GIỜ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng: 8:30 - 11:30
- Chiều: 13:30 - 16:30
Thứ 7, CN thư viện nghỉ
Hiển thị đơn giản Hiển thị MARC Hiển thị ISBD

Điều tra một số chỉ tiêu sinh học, góp phần phân loại khoanh vùng cải tạo đất trống đồi trọc ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

Tác giả: TS Tống Kim Thuần [Chủ nhiệm đề tài]; Đỗ Hữu Thư; Huỳnh Thị Kim Hối; Lê Đồng Tấn; Lý Kim Bảng; Nguyễn Đình Kỳ; Nguyễn Trí Tiến; Tăng Thị Chính; Trần Đình Lý.
Kiểu tài liệu: materialTypeLabelSáchXuất bản: 2005Mô tả vật lý: 122tr.Chủ đề: Phân loại đất, Bảo vệ tài nguyên đất | Cải tạo đất | Chỉ tiêu sinh học đất | Đất trống đồi trọc | Hoạt tính sinh học đất | Miền núi phía Bắc | Phân loại đất | Phú Thọ | Sinh thái đất | Vĩnh PhúcTóm tắt: Đất trống đồi trọc là biểu hiện của quá trình suy thoái môi trường đất. Để cải tạo và sử dụng hợp lý đất trống đồi trọc trong việc phát triển kinh tế - xã hội, trên quan điểm sinh thái bền vững - đề tài đã đi sâu nghiên cứu các đặc điểm sinh học môi trường sinh thái đất rừng và môi trường sinh thái đất trống đồi trọc. Vĩnh Phúc và Phú Thọ là 2 tỉnh thuộc Trung du Bắc bộ có diện tích đất trống đồi trọc khá lớn. \Sau 3 năm điều tra các chỉ tiêu sinh học như : vi sinh vật, động vật đất, thực vật và hoá lý thổ nhưỡng của 3 loại đất trống đồi trọc (theo phân loại đất của GS.TSKH Trần Đình Lý), đề tài đã đưa ra một số kết luận sau: \1. Số lượng vi sinh vật/g cao nhất ở đất loại I, giảm dần xuống đất loại II, III và thể hiện rõ nhất ở nhóm vi khuẩn tổng số và nấm men số lượng vi khuẩn tổng số dao động từ 10 (mũ 8) - 10 (mũ 6 ), nấm men từ 10 9mũ 4) - 10 (mũ 5) xuống 10 (mũ 2), nấm sợi, xạ khuẩn và vi sinh vật phân giải lân khó tan, phân giải xenlulo ít thay đổi, chỉ giảm chục lần. Vi sinh vật màng nhầy 10 (mũ 4) - 10 (mũ 5) cũng giảm không đáng kể. Số lượng vi sinh vật có xu hướng thay đổi theo độ sâu và theo mùa. Vào mùa khô và độ sâu tầng đất lớn hơn 30 cm, số lượng vi sinh vật thấp hơn khoảng vài chục đến hàng tram lần. \- Tính đa dạng vi sinh vật giảm dần từ đất loại I đến loại II. Gặp 27 giống vi khuẩn, 21 giống nấm mốc, 13 giống nấm men và 4 giống xạ khuẩn ở đất loại I, ở loại II gặp 20 giống vi khuẩn (chiếm 74% so với đất loại I), 15 giống nấm sợi (71%), 7 giống nấm men (53,8%) và 2 giống xạ khuẩn (50%). Tính đa dạng vi sinh vật ở đất loại III rất ngheo nàn. Gặp 15 giống vi khuẩn (55% so với đất loại I), 8 giống sợi (36,3%), 1 giống xạ khuẩn (25%), 2 giống nấm men (15,4%) ở đất loại này. \- Hoạt tính sinh học của các nhóm vi sinh vật chức năng giảm mạnh từ đất loại I đến đất loại III. \- Đã phân lập được 500 chủng vi sinh vật từ 3 loại đất, trong đó có 120 chủng sinh màng nhầy. Đã định tên đến loài 15% số chủn phân lập được, 35-75% số chủng có hoạt tính sinh học tốt và khá. Đã tuyển chọn được 5 chủng Lipomyces - 2 trong số 5 chủng đã được ứng dụng vào việc sản xuất chất giữ ẩm cho đất trống đồi trọc. \2. Cấu trúc thành phần loài, độ phong phú, số lượng và sinh khối trung bình của các nhóm giun đất và mesofauna khác cũng