Điều tra đánh giá triển vọng và khả năng khai thác sử dụng nguồn đá mỹ nghệ phục vụ phát triển công nghiệp địa phương các tỉnh miền Trung.
Tác giả: PGS.TSKH Trần Trọng Hòa [Chủ nhiệm]; Ngô Thị Phượng; Nguyễn Viết Ý; Phạm Thị Dung; Trần Quốc Hùng; Trần Tuấn Anh; Trần Việt Anh.
Kiểu tài liệu: SáchXuất bản: 2012Mô tả vật lý: 131tr. CDROM.Chủ đề: đá mỹ nghệ | Địa chấtTóm tắt: Điều tra thực địa trên địa bàn 8 tỉnh Miền Trung nhằm xác lập các loại đá và khoáng chất đạt chất lượng đá mỹ nghệ, trong đó trọng tâm là các loại hình nguyên liệu có khả năng chế tác sản phẩm chất lượng cao.Tóm tắt: Xác định được 8 loại đá carbonat, 01 loại đá trầm tích (cát kết), 04 loại đá biến chất và 2 loại đá magma có các đặc điểm mỹ - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đá mỹ nghệ và có thể sử dụng cho các mục đích khác nhau: tạc tượng, sản xuất đồ mỹ nghệ, thạch cảnh, đá trang lát,… Các loại đá đều đã được chế tác thử nghiệm thành công. \Xác lập được 36 điểm đá mỹ nghệ trên địa bàn các tỉnh miền Trung, trong đó: Thanh Hóa: 11; Nghệ An: 9; Hà Tĩnh: 4; Quảng Bình: 8; Quảng Trị: 4; Thừa Thiên- Huế: 4; Quảng Nam: 6; Đà Nẵng: 1 Ngoài các điểm đã và đang khai thác, nhiều điểm mới được xác định cũng có triển vọng khai thác khi có nhu cầu. \Lần đầu tiên, một cơ sở dữ liệu về đá mỹ nghệ của các tỉnh miền Trung được thành lập trên cơ sở kết quả triển khai đề án điều tra cơ bản này. \Kết quả thực hiện đề tài, cá biệt là cơ sở dữ liệu mới tạo về nguồn đá mỹ nghệ có thể chuyển giao cho địa phương sử dụng để lập kế hoạch khai thác, chế biến đá mỹ nghệ. \Góp phần khẳng định triển vọng sử dụng một dạng tài nguyên địa chất mới chưa được quan tâm trong công tác điều tra địa chất- khoáng sản ở nước ta. \Thúc đẩy việc phát triển hướng nghiên cứu mở rộng lĩnh vực sử dụng mới tài nguyên khoáng ở nước ta.Kiểu tài liệu | Kho hiện tại | Ký hiệu phân loại | Trạng thái | Ngày hết hạn | ĐKCB | Số lượng đặt mượn |
---|---|---|---|---|---|---|
Báo cáo đề tài KHCN |
Trung tâm Thông tin - Tư liệu
Trung tâm Thông tin - Tư liệu |
Không cho mượn | ĐT 217-2208 |
Kết quả đề tài: Xuất sắc
\Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên các loại đá mỹ nghệ trên lãnh thổ Việt Nam làm cơ sở cho các quy hoạch khai thác sử dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Năm bắt đầu thực hiện: 2010
Năm kết thúc thực hiện: 2012
Năm nghiệm thu: 21/05/2013
Điều tra thực địa trên địa bàn 8 tỉnh Miền Trung nhằm xác lập các loại đá và khoáng chất đạt chất lượng đá mỹ nghệ, trong đó trọng tâm là các loại hình nguyên liệu có khả năng chế tác sản phẩm chất lượng cao.
Xác định được 8 loại đá carbonat, 01 loại đá trầm tích (cát kết), 04 loại đá biến chất và 2 loại đá magma có các đặc điểm mỹ - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đá mỹ nghệ và có thể sử dụng cho các mục đích khác nhau: tạc tượng, sản xuất đồ mỹ nghệ, thạch cảnh, đá trang lát,… Các loại đá đều đã được chế tác thử nghiệm thành công. \Xác lập được 36 điểm đá mỹ nghệ trên địa bàn các tỉnh miền Trung, trong đó: Thanh Hóa: 11; Nghệ An: 9; Hà Tĩnh: 4; Quảng Bình: 8; Quảng Trị: 4; Thừa Thiên- Huế: 4; Quảng Nam: 6; Đà Nẵng: 1 Ngoài các điểm đã và đang khai thác, nhiều điểm mới được xác định cũng có triển vọng khai thác khi có nhu cầu. \Lần đầu tiên, một cơ sở dữ liệu về đá mỹ nghệ của các tỉnh miền Trung được thành lập trên cơ sở kết quả triển khai đề án điều tra cơ bản này. \Kết quả thực hiện đề tài, cá biệt là cơ sở dữ liệu mới tạo về nguồn đá mỹ nghệ có thể chuyển giao cho địa phương sử dụng để lập kế hoạch khai thác, chế biến đá mỹ nghệ. \Góp phần khẳng định triển vọng sử dụng một dạng tài nguyên địa chất mới chưa được quan tâm trong công tác điều tra địa chất- khoáng sản ở nước ta. \Thúc đẩy việc phát triển hướng nghiên cứu mở rộng lĩnh vực sử dụng mới tài nguyên khoáng ở nước ta.
Miền Trung
Điều tra cơ bản. Đề tài cấp nhà nước, ủy nhiệm Viện KHCNVN.
Hiện tại chưa có bình luận nào về tài liệu này.