GIỜ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng: 8:30 - 11:30
- Chiều: 13:30 - 16:30
Thứ 7, CN thư viện nghỉ
Hiển thị đơn giản Hiển thị MARC Hiển thị ISBD

Xây dựng hệ đo phông thấp trên cơ sở áp dụng kỹ thuật trùng phùng

Tác giả: PGS.TS Nguyễn Khắc Thi [Trưởng phòng]; Nguyễn Văn Đỗ; Ông Thị Lan Anh; Phạm Đức Khuê; Trần Đức Thiệp; Trương Thị Ân.
Kiểu tài liệu: materialTypeLabelSáchXuất bản: 2001Mô tả vật lý: 15tr.Chủ đề: Điện tử và thiết bị khoa học | Điện tử hạt nhân | Hệ đo phản trùng phùng | Phổ kế gamma | Vật lýTóm tắt: Trong nhiều bài toán đo đạc hạt nhân thực nghiệm can nhiễu là hiện tượng gây ảnh hưởng đến chất lượng phép đo của hệ phổ kế. Can nhiễu có thể chia làm 2 loại: can nhiễu nội và can nhiễu ngoại. Can nhiễu ngoại là can nhiễu gây ra bởi các nguồn phóng xạ tự nhiên có trong đất đá, môi trường chung quanh và bức xạ vũ trụ. Ảnh hưởng của can nhiễu này có thể làm hạn chế đáng kể bằng cách che chắn. Can nhiễu nội là can nhiễu được tạo ra từ các cơ chế ảnh hưởng khác nhau của chính các đối tượng nghiên cứu của vật lý hạt nhân. Để khắc phục can nhiễu ngoại tác giả theo con đường cổ điển: dung kỹ thuật che chắn. Để phần nào khắc phục hiệu ứng can nhiễu nội tác giả chọn giải pháp xây dựng hệ phổ kế phông thấp trên cơ sở áp dụng kỹ thuật trùng phùng-phản trùng phùng. Đó là một kỹ thuật tiên tiến có rất nhiều hứa hẹn. Trong các phổ thực nghiệm một vạch năng lượng là quang đỉnh thường đi kèm một “đuôi” Compton. Những vạch năng lượng thấp hơn trong phổ như vậy có thể bị chìm sâu trong nền Compton của các vạch năng lượng cao hơn. Không thể dung che chắn để loại bỏ những hiệu ứng như vậy. Trong khi đó, nếu loại trừ được nền Compton thì có thể phát hiện dễ hơn những vạch năng lượng “yếu” bị chìm trong nền Compton. Thông thường người ta xây dựng các hệ đo phản trùng phùng trong đó có một detector chính để ghi nhận các tín hiệu có ích và một hay nhiều detector phụ để phát hiện các tín hiệu can nhiễu và cung cấp tín hiệu phản trùng phùng để cấm ghi số liệu. Đặc trưng kỹ thuật chính của hệ phổ kế trùng phùng-phản trùng phùng như sau: Tổ chức trùng phùng cho hai tín hiệu biên độ với khả năng phân giải thời gian là 100ns. Kéo dài đỉnh xung cho 2 tín hiệu biên độ độc lập, lối vào là xung biên độ hình thành theo gauss, lối ra có đỉnh kéo dài không quá thời điểm đuôi của xung lối vào. Khối có hai lối vào analog (biên độ gauss) và 2 lối ra analog (biên độ kéo dài). Khối có hai lối vào logic (lấy từ lối ra các khối phân biệt ngưỡng tương ứng của các khối phân tích đơn kênh-SCA) và một lối ra logic báo có trùng phùng (khi có xung vuông với độ rộng chuẩn)Tóm tắt: Xây dựng các khối điện tử chức năng cấu thành hệ, có sử dụng một số khối chuẩn NIM hiện có. Xây dựng chương trình thu thập, xử lý số liệu thực nghiệm đối với phép đo phản trùng phùng. Tạo ra một hệ đo ổn định.
    Đánh giá trung bình: 0.0 (0 phiếu)
Kiểu tài liệu Kho hiện tại Ký hiệu phân loại Trạng thái Ngày hết hạn ĐKCB Số lượng đặt mượn
Báo cáo đề tài KHCN Báo cáo đề tài KHCN Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Phòng lưu trữ_P307
Không cho mượn ĐT108-1252
Tổng số đặt mượn: 0

