Đinh Văn Toàn PGS.TS
Nghiên cứu dự báo khoanh vùng chi tiết nguy cơ nứt sụt đất dọc đới sông Hồng thuộc một số địa phương tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, phục vụ quy hoạch khai thác hợp lý lãnh thổ Chủ nhiệm đề tài: Đinh Văn Toàn; Cán bộ tham gia: Đoàn Văn Tuyến và những người khác - 2008 - 151tr.
Kết quả đề tài: Xuất sắc Khoanh vùng dự báo chi tiết nguy cơ nứt sụt đất tại một số địa phương thuộc huyện Thanh Ba - Phú Thọ; Tam Dương, Mê Linh - Vĩnh Phúc và đề xuất các giải pháp phục vụ quy hoạch khai thác hợp lý lãnh thổ.
Năm bắt đầu thực hiện: 2006 Năm kết thúc thực hiện: 2007 Năm nghiệm thu: 04/09/2008
Đề tài đã khảo sát, lấy số liệu đo đạc thực tế, kết hợp với số liệu của địa phương nơi nghiên cứu cung cấp và đưa ra kết quả: \1- Đánh giá về đặc điểm đới đứt gãy sông Hồng và một số dạng tai biến địa chất thường xảy ra trong đới. \2- Đặc điểm địa chất và tai biến nứt sụt đất ở các huyện Thanh Ba, Tam Dương và Mê Linh. \3- Kết quả khảo sát nghiên cứu bổ sung về các yếu tố liên quan đến nứt sụt đất ở khu vực các huyện Thanh Ba, Tam Dương và Mê Linh. \4- Đặc điểm một số yếu tố tác động liên quan đến nứt sụt đất ở huyện Thanh Ba, Mê Linh và Tam Dương. \5- Nguyên nhân nứt sụt đất, khoanh vùng dự báo và một số giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại. \Từ đó rút ra kết luận: \- Nứt sụt đất thuộc một số địa phương mà đề tài nghiên cứu đã xảy ra với quy mô lớn, trong khoảng thới gian dài và vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Hiện tượng này còn làm mất nước ngầm sinh hoạt và canh tác. \- Nguyên nhân chính là do hoạt động của các đới đứt gãy kiến tạo phân bố trong vùng. Ngoài ra còn một số yếu tố khác mang tính thúc đẩy như : các hoạt động castow tính chất bở rời của lớp phủ mỏng; hoật động khai thác nước và đá của con người... \- Đã chi tiết hoá được nhiều yếu tố liên quan đến hiện tượng nứt sụt đất ở các địa phương nghiên cứu - đặc biệt là mạng lưới đứt gãy hoạt động trẻ. \- Đánh giá nguyên nhân làm phát sinh tai biến và khoanh vùng dự báo nguy cơ nứt sụt đất - Điều này có ý nghĩa cho việc định hướng quy hoạch khai thác lãnh thổ ở các địa phương nói trên./. Ngoài thu thập đầy đủ các số liệu đã có, đề tài đã