GIỜ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng: 8:30 - 11:30
- Chiều: 13:30 - 16:30
Thứ 7, CN thư viện nghỉ
Hiển thị đơn giản Hiển thị MARC Hiển thị ISBD

Nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình hồ chứa thượng nguồn đến diễn biến hình thái và tài nguyên môi trường vùng cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ

Tác giả: TS Nguyễn Đức Cự [Chủ nhiệm]; Đinh Văn Huy; Lê Văn Công; Lưu Văn Diệu; Trần Đức Thạnh.
Kiểu tài liệu: materialTypeLabelSáchXuất bản: 2012Mô tả vật lý: 422tr. CDROM.Chủ đề: môi trường biển | tác đọng công trình | Tài nguyênTóm tắt: Kết quả nghiên cứu đã đưa ra hệ phương pháp nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình hồ chứa thượng nguồn đến diễn biến hình thái và tài nguyên - môi trường các vùng cửa sông ven biển. Hệ phương pháp đã được triển khai áp dụng cụ thể vào đánh giá tác động của các hồ chứa thượng nguồn lưu vực hệ thống sông Hồng - Thái Bình đến các vùng cửa sông đồng bằng ven bờ Bắc Bộ đạt được kết quả tốt. Vì vậy, hệ phương pháp có cơ sở thực tiễn cho áp dụng vào các vùng cửa sông của Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của đối tượng gây tác động là các hồ chứa thượng nguồn và đối tượng bị tác động là các vùng cửa sông ven biển. Đồng thời cũng đưa ra chi tiết các phương pháp nghiên cứu triển khai và các công cụ được tiến hành rất cụ thể từ thu thập tài liệu, khảo sát, quan trắc và các mô hình tính toán thực hiện để giải quyết mối tương quan giữa thay đổi tải lượng nước và bùn cát trước và sau đắp các hồ chứa thượng nguồn đến diễn biến thay đổi hình thái và tài nguyên - môi trường các vùng cửa sông ven biển. \Trên lưu vực đã và đang xây dựng đến 2010 các hồ chứa lớn bao gồm: Thách Bà, Núi Cốc, Hòa Bình, Tuyên Quang và Sơn La với tổng khối lượng nước đến 15 tỷ m3. Đồng thời có khoảng 1.600 hồ chứa vừa và nhỏ khác nhau đã được xây dựng để phục chủ yếu cho mục đích tưới, một phần phục vụ phát điện. Trong đó có khoảng 696 hồ chứa với công suất chứa nước lớn hơn 0,2 x 106m3 được xây dựng và vận hành trên lưu vực hệ thống sông Hồng - Thái Bình và tổng lượng chứa nước đến 1.589 x 106 m3. Riêng hồ Hòa Bình vào năm 1996 có mưa lũ lớn tổng lượng bùn cát bồi tụ đáy hồ đến 87,40 triệu m3/năm, tương đương 74,74 triệu tấn/năm. \Sau khi đắp các hồ chứa thượng nguồn làm thay đổi tổng lượng nước và bùn cát đưa xuống lưu vực hạ lưu vùng cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ. \ - Kết quả quan trắc tổng khối lượng nước tại hai Trạm Hà Nội và Thượng Cát, trước đắp các hồ chứa giai đoạn 1960 - 1975 vào mùa khô khoảng 20,679 tỷ m3, mùa mưa khoảng 92,003 tỷ m3 và trung bình năm khoảng 112,70 tỷ m3. Nhưng sau đắp hồ chứa thượng nguồn giai đoạn 1989 - 2008 vào mùa khô khoảng 25,254 tỷ m3, tăng 22,02%; mùa mưa khoảng 85,346 tỷ m3, giảm 7,24% và trung bình năm khoảng 110,6 tỷ m3, giảm 1,86%. Kết quả quan trắc tổng lượng bùn cát tại hai Trạm Hà Nội và Thượng Cát, trước đắp các hồ chứa vào mùa khô khoảng 5,634 triệu tấn, mùa mưa khoảng 98,966 triệu tấn và trung bình năm khoảng 104,6 triệu tấn. Nhưng sau đắp hồ chứa thượng nguồn vào mùa khô khoảng 5,672 triệu tấn, tăng không đắng kể chỉ có 0,67%, mùa mưa khoảng 61,828 triệu tấn, giảm 37,53% và trung bình năm khoảng 67,5 triệu tấn, giảm 35,47%.Tóm tắt: Thu thập, phân tích, đánh giá hệ thống tư liệu đã có và khảo sát kiểm tra lại các tư liệu và số liệu liên quan đến tác động ảnh hưởng các công trình hồ chứa đến các vùng cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ.Khảo sát, phân tích và nghiên cứu mới bổ sung về hiện trạng diễn biến hình thái và môi trường - tài nguyên các vùng cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ do tác động ảnh hưởng của hệ thống các công trình hồ chứa thượng nguồn.Nghiên cứu sự thay đổi động lực tương tác sông - biển do đắp hồ chứa thượng nguồn để xác định cơ chế và nguyên nhân tác động ảnh hưởng đến diễn biến hình thái và môi trường - tài nguyên các vùng cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ.Nghiên cứu sự thay đổi các dòng vật chất và quỹ vật chất phù sa, dinh dưỡng trên các vùng cửa sông do đắp hồ chứa thượng nguồn để xác định cơ chế và nguyên nhân tác động ảnh hưởng đến tài nguyên sinh vật và nguồn lợi hải sản các vùng cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ
    Đánh giá trung bình: 0.0 (0 phiếu)
Kiểu tài liệu Kho hiện tại Ký hiệu phân loại Trạng thái Ngày hết hạn ĐKCB Số lượng đặt mượn
Báo cáo đề tài KHCN Báo cáo đề tài KHCN Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Trung tâm Thông tin - Tư liệu

Phòng lưu trữ_P307
Không cho mượn ĐT 313-2192
Tổng số đặt mượn: 0

Kết quả đề tài: Đạt

Xác định và xây dựng các phương pháp đánh giá ảnh hưởng của các công trình hồ chứa thượng nguồn đến diễn biến hình thái và tài nguyên - môi trường vùng cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ.Đánh giá được tác động và dự báo được tác động của các hồ chứa thượng nguồn đến diễn biến hình thái và tài nguyên - môi trường vùng cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ.

