GIỜ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng: 8:30 - 11:30
- Chiều: 13:30 - 16:30
Thứ 7, CN thư viện nghỉ
Hiển thị đơn giản Hiển thị MARC Hiển thị ISBD

Nghiên cứu phát triển mô hình, xây dựng thuật toán, mô phỏng quá trình khai thác dầu khí biển sử dụng khí đồng hành gián đoạn

Tác giả: TS Bùi Đình Trí; Dương Ngọc Hải; Đặng Thế Ba; Hà Công Tú; Nguyễn Duy Thiện; Nguyễn Văn Điệp.
Kiểu tài liệu: materialTypeLabelSáchXuất bản: 2005Mô tả vật lý: 118tr.Chủ đề: Cơ học | Khai thác dầu khí | Phương pháp gaslift gián đoạnTóm tắt: Đề tài nêu tổng quan tình hình nghiên cứu và khai thác dầu khí bằng phương pháp gaslift trên thế giới và bằng phương pháp gaslift chu kỳ (gaslift gián đoạn) tại Việt Nam. Xây dựng mô hình thực nghiệm mô phỏng quá trình khai thác dầu khí biển sử dụng khí đồng hành gián đoạn. Giới thiệu mô hình thực nghiệm, lắp đặt, căn chỉnh mô hình, thực hiện thí nghiệm và đánh giá ảnh hưởng của các thông số đến khả năng khai thác giếng bằng phương pháp gaslift gián đoạn. Trên cơ sở các kết quả thực nghiệm trên mô hình vật lý đưa ra các kết luận sau cho chế độ khai thác bằng gaslift gián đoạn. Thực hiện tính toán quá trình nâng dầu bằng phương pháp Schmidt và mô phỏng quá trình tích lũy dầu khí trong điều kiện áp suất giếng thay đổi. Kết quả tính toán cho thấy hệ số thu hồi trong 1 chu kỳ tăng khi chiều cao nút lỏng, áp suất và lưu lượng khí nén tăng, trong đó chiều cao nút lỏng là thông số có ảnh hưởng mạnh nhất tới hệ số thu hồi. Không phải cứ tăng chiều cao nút lỏng là sẽ cho lưu lượng khai thác tăng. Tùy vào từng giếng cụ thể sẽ có 1 dải chiều cao cột lỏng ban đầu mà sẽ cho lưu lượng chất lỏng khai thác nằm trong khoảng tối ưu. Để tính dòng chảy từ vỉa vào giếng trong tính toán thiết kế các giếng gaslift gián đoạn có thể sử dụng phương pháp giải số dòng chảy nhiều pha đến đáy giếng. Phương pháp này có ưu điểm cho kết quả chính xác hơn nhưng đòi hỏi phải có thông tin chi tiết về các tính chất vỉa. Để đơn giản hơn có thể sử dụng phương trình hệ số sản phẩm. Tuy nhiên để đảm bảo độ chính xác hợp lý, giá trị của hệ số sản phẩm cần phải xác định ngay trong các thí nghiệm gaslift gián đoạn. Khi vỉa chuyển sang trạng thái nhiều pha, với chương trình giải số, để đơn giản có thể sử dụng mô hình dòng chảy một pha với các tham số chính là độ thấm và mật độ chất lỏng tính theo giá trị tương đương. Còn với phương pháp sử dụng hệ số sản phẩm cũng phải thay đổi hệ số sản phẩm và mật độ chất lỏng tương đương. \Các kết quả nghiên cứu của đề tài: Hoàn thiện mô hình vật lý, đủ điều kiện để mô phỏng quá trình sử dụng khí đồng hành (gián đoạn) trong khai thác dầu tại mỏ Bạch Hổ. Mô hình này có xét đến ảnh hưởng của vật liệu và sự không đồng nhất của đường kính ống giếng (thiết diện cần nâng), sử dụng các hệ chất lưu khác nhau như nước-khí, dầu spindle 10-khí. Từ đó xây dựng được các bộ số liệu cơ bản dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm. Xây dựng phần mềm tính toán các thông số quá trình nâng dầu (gaslift gián đoạn) theo phương pháp Schmidt. Xây dựng mô hình, thuật toán và chương trình mô phỏng quá trình tích lũy dầu khí trong điều kiện áp suất giếng thay đổi.Tóm tắt: Xây dựng mô hình thực nghiệm mô phỏng quá trình khai thác dầu khí biển sử dụng khí đồng hành gián đoạn. Giới thiệu mô hình thực nghiệm, lắp đặt, căn chỉnh mô hình, thực hiện thí nghiệm và đánh giá ảnh hưởng của các thông số đến khả năng khai thác giếng bằng phương pháp gaslift gián đoạn. Thực hiện tính toán quá trình nâng dầu bằng phương pháp Schmidt và mô phỏng quá trình tích lũy dầu khí trong điều kiện áp suất giếng thay đổi.
    Đánh giá trung bình: 0.0 (0 phiếu)
Kiểu tài liệu Kho hiện tại Ký hiệu phân loại Trạng thái Ngày hết hạn ĐKCB Số lượng đặt mượn
Báo cáo đề tài KHCN Báo cáo đề tài KHCN Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Phòng lưu trữ_P307
Không cho mượn ĐT122-1377
Tổng số đặt mượn: 0

Kết quả đề tài: Đạt

Nghiên cứu, thực nghiệm trên các mô hình vật lý và lý thuyết thông qua những hệ phương trình đầy đủ, đóng kín mô tả hiện tượng, cũng như xây dựng các thuật giải, chương trình, phần mềm tính toán cho phép đánh giá phân tích các chỉ tiêu công nghệ nhằm tối ưu hóa quá trình sử dụng khí đồng hành trong khai thác dầu khí biển.