giảm từ đất loại I đến loại III. Đã gặp ít nhất 38 loài giun đất thuộc 4 họ, 6 giống. Có 4 loài giun đất tập trung ở đất loại I thuộc nhóm thảm mục, 34 loài còn lại thuộc nhóm đất thảm mục và nhóm đất chính thức. \- Đã gặp 13 - 24 nhóm mesofauna khác ở vùng nghiên cứu. Số nhóm mesofauna thường gặp cao nhất ở loại I, thấp nhất ở loại II, riêng Phú Thọ lại có số nhóm mesofauna gặp thấp ở đất loại III. \3. Đã thống kê được 64 loài bọ nhảy thuộc 39 giống, 13 họ. Số loài dao động từ 25 - 53 loài theo từng loại đất và giảm dần theo thứ tự : đất loại I - loại II - loại III. \4. Tính đa dạng thực vật giảm từ đất loại I đến đất loại III. Gặp ít nhất là 371 loài thực vật trên đất loại I, 312 loại trên đất loại II và 212 loại trên đất loại III. Cấp độ thoái hoá của đất có quan hệ mật thiết đến tính đa dạng thực vật. Trên từng loại đất thoái hoá, tính đa dạng thực vật có những đặc trưng riêng và rất rõ cả về cấu trúc quần xã, thành phần loài và các loại thực vật đặc trưng. Môi trường càng khắc nghiệt, đất càng thoái hoá thì số loài thực vật thích nghi càng ít, hay nói một cách khác tính chỉ thị của thực vật trong trường hợp này càng biểu hiện rõ. \5. Các dấu hiệu hình thái phấu diện đất như sắc màu, độ phân tầng, cấu trúc đất, đá lẫn, kết von... thể hiện rất rõ nét trong diễn thế từ đất loại I đến loại III. Quá trình thoái hoá thể hiện rõ nhất là sự mất dần tầng hữu cơ, tầng mùn (A). Độ dày tầng mùn từ vài chục cm ở đất loại I đến trên dưới 10 cm ở đất loại II và ở đất loại III chỉ còn một vài cm, có nơi tầng mùn A hoàn toàn mất hẳn và trôi cả tầng B dẫn đến "đất chết". \Thành phần cơ giới đất thay đổi rõ rệt, các cấp hạt sét bị rửa trôi và cấp hạt cát vật lý tăng ở đất loại III. Đất mất dần cấu trúc tốt của đất rừng. Độ trữ ẩm của đất ngày càng giảm. Các chỉ tiêu độ chua, các chất dinh dưỡng dễ tiêu và cation trao đổi đều giảm rõ rệt, đặc biệt là độ ẩm đất. \Từ các kết luận trên có thể đưa ra các chỉ tiêu sinh học đặc trưng : \- Đối với nhóm vi sinh vật có 3 chỉ số quan trọng: Số lượng vi sinh vật /g đất, tính đa dạng vi sinh vật và hoạt tính sinh học của các nhóm vi sinh vật. \- Đối với nhóm động vật đất có thể sử dụng 3 chỉ số sau: Chỉ số đa dạng loài H, cấu trúc loài ưu thế và các nhóm dạng sống. \- Đối với thực vật có thể sử dụng 3 chỉ số : Đa dạng loài, cấu trúc quần xã thực vật và dạng sống đặc trưng. \Theo các tác giả đề tài, đây chính là cơ sở khoa học để khai thác, sử dụng hợp lý và cải tao đất trồng đồi trọc ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ nói riêng cũng như các vùng sinh thái đất dốc khác nói chung ở Việt Nam./.Tóm tắt: Điều tra một số chỉ tiêu sinh học, góp phần phân loại khoanh vùng cải tạo đất trống đồi trọc một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
    Đánh giá trung bình: 0.0 (0 phiếu)
Kiểu tài liệu Kho hiện tại Ký hiệu phân loại Trạng thái Ngày hết hạn ĐKCB Số lượng đặt mượn
Báo cáo đề tài KHCN Báo cáo đề tài KHCN Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Phòng lưu trữ_P307
Không cho mượn ĐT115-1312
Tổng số đặt mượn: 0

