GIỜ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng: 8:30 - 11:30
- Chiều: 13:30 - 16:30
Thứ 7, CN thư viện nghỉ
Đặng Tuyết Phương PGS.TS

Điều chế nhiên liệu lỏng và khí từ rơm rạ bằng phương pháp xúc tác Chủ nhiệm đề tài: Đặng Tuyết Phương; Cán bộ tham gia: Vũ Anh Tuấn và những người khác - 2009 - 167tr. CDROM

Kết quả đề tài: Xuất sắc Tạo nhiên liêu lỏng và khí có thành phần mong muốn từ nguồn rơm rạ Việt Nam bằng phương pháp nhiệt phân có và không có xúc tác

Năm bắt đầu thực hiện: 2008 Năm kết thúc thực hiện: 2009 Năm nghiệm thu: 19/04/2010

- Khảo sát thành phần nguyên tố của rơm rạ ở các vùng trồng lúa điển hình ở đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ. - Nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cáu trúc và tính chất bề mặt của các chất xúc tác mao quản nhỏ, mao quản trung bình và đa mao quản, có độ axit khác nhau. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất và phân bố sản phẩm trong quá trình nhiệt phân có và khồn có xúc tác: nhiệt độ và thời gian nhiệt phân, kích thước các mảnh rơm rạ, tốc độ dòng khí trơ (N2) và dòng hơi nước. - Đề xuất quy trình nhiệt phân rơm rạ thành nhiên lỏng sinh học (bio-oil) tối ưu. Ưu điểm của nguồn nhiên liệu sinh học so với nguồn nhiên liệu dầu mỏ truyền thống là có hàm lượng lưu huỳnh và nitơ thấp, không gây hiệu ứng nhà kính doc so sự cân bằng CO2. Nhiên liệu sinh học được thực sự chú ý và phát triển trên thế giới chỉ từ những năm 70 - 80 của thế kỷ trước, khi xảy ra các cuộc khủng hoảng năng lượng tác động xấu đến các nền kinh tế thế giới. \Rơm rạ là một trong những phế thải nông nghiệp ít giá trị sử dụng, số lượng lớn đặc biệt ở các nước xuất khẩu lúa gạo, như ở Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiệt trị của rơm rạ rất thấp (thấp hơn nhiều so với dầu mỏ) và không thuận tiện cho việc vận chuyển, tích trữ nên rơm rạ không được sử dụng như một nguồn nhiên liệu công nghiệp. Vì vậy, việc chuyển hóa rơm rạ thành sản phẩm có giá trị hơn, dễ dàng vận chuyển, bảo quản, tích trữ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam. \Nhiệt phân rơm rạ thực chất là quá trình bẻ gãy mạch cacbon bằng nhiệt (cracking nhiệt) của hợp chất lignoxenluloza, tạo ra nhiều sản phẩm phụ không mong muốn hơn so với khi có mặt của xúc tác (cracking xúc tác). Hơn nữa, việc sử dụng xác tác có thể điều khiển được quá trình nhiệt phân để tạo ra sản phẩm có giá trị như mong muốn.

Hưng Yen và Đồng bằng sông Cửu Long




Khoa học vật liệu

Hóa học nhiên liệu lỏng phương pháp nhiệt phân phương pháp xúc tác rơm rạ
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Địa chỉ: Nhà A11- Số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 043.756 4344 - Fax: 043.756.4344
Email: vanthu@isi.vast.vn