Năm bắt đầu thực hiện: 2009

Năm kết thúc thực hiện: 2011

Năm nghiệm thu: 30/12/2012

Kết quả nghiên cứu đã đưa ra hệ phương pháp nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình hồ chứa thượng nguồn đến diễn biến hình thái và tài nguyên - môi trường các vùng cửa sông ven biển. Hệ phương pháp đã được triển khai áp dụng cụ thể vào đánh giá tác động của các hồ chứa thượng nguồn lưu vực hệ thống sông Hồng - Thái Bình đến các vùng cửa sông đồng bằng ven bờ Bắc Bộ đạt được kết quả tốt. Vì vậy, hệ phương pháp có cơ sở thực tiễn cho áp dụng vào các vùng cửa sông của Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của đối tượng gây tác động là các hồ chứa thượng nguồn và đối tượng bị tác động là các vùng cửa sông ven biển. Đồng thời cũng đưa ra chi tiết các phương pháp nghiên cứu triển khai và các công cụ được tiến hành rất cụ thể từ thu thập tài liệu, khảo sát, quan trắc và các mô hình tính toán thực hiện để giải quyết mối tương quan giữa thay đổi tải lượng nước và bùn cát trước và sau đắp các hồ chứa thượng nguồn đến diễn biến thay đổi hình thái và tài nguyên - môi trường các vùng cửa sông ven biển. \Trên lưu vực đã và đang xây dựng đến 2010 các hồ chứa lớn bao gồm: Thách Bà, Núi Cốc, Hòa Bình, Tuyên Quang và Sơn La với tổng khối lượng nước đến 15 tỷ m3. Đồng thời có khoảng 1.600 hồ chứa vừa và nhỏ khác nhau đã được xây dựng để phục chủ yếu cho mục đích tưới, một phần phục vụ phát điện. Trong đó có khoảng 696 hồ chứa với công suất chứa nước lớn hơn 0,2 x 106m3 được xây dựng và vận hành trên lưu vực hệ thống sông Hồng - Thái Bình và tổng lượng chứa nước đến 1.589 x 106 m3. Riêng hồ Hòa Bình vào năm 1996 có mưa lũ lớn tổng lượng bùn cát bồi tụ đáy hồ đến 87,40 triệu m3/năm, tương đương 74,74 triệu tấn/năm. \Sau khi đắp các hồ chứa thượng nguồn làm thay đổi tổng lượng nước và bùn cát đưa xuống lưu vực hạ lưu vùng cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ. \ - Kết quả quan trắc tổng khối lượng nước tại hai Trạm Hà Nội và Thượng Cát, trước đắp các hồ chứa giai đoạn 1960 - 1975 vào mùa khô khoảng 20,679 tỷ m3, mùa mưa khoảng 92,003 tỷ m3 và trung bình năm khoảng 112,70 tỷ m3. Nhưng sau đắp hồ chứa thượng nguồn giai đoạn 1989 - 2008 vào mùa khô khoảng 25,254 tỷ m3, tăng 22,02%; mùa mưa khoảng 85,346 tỷ m3, giảm 7,24% và trung bình năm khoảng 110,6 tỷ m3, giảm 1,86%. Kết quả quan trắc tổng lượng bùn cát tại hai Trạm Hà Nội và Thượng Cát, trước đắp các hồ chứa vào mùa khô khoảng 5,634 triệu tấn, mùa mưa khoảng 98,966 triệu tấn và trung bình năm khoảng 104,6 triệu tấn. Nhưng sau đắp hồ chứa thượng nguồn vào mùa khô khoảng 5,672 triệu tấn, tăng không đắng kể chỉ có 0,67%, mùa mưa khoảng 61,828 triệu tấn, giảm 37,53% và trung bình năm khoảng 67,5 triệu tấn, giảm 35,47%.

Thu thập, phân tích, đánh giá hệ thống tư liệu đã có và khảo sát kiểm tra lại các tư liệu và số liệu liên quan đến tác động ảnh hưởng các công trình hồ chứa đến các vùng cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ.Khảo sát, phân tích và nghiên cứu mới bổ sung về hiện trạng diễn biến hình thái và môi trường - tài nguyên các vùng cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ do tác động ảnh hưởng của hệ thống các công trình hồ chứa thượng nguồn.Nghiên cứu sự thay đổi động lực tương tác sông - biển do đắp hồ chứa thượng nguồn để xác định cơ chế và nguyên nhân tác động ảnh hưởng đến diễn biến hình thái và môi trường - tài nguyên các vùng cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ.Nghiên cứu sự thay đổi các dòng vật chất và quỹ vật chất phù sa, dinh dưỡng trên các vùng cửa sông do đắp hồ chứa thượng nguồn để xác định cơ chế và nguyên nhân tác động ảnh hưởng đến tài nguyên sinh vật và nguồn lợi hải sản các vùng cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ

Đề tài độc lập

Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.

Đăng nhập để gửi bình luận.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Địa chỉ: Nhà A11- Số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 043.756 4344 - Fax: 043.756.4344
Email: vanthu@isi.vast.vn