cá, 37 loài lường- bò sát, 136 loài chim. Tuy nhiên đã thấy một số dấu hiệu của sự suy giảm đa dạng sinh vật, số lượng cá có thể gặp lại của nhiều loài có giá trị kinh tế ít hơn trước kia rất nhiều. \Việc di nhập từ miền Nam ra và phát triển nuôi rộng rãi loài nghêu Bến Tre ở đây đã tạo thành một quần thể mới và đang chiếm tuyệt đối trong sản lượng nuôi ngao đã đe doạ sự suy giảm số lượng cá thể của loài ngao dầu bản địa vốn là loài có giá trj kinh tế cao hơn. \Thành phần và số lượng vi sinh vật hữu ích và gây hại trong môi trường vùng ngập nước ven bờ tỉnh Nam Định đã thu được 342 chủng vi khuẩn dị dưỡng, 64 chủng nầm mốc, 17 chủng nấm men, 73 chủng vi khuẩn khử sunphat và tập hợp các chủng vi khuẩn kị khí đang được tiếp tục tách và làm sạch. Xác định đặc điểm hình thái, sinh lý và sinh hóa của 120 chủng vi khuẩn dị dưỡng và từ đó xác định được vị trí phân loại của 79 chủng, trong đó 1 chủng phân loại đến loài. Đã xác định đặc điểm sinh lý sinh hóa và phân loại của 3 chủng vi khuẩn khử sunphat thuộc giống Desulfovibrio có hoạt tính xenlulaza. \Bước đầu đã lựa chọn được 2 chủng vi khuẩn B8-1 và B11-5 làm test thử để đánh giá độ độc của nước thải có chứa Cr(VI) và Ni(II) trong môi trường nước. \Đã xác định hoạt tính phân hủy các chất hữu cơ ô nhiễm môi trường (tinh bột, protein, xenlulaza và kitin) do nuôi trồng thủy sản gây ra ở nhóm vi khuẩn dị dưỡng hiếu khí, nhóm vi sinh vật có vai trò quan trọng nhất trong việc làm sạch môi trường và khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh ở một số chủng. \Từ đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra 6 đề xuất để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học tại vùng ngập nước ven bờ tỉnh Nam Định: \- Phát triển nuôi trồng thủy sản không được vượt quá tải lượng tự làm sạch của môi trường \- Phát triển nuôi trồng thủy sản cần chú ý chọn loại hình, con nuôi cho phù hợp, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh ngay từ giống gốc. \- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng thức ăn và thuốc kháng sinh trong qúa trình nuôi trồng thủy sản. \- Xây dựng hệ thống ao nuôi theo đúng kỹ thuật, có hệ thống xử lý nước cấp và nước thải. \- Cần kiểm soát chặt chẽ, định kỳ phân tích số lượng các vi sinh vật có ích và gây hại cả trong nước cấp vào đầm nuôi và nước thải để có biện pháp xử lý thích hợp. \- Tuyên truyền cho nhân dân trong vùng về lợi ích bảo tồn đa dạng sinh học và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản bền vững.
    Đánh giá trung bình: 0.0 (0 phiếu)
Kiểu tài liệu Kho hiện tại Ký hiệu phân loại Trạng thái Ngày hết hạn ĐKCB Số lượng đặt mượn
Báo cáo đề tài KHCN Báo cáo đề tài KHCN Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Phòng lưu trữ_P307
Không cho mượn ĐT132-1424
Tổng số đặt mượn: 0

Kết quả đề tài: Đạt

Đánh giá được tác động của ô nhiễm môi trường lên khu hệ vi sinh vật, động và thực vật thủy sinh tại các vùng đất ngập nước ven bờ tỉnh Nam Định và đề ra các biện pháp khắc phục suy thoái môi trưởng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học

