Đặng Thị Cẩm Hà TS
Nghiên cứu làm sạch ô nhiễm dầu mỏ bằng phương pháp phân hủy sinh học (bioremediation) Chủ nhiệm đề tài: Đặng Thị Cẩm Hà; Cán bộ tham gia: Nguyễn Thị Đệ và những người khác - 2002 - 15tr.
Kết quả đề tài: Đạt Bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm biển giúp nước ta phát triển bền vững
Năm bắt đầu thực hiện: 2002 Năm kết thúc thực hiện: 2002 Năm nghiệm thu: 31/12/2002
Các nghiên cứu cơ bản phục vụ trực tiếp cho xây dựng quy trình xử lý làm sạch dầu ô nhiễm. Thiết lập công thức xử lý tối ưu ở quy mô phòng thí nghiệm cho một số loại hình ô nhiễm khác nhau. Xác định các yếu tố kỹ thuật, quy trình liên quan đến công nghệ sản xuất các chế phẩm Oilcleanser 1 và NPB dùng để xử lý ô nhiễm dầu trong cả pha hiếu khí và kỵ khí. Xây dựng quy trình công nghệ cho hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu và quy trình công nghệ cho xử lý ô nhiễm dầu ven biển trong phạm vi pilot tại hiện trường. Đánh giá hiệu quả của xử lý bằng phân hủy sinh học làm sạch ô nhiễm dầu trong nước thải ô nhiễm và bãi triều ven biển. Các bài học rút ra trong quá trình áp dụng xử lý. Áp dụng quy trình xử lý tại Công ty B12 Quảng Ninh thuộc Petrolimex, Khe Chè- Vịnh Cửa Lục- Quảng Ninh Trong những năm 90 các nhà khoa học công nghệ đã phát triển phương pháp làm sạch dầu ô nhiễm bằng phân hủy sinh học. Càng ngày phương pháp này càng chứng minh tính ưu việt của nó về giá thành, độ an toàn cho môi trường. Các phương pháp lý hóa đều đắt, hệ số an toàn không cao và không có khả năng xử lý triệt để ô nhiễm. \Ở Việt Nam vấn đề xử lý làm sạch ô nhiễm dầu ở các hệ sinh thái khác nhau là một vấn đề hết sức cần thiết để bảo vệ môi trường, đặc biệt là chống ô nhiễm biển giúp đất nước ta phát triển bền vững. Công nghệ xử lý nào phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam, mang tính cập nhật và có hiệu quả làm sạch là một bài toán mà các nhà khoa học công nghệ phải tìm lời giải. \Bản chất của phân hủy sinh học là kích thích sự phát triển của tập đoàn vi sinh vật bản địa có khả năng phân hủy dầu hoặc các chất gây ô nhiễm khác có sẵn trong tự nhiên bằng cách thay đổi các yếu tố môi trường như độ thông khí, các chất dinh dưỡng như nguồn nito và phôtpho, các chất vi lượng...có nghĩa là tạo điều kiện tối ưu để vi sinh vật sử dụng các thành phần của dầu phát triển và hoạt động. \Làm sạch ô nhiễm dầu bằng phương pháp phân hủy sinh học là công nghệ cao, có hiệu quả tốt và được thực tế chấp nhận. Đây là một công nghệ mới đã được nghiên cứu một cách có hệ thống từ quy mô phòng thí nghiệm đến pilot và áp dụng ra hiện trường. Xử lý bảo đảm an toàn tuyệt đối cho môi trường, các chất độc nhất chứa trong dầu ô nhiễm đã được phân hủy và sản phẩm cuối cùng của phân hủy sinh học không gây ô nhiễm thứ cấp cho môi trường. \Công nghệ chế thử các chế phẩm làm sạch phục vụ xử lý, đặc biệt là Oilcleanser 1 với thời gian nhả chậm khác nhau là một bước tiến khá dài của các nhà polyme Việt Nam kết hợp với các nhà sinh học
Viện Công nghệ Sinh học
ô nhiễm dầu mỏ ô nhiễm môi trường phương pháp phân hủy sinh học
Nghiên cứu làm sạch ô nhiễm dầu mỏ bằng phương pháp phân hủy sinh học (bioremediation) Chủ nhiệm đề tài: Đặng Thị Cẩm Hà; Cán bộ tham gia: Nguyễn Thị Đệ và những người khác - 2002 - 15tr.