Kết quả đề tài: Tốt

Chế tạo một hệ phổ kế ổn định trên cơ sở áp dụng kỹ thuật trùng phùng có hiệu quả giảm phông đáng kế. Phổ kế được định hướng làm công cụ nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, cũng như đào tạo đại học và trên đại học. Đặc trưng kỹ thuật cơ bản: phổ biên độ đến 8192 kênh, phân giải thời gian không tồi hơn 10ns.

Năm bắt đầu thực hiện: 1998

Năm kết thúc thực hiện: 1999

Năm nghiệm thu: 01/10/2001

Trong nhiều bài toán đo đạc hạt nhân thực nghiệm can nhiễu là hiện tượng gây ảnh hưởng đến chất lượng phép đo của hệ phổ kế. Can nhiễu có thể chia làm 2 loại: can nhiễu nội và can nhiễu ngoại. Can nhiễu ngoại là can nhiễu gây ra bởi các nguồn phóng xạ tự nhiên có trong đất đá, môi trường chung quanh và bức xạ vũ trụ. Ảnh hưởng của can nhiễu này có thể làm hạn chế đáng kể bằng cách che chắn. Can nhiễu nội là can nhiễu được tạo ra từ các cơ chế ảnh hưởng khác nhau của chính các đối tượng nghiên cứu của vật lý hạt nhân. Để khắc phục can nhiễu ngoại tác giả theo con đường cổ điển: dung kỹ thuật che chắn. Để phần nào khắc phục hiệu ứng can nhiễu nội tác giả chọn giải pháp xây dựng hệ phổ kế phông thấp trên cơ sở áp dụng kỹ thuật trùng phùng-phản trùng phùng. Đó là một kỹ thuật tiên tiến có rất nhiều hứa hẹn. Trong các phổ thực nghiệm một vạch năng lượng là quang đỉnh thường đi kèm một “đuôi” Compton. Những vạch năng lượng thấp hơn trong phổ như vậy có thể bị chìm sâu trong nền Compton của các vạch năng lượng cao hơn. Không thể dung che chắn để loại bỏ những hiệu ứng như vậy. Trong khi đó, nếu loại trừ được nền Compton thì có thể phát hiện dễ hơn những vạch năng lượng “yếu” bị chìm trong nền Compton. Thông thường người ta xây dựng các hệ đo phản trùng phùng trong đó có một detector chính để ghi nhận các tín hiệu có ích và một hay nhiều detector phụ để phát hiện các tín hiệu can nhiễu và cung cấp tín hiệu phản trùng phùng để cấm ghi số liệu. Đặc trưng kỹ thuật chính của hệ phổ kế trùng phùng-phản trùng phùng như sau: Tổ chức trùng phùng cho hai tín hiệu biên độ với khả năng phân giải thời gian là 100ns. Kéo dài đỉnh xung cho 2 tín hiệu biên độ độc lập, lối vào là xung biên độ hình thành theo gauss, lối ra có đỉnh kéo dài không quá thời điểm đuôi của xung lối vào. Khối có hai lối vào analog (biên độ gauss) và 2 lối ra analog (biên độ kéo dài). Khối có hai lối vào logic (lấy từ lối ra các khối phân biệt ngưỡng tương ứng của các khối phân tích đơn kênh-SCA) và một lối ra logic báo có trùng phùng (khi có xung vuông với độ rộng chuẩn)

Xây dựng các khối điện tử chức năng cấu thành hệ, có sử dụng một số khối chuẩn NIM hiện có. Xây dựng chương trình thu thập, xử lý số liệu thực nghiệm đối với phép đo phản trùng phùng. Tạo ra một hệ đo ổn định.

Đề tài độc lập

Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.

Đăng nhập để gửi bình luận.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Địa chỉ: Nhà A11- Số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 043.756 4344 - Fax: 043.756.4344
Email: vanthu@isi.vast.vn