Năm bắt đầu thực hiện: 2004

Năm kết thúc thực hiện: 2005

Năm nghiệm thu: 01/03/2006

Tổng hợp các kết quả, tài liệu, số liệu thống kê có liên quan đến hoạt động nuôi tôm trên vùng đất ngập nước ven biển Nam Định. Tổ chức khảo sát, kiểm tra hiện trạng chất lượng môi trường đầm nuôi, môi trường nguồn nước thải từ đầm nuôi, môi trường nước ven bờ. Xác định khu hệ vi sinh vật có ích và gây bệnh trong đất, nước vùng ven bờ. Điều tra đánh giá mức độ đa dạng vi sinh vật vùng đất ngập nước ven bờ từ 6m sâu trở lại. Đánh giá tình hình chung về các kết quả hiện có về các chỉ tiêu môi trường nước, đất, bệnh thủy sản, đối tượng nuôi. Xác định các mức độ ảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản đến môi trường- sinh thái và đa dạng sinh vật. Đánh giá khả năng tự làm sạch môi trường của các vi sinh vật có ích và các biện pháp tăng cường nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể cho nuôi trồng thủy sản ở vùng đất ngập nước phù hợp với điều kiện thiên nhiên, kỹ thuật, xã hội đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh vật vùng đất ngập nước ven biển