Kết quả đề tài: Đạt Bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm biển giúp nước ta phát triển bền vững
Năm bắt đầu thực hiện: 2002 Năm kết thúc thực hiện: 2002 Năm nghiệm thu: 31/12/2002
Các nghiên cứu cơ bản phục vụ trực tiếp cho xây dựng quy trình xử lý làm sạch dầu ô nhiễm. Thiết lập công thức xử lý tối ưu ở quy mô phòng thí nghiệm cho một số loại hình ô nhiễm khác nhau. Xác định các yếu tố kỹ thuật, quy trình liên quan đến công nghệ sản xuất các chế phẩm Oilcleanser 1 và NPB dùng để xử lý ô nhiễm dầu trong cả pha hiếu khí và kỵ khí. Xây dựng quy trình công nghệ cho hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu và quy trình công nghệ cho xử lý ô nhiễm dầu ven biển trong phạm vi pilot tại hiện trường. Đánh giá hiệu quả của xử lý bằng phân hủy sinh học làm sạch ô nhiễm dầu trong nước thải ô nhiễm và bãi triều ven biển. Các bài học rút ra trong quá trình áp dụng xử lý. Áp dụng quy trình xử lý tại Công ty B12 Quảng Ninh thuộc Petrolimex, Khe Chè- Vịnh Cửa Lục- Quảng Ninh Trong những năm 90 các nhà khoa học công nghệ đã phát triển phương pháp làm sạch dầu ô nhiễm bằng phân hủy sinh học. Càng ngày phương pháp này càng chứng minh tính ưu việt của nó về giá thành, độ an toàn cho môi trường. Các phương pháp lý hóa đều đắt, hệ số an toàn không cao và không có khả năng xử lý triệt để ô nhiễm. \Ở Việt Nam vấn đề xử lý làm sạch ô nhiễm dầu ở các hệ sinh thái khác nhau là một vấn đề hết sức cần thiết để bảo vệ môi trường, đặc biệt là chống ô nhiễm biển giúp đất nước ta phát triển bền vững. Công nghệ xử lý nào phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam, mang tính cập nhật và có hiệu quả làm sạch là một bài toán mà các nhà khoa học công nghệ phải tìm lời giải. \Bản chất của phân hủy sinh học là kích thích sự phát triển của tập đoàn vi sinh vật bản địa có khả năng phân hủy dầu hoặc các chất gây ô nhiễm khác có sẵn trong tự nhiên bằng cách thay đổi các yếu tố môi trường như độ thông khí, các chất dinh dưỡng như nguồn nito và phôtpho, các chất vi lượng...có nghĩa là tạo điều kiện tối ưu để vi sinh vật sử dụng các thành phần của dầu phát triển và hoạt động. \Làm sạch ô nhiễm dầu bằng phương pháp phân hủy sinh học là công nghệ cao, có hiệu quả tốt và được thực tế chấp nhận. Đây là một công nghệ mới đã được nghiên cứu một cách có hệ thống từ quy mô phòng thí nghiệm đến pilot và áp dụng ra hiện trường. Xử lý bảo đảm an toàn tuyệt đối cho môi trường, các chất độc nhất chứa trong dầu ô nhiễm đã được phân hủy và sản phẩm cuối cùng của phân hủy sinh học không gây ô nhiễm thứ cấp cho môi trường. \Công nghệ chế thử các chế phẩm làm sạch phục vụ xử lý, đặc biệt là Oilcleanser 1 với thời gian nhả chậm khác nhau là một bước tiến khá dài của các nhà polyme Việt Nam kết hợp với các nhà sinh học
Viện Công nghệ Sinh học
ô nhiễm dầu mỏ ô nhiễm môi trường phương pháp phân hủy sinh học