GIỜ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng: 8:30 - 11:30
- Chiều: 13:30 - 16:30
Thứ 7, CN thư viện nghỉ
Nguyễn Văn Tiến TS

Nghiên cứu phục hồi một số quần xã cỏ biển và san hô ở vùng ven biển phía Bắc Việt Nam (2000-2001) Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Tiến; Cán bộ tham gia: Lê Đình Thanh và những người khác - 2001 - 73tr.

Kết quả đề tài: Đạt Xây dựng cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) cho việc phục hồi các hệ sinh thái cỏ biển và san hô ven bờ vịnh Bắc Bộ. Đề xuất phương án quản lý có hiệu quả và an toàn sinh thái các hệ sinh thái cỏ biển và san hô ven bờ Vịnh Bắc bộ

Năm bắt đầu thực hiện: 2000 Năm kết thúc thực hiện: 2001 Năm nghiệm thu: 01/12/2001

Đây là kết quả của 20 chuyến thực địa trong 2 năm 2000 và 2001. Các tác giả đã có những kết quả nghiên cứu cụ thể cho từng vùng biển nghiên cưu và bước đầu đưa ra các phương pháp tiến hành phục hồi san hô và cỏ biển : \1. Sự phát triển của các loài cỏ biển ở vùng Hạ Long - Cát Bà có sự thay đổi theo mùa rõ rệt. Chúng phát triển tốt trong mùa Đông Xuân và mùa Hè tài lụi vào mùa mưa khi độ muối và độ trong của nước biển giảm. Do đó, việc trồng phục hồi các loài cỏ biển chỉ có thể thực hiện được trong khoảng thời gian từ tháng 10 cho đến tháng 7 năm sau. Thời gian trồng tốt nhất là tháng 11 và tháng 12 hàng năm. \2. Qua việc trồng thí nghiệm cỏ biển ở bãi cửa hang, Đầu gỗ cho thấy: tỷ lệ sống sót của chúng tương đối cao, tốc độ chiếm cứ trên mặt đất tương đối cao. \3. Việc trồng thực nghiệm thành công 2 loài cỏ xoan Halophila ovalis và cỏ lươn Zostera japonica ở vùng Cát Bà - Hạ Long đã mở ra triển vọng tốt nhằm tiến tới phục hồi hệ sinh thái cỏ biển trên quy mô lớn hơn. Trên cơ sở thực nghiệm thành công này, đề tài đã soạn thảo Hướng dẫn kỹ thuật trồng cỏ biển để sử dụng trong tương lai. \4. Môi trường sống của san hô tạo rạn ở vùng Cát Bà - Hạ Long ngày càng xấu đi, thể hiện qua kết quả quan trắc tốc độ lắng đọng trầm tích trên đáy rạn. \5. Kết quả nghiên cứu sự phục hồi tự nhiên của quần xã san hô trên các mặt cắt và khung cố định cho thấy hầu như không có biến đổi ở rạn Áng Thảm và biến đổi rất chậm ở rạn Ba Trái Đào. Trên mặt cắt cố định Áng Thảm vẫn chỉ xuất hiện 2 giống, độ phủ san hô sống có tăng lên một chút nhưng không đáng kể. Trên mặt cắt cố định ba trái đào có biểu hiện phục hồi chậm, số lượng giống xuất hiện trở lại có tăng lên, độ phủ san hô sống có tăng, song cấu trúc thành phần độ phủ đã thay đổi so với trước đây: không còn nhóm san hô dạng cành. \6. Việc nghiên cứu trồng phục hồi nhân tạo tại một số rạn vùng Đông Nam Cát Bà đã cho kết quả khả quan: đã lựa chọn được 2 loài san hô (Gonioporacolumna và Galaxea fascicularis) có khả năng chịu được độ đục để phục hồi nhân tạo trong vùng Cát Bà Hạ Long. Các loài này qua thí nghiệm đều có tỉ lệ sống rất cao, tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Đồng thời cũng cho thấy nhóm san hô dạng cành không tồn tại được trong môi trường như hiện nay./. Đề tài chủ yếu triển khai theo phương pháp mô tả trong các tài liệu "Phục hồi và tạo mới các thảm cỏ biển ở phía Tây Úc và "Phương pháp nghiên cứu cỏ biển".

Ven biển phía Bắc Việt Nam. Hạ Long. Cát Bà




Hệ sinh thái biển

hệ sinh thái cỏ biển hệ sinh thái san hô Quần xã cỏ biển rạn san hô San Hô thực vật thuỷ sinh
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Địa chỉ: Nhà A11- Số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 043.756 4344 - Fax: 043.756.4344
Email: vanthu@isi.vast.vn