Từ nhiều năm nay phong trào nuôi trồng thủy sản trên vùng đất ngập nước ven bờ nước ta đã phát triển, song vẫn chưa có các đánh giá ảnh hưởng của nó tới môi trường- sinh thái và đa dạng sinh học trong các kiểu hệ sinh thái của vùng ven biển một cách khoa học và toàn diện. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu "Nghiên cứu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do các hoạt động nuôi trồng thủy sản lên đa dạng sinh học vùng đất ngập nước ven bờ vịnh Bắc Bộ" được thực hiện nhằm mục đích đánh giá một cách toàn diện về các tác động tiêu cực của nghề nuôi thủy sản đến môi trường và hệ động vật, thực vật tự nhiên trong các kiểu hệ sinh thái đất ngập nước ven biển. \Nam Định là một trong số các tỉnh có bờ biển thuộc khu vực vịnh Bắc Bộ, nơi có rừng ngập mặn Xuân Thủy - khu bảo tồn đất ngập nước theo công tước Ramsa. Nuôi trồng thủy sản của tỉnh chưa phát triển ồ ạt như các địa phương khác, vì vậy tỉnh rất cần một giải pháp tổng thể cho việc phát triển kinh tế biển với phương châm phát triển bền vững. \Đề tài tổng kết đánh giá hiện trạng môi trường nước, trầm tích ở vùng nuôi trồng thủy sản và bổ sung hiện trạng đa dạng sinh học vùng ven biển Nam Định nói chung, huyện Giao Thủy nói riêng. Đề tài được thực hiện trên cơ sở phân tích các vật mẫu môi trường và thủy sinh học thu thập được trong các chuyến khảo sát năm 2004 và 2005 tại vùng nước cửa sông và vùng triều ven biển huyện Giao Thủy. Lần đầu tiên có được các kết quả nghiên cứu đồng bộ trong mối tương quan giữa môi trường và đa dạng sinh học, vai trò của khu hệ vi sinh vật và khả năng tự làm sạch môi trường của chúng, đánh giá được tác động của nuôi trồng thủy sản lên môi trường sinh thái và đa dạng sinh học tại vùng đất ngập nước ven bờ tỉnh Nam Định. Kết quả thu được như sau: \Các chỉ tiêu dinh dưỡng trong môi trường nước và trầm tích đáy vào thời kỳ nuôi tôm cao hơn vào thời kỳ sau thu hoạch. Các chỉ tiêu dinh dưỡng chủ yếu như nitơ tổng số, phốtpho tổng số, sunphát và lưu huỳnh tổng số trong trầm tích đáy của các đầm nuôi tôm, mương chứa nước thải từ đầm nuôi tôm và bãi nuôi ngao cao hơn rõ rệt so với trầm tích đáy tại các vùng nước bên ngoài. \Mật độ thực vật nổi trong các thủy vực trong đầm nuôi và trong vùng nước cửa sông tương đối cao. Các loài tảo lam Oscillatoria spp. là những loài tảo độc có mật độ đáng kể trong số lượng thực vật nổi. \Khu vực ven biển Giao Thủy có mức đa dạng sinh học cao, thành phần loài sinh vật phong phú hơn so với các vùng cửa sông ven biển khác. Đề tài đã xác định được 112 loài thực vật nổi, 58 loài động vật nổi, 307 loài động vật đáy, 106 loài cá, 37 loài lường- bò sát, 136 loài chim. Tuy nhiên đã thấy một số dấu hiệu của sự suy giảm đa dạng sinh vật, số lượng cá có thể gặp lại của nhiều loài có giá trị kinh tế ít hơn trước kia rất nhiều. \Việc di nhập từ miền Nam ra và phát triển nuôi rộng rãi loài nghêu Bến Tre ở đây đã tạo thành một quần thể mới và đang chiếm tuyệt đối trong sản lượng nuôi ngao đã đe doạ sự suy giảm số lượng cá thể của loài ngao dầu bản địa vốn là loài có giá trj kinh tế cao hơn. \Thành phần và số lượng vi sinh vật hữu ích và gây hại trong môi trường vùng ngập nước ven bờ tỉnh Nam Định đã thu được 342 chủng vi khuẩn dị dưỡng, 64 chủng nầm mốc, 17 chủng nấm men, 73 chủng vi khuẩn khử sunphat và tập hợp các chủng vi khuẩn kị khí đang được tiếp tục tách và làm sạch. Xác định đặc điểm hình thái, sinh lý và sinh hóa của 120 chủng vi khuẩn dị dưỡng và từ đó xác định được vị trí phân loại của 79 chủng, trong đó 1 chủng phân loại đến loài. Đã xác định đặc điểm sinh lý sinh hóa và phân loại của 3 chủng vi khuẩn khử sunphat thuộc giống Desulfovibrio có hoạt tính xenlulaza. \Bước đầu đã lựa chọn được 2 chủng vi khuẩn B8-1 và B11-5 làm test thử để đánh giá độ độc của nước thải có chứa Cr(VI) và Ni(II) trong môi trường nước. \Đã xác định hoạt tính phân hủy các chất hữu cơ ô nhiễm môi trường (tinh bột, protein, xenlulaza và kitin) do nuôi trồng thủy sản gây ra ở nhóm vi khuẩn dị dưỡng hiếu khí, nhóm vi sinh vật có vai trò quan trọng nhất trong việc làm sạch môi trường và khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh ở một số chủng. \Từ đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra 6 đề xuất để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học tại vùng ngập nước ven bờ tỉnh Nam Định: \- Phát triển nuôi trồng thủy sản không được vượt quá tải lượng tự làm sạch của môi trường \- Phát triển nuôi trồng thủy sản cần chú ý chọn loại hình, con nuôi cho phù hợp, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh ngay từ giống gốc. \- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng thức ăn và thuốc kháng sinh trong qúa trình nuôi trồng thủy sản. \- Xây dựng hệ thống ao nuôi theo đúng kỹ thuật, có hệ thống xử lý nước cấp và nước thải. \- Cần kiểm soát chặt chẽ, định kỳ phân tích số lượng các vi sinh vật có ích và gây hại cả trong nước cấp vào đầm nuôi và nước thải để có biện pháp xử lý thích hợp. \- Tuyên truyền cho nhân dân trong vùng về lợi ích bảo tồn đa dạng sinh học và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản bền vững.

Rừng ngập mặn Xuân Thủy- Nam Định

Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.

Đăng nhập để gửi bình luận.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Địa chỉ: Nhà A11- Số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 043.756 4344 - Fax: 043.756.4344
Email: vanthu@isi.vast.vn