Kết quả đề tài: Đạt

Nghiên cứu các đặc điểm sinh học môi trường sinh thái đât rừng đến môi trường sinh thái đất trống đồi trọc. Phân loại khoanh vùng cải tạo đất trống đồi trọc một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

Năm bắt đầu thực hiện: 2002

Năm kết thúc thực hiện: 2004

Năm nghiệm thu: 01/12/2004

Đất trống đồi trọc là biểu hiện của quá trình suy thoái môi trường đất. Để cải tạo và sử dụng hợp lý đất trống đồi trọc trong việc phát triển kinh tế - xã hội, trên quan điểm sinh thái bền vững - đề tài đã đi sâu nghiên cứu các đặc điểm sinh học môi trường sinh thái đất rừng và môi trường sinh thái đất trống đồi trọc. Vĩnh Phúc và Phú Thọ là 2 tỉnh thuộc Trung du Bắc bộ có diện tích đất trống đồi trọc khá lớn. \Sau 3 năm điều tra các chỉ tiêu sinh học như : vi sinh vật, động vật đất, thực vật và hoá lý thổ nhưỡng của 3 loại đất trống đồi trọc (theo phân loại đất của GS.TSKH Trần Đình Lý), đề tài đã đưa ra một số kết luận sau: \1. Số lượng vi sinh vật/g cao nhất ở đất loại I, giảm dần xuống đất loại II, III và thể hiện rõ nhất ở nhóm vi khuẩn tổng số và nấm men số lượng vi khuẩn tổng số dao động từ 10 (mũ 8) - 10 (mũ 6 ), nấm men từ 10 9mũ 4) - 10 (mũ 5) xuống 10 (mũ 2), nấm sợi, xạ khuẩn và vi sinh vật phân giải lân khó tan, phân giải xenlulo ít thay đổi, chỉ giảm chục lần. Vi sinh vật màng nhầy 10 (mũ 4) - 10 (mũ 5) cũng giảm không đáng kể. Số lượng vi sinh vật có xu hướng thay đổi theo độ sâu và theo mùa. Vào mùa khô và độ sâu tầng đất lớn hơn 30 cm, số lượng vi sinh vật thấp hơn khoảng vài chục đến hàng tram lần. \- Tính đa dạng vi sinh vật giảm dần từ đất loại I đến loại II. Gặp 27 giống vi khuẩn, 21 giống nấm mốc, 13 giống nấm men và 4 giống xạ khuẩn ở đất loại I, ở loại II gặp 20 giống vi khuẩn (chiếm 74% so với đất loại I), 15 giống nấm sợi (71%), 7 giống nấm men (53,8%) và 2 giống xạ khuẩn (50%). Tính đa dạng vi sinh vật ở đất loại III rất ngheo nàn. Gặp 15 giống vi khuẩn (55% so với đất loại I), 8 giống sợi (36,3%), 1 giống xạ khuẩn (25%), 2 giống nấm men (15,4%) ở đất loại này. \- Hoạt tính sinh học của các nhóm vi sinh vật chức năng giảm mạnh từ đất loại I đến đất loại III. \- Đã phân lập được 500 chủng vi sinh vật từ 3 loại đất, trong đó có 120 chủng sinh màng nhầy. Đã định tên đến loài 15% số chủn phân lập được, 35-75% số chủng có hoạt tính sinh học tốt và khá. Đã tuyển chọn được 5 chủng Lipomyces - 2 trong số 5 chủng đã được ứng dụng vào việc sản xuất chất giữ ẩm cho đất trống đồi trọc. \2. Cấu trúc thành phần loài, độ phong phú, số lượng và sinh khối trung bình của các nhóm giun đất và mesofauna khác cũng giảm từ đất loại I đến loại III. Đã gặp ít nhất 38 loài giun đất thuộc 4 họ, 6 giống. Có 4 loài giun đất tập trung ở đất loại I thuộc nhóm thảm mục, 34 loài còn lại thuộc nhóm đất thảm mục và nhóm đất chính thức. \- Đã gặp 13 - 