Năm bắt đầu thực hiện: 2004

Năm kết thúc thực hiện: 2005

Năm nghiệm thu: 01/12/2005

Đề tài nêu tổng quan tình hình nghiên cứu và khai thác dầu khí bằng phương pháp gaslift trên thế giới và bằng phương pháp gaslift chu kỳ (gaslift gián đoạn) tại Việt Nam. Xây dựng mô hình thực nghiệm mô phỏng quá trình khai thác dầu khí biển sử dụng khí đồng hành gián đoạn. Giới thiệu mô hình thực nghiệm, lắp đặt, căn chỉnh mô hình, thực hiện thí nghiệm và đánh giá ảnh hưởng của các thông số đến khả năng khai thác giếng bằng phương pháp gaslift gián đoạn. Trên cơ sở các kết quả thực nghiệm trên mô hình vật lý đưa ra các kết luận sau cho chế độ khai thác bằng gaslift gián đoạn. Thực hiện tính toán quá trình nâng dầu bằng phương pháp Schmidt và mô phỏng quá trình tích lũy dầu khí trong điều kiện áp suất giếng thay đổi. Kết quả tính toán cho thấy hệ số thu hồi trong 1 chu kỳ tăng khi chiều cao nút lỏng, áp suất và lưu lượng khí nén tăng, trong đó chiều cao nút lỏng là thông số có ảnh hưởng mạnh nhất tới hệ số thu hồi. Không phải cứ tăng chiều cao nút lỏng là sẽ cho lưu lượng khai thác tăng. Tùy vào từng giếng cụ thể sẽ có 1 dải chiều cao cột lỏng ban đầu mà sẽ cho lưu lượng chất lỏng khai thác nằm trong khoảng tối ưu. Để tính dòng chảy từ vỉa vào giếng trong tính toán thiết kế các giếng gaslift gián đoạn có thể sử dụng phương pháp giải số dòng chảy nhiều pha đến đáy giếng. Phương pháp này có ưu điểm cho kết quả chính xác hơn nhưng đòi hỏi phải có thông tin chi tiết về các tính chất vỉa. Để đơn giản hơn có thể sử dụng phương trình hệ số sản phẩm. Tuy nhiên để đảm bảo độ chính xác hợp lý, giá trị của hệ số sản phẩm cần phải xác định ngay trong các thí nghiệm gaslift gián đoạn. Khi vỉa chuyển sang trạng thái nhiều pha, với chương trình giải số, để đơn giản có thể sử dụng mô hình dòng chảy một pha với các tham số chính là độ thấm và mật độ chất lỏng tính theo giá trị tương đương. Còn với phương pháp sử dụng hệ số sản phẩm cũng phải thay đổi hệ số sản phẩm và mật độ chất lỏng tương đương. \Các kết quả nghiên cứu của đề tài: Hoàn thiện mô hình vật lý, đủ điều kiện để mô phỏng quá trình sử dụng khí đồng hành (gián đoạn) trong khai thác dầu tại mỏ Bạch Hổ. Mô hình này có xét đến ảnh hưởng của vật liệu và sự không đồng nhất của đường kính ống giếng (thiết diện cần nâng), sử dụng các hệ chất lưu khác nhau như nước-khí, dầu spindle 10-khí. Từ đó xây dựng được các bộ số liệu cơ bản dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm. Xây dựng phần mềm tính toán các thông số quá trình nâng dầu (gaslift gián đoạn) theo phương pháp Schmidt. Xây dựng mô hình, thuật toán và chương trình mô phỏng quá trình tích lũy dầu khí trong điều kiện áp suất giếng thay đổi.

Xây dựng mô hình thực nghiệm mô phỏng quá trình khai thác dầu khí biển sử dụng khí đồng hành gián đoạn. Giới thiệu mô hình thực nghiệm, lắp đặt, căn chỉnh mô hình, thực hiện thí nghiệm và đánh giá ảnh hưởng của các thông số đến khả năng khai thác giếng bằng phương pháp gaslift gián đoạn. Thực hiện tính toán quá trình nâng dầu bằng phương pháp Schmidt và mô phỏng quá trình tích lũy dầu khí trong điều kiện áp suất giếng thay đổi.

Đề tài độc lập

Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.

Đăng nhập để gửi bình luận.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Địa chỉ: Nhà A11- Số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 043.756 4344 - Fax: 043.756.4344
Email: vanthu@isi.vast.vn