24 nhóm mesofauna khác ở vùng nghiên cứu. Số nhóm mesofauna thường gặp cao nhất ở loại I, thấp nhất ở loại II, riêng Phú Thọ lại có số nhóm mesofauna gặp thấp ở đất loại III. \3. Đã thống kê được 64 loài bọ nhảy thuộc 39 giống, 13 họ. Số loài dao động từ 25 - 53 loài theo từng loại đất và giảm dần theo thứ tự : đất loại I - loại II - loại III. \4. Tính đa dạng thực vật giảm từ đất loại I đến đất loại III. Gặp ít nhất là 371 loài thực vật trên đất loại I, 312 loại trên đất loại II và 212 loại trên đất loại III. Cấp độ thoái hoá của đất có quan hệ mật thiết đến tính đa dạng thực vật. Trên từng loại đất thoái hoá, tính đa dạng thực vật có những đặc trưng riêng và rất rõ cả về cấu trúc quần xã, thành phần loài và các loại thực vật đặc trưng. Môi trường càng khắc nghiệt, đất càng thoái hoá thì số loài thực vật thích nghi càng ít, hay nói một cách khác tính chỉ thị của thực vật trong trường hợp này càng biểu hiện rõ. \5. Các dấu hiệu hình thái phấu diện đất như sắc màu, độ phân tầng, cấu trúc đất, đá lẫn, kết von... thể hiện rất rõ nét trong diễn thế từ đất loại I đến loại III. Quá trình thoái hoá thể hiện rõ nhất là sự mất dần tầng hữu cơ, tầng mùn (A). Độ dày tầng mùn từ vài chục cm ở đất loại I đến trên dưới 10 cm ở đất loại II và ở đất loại III chỉ còn một vài cm, có nơi tầng mùn A hoàn toàn mất hẳn và trôi cả tầng B dẫn đến "đất chết". \Thành phần cơ giới đất thay đổi rõ rệt, các cấp hạt sét bị rửa trôi và cấp hạt cát vật lý tăng ở đất loại III. Đất mất dần cấu trúc tốt của đất rừng. Độ trữ ẩm của đất ngày càng giảm. Các chỉ tiêu độ chua, các chất dinh dưỡng dễ tiêu và cation trao đổi đều giảm rõ rệt, đặc biệt là độ ẩm đất. \Từ các kết luận trên có thể đưa ra các chỉ tiêu sinh học đặc trưng : \- Đối với nhóm vi sinh vật có 3 chỉ số quan trọng: Số lượng vi sinh vật /g đất, tính đa dạng vi sinh vật và hoạt tính sinh học của các nhóm vi sinh vật. \- Đối với nhóm động vật đất có thể sử dụng 3 chỉ số sau: Chỉ số đa dạng loài H, cấu trúc loài ưu thế và các nhóm dạng sống. \- Đối với thực vật có thể sử dụng 3 chỉ số : Đa dạng loài, cấu trúc quần xã thực vật và dạng sống đặc trưng. \Theo các tác giả đề tài, đây chính là cơ sở khoa học để khai thác, sử dụng hợp lý và cải tao đất trồng đồi trọc ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ nói riêng cũng như các vùng sinh thái đất dốc khác nói chung ở Việt Nam./.

Điều tra một số chỉ tiêu sinh học, góp phần phân loại khoanh vùng cải tạo đất trống đồi trọc một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

Vĩnh Phúc, Phú Thọ.

Điều tra cơ bản

Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.

Đăng nhập để gửi bình luận.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Địa chỉ: Nhà A11- Số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 043.756 4344 - Fax: 043.756.4344
Email: vanthu@isi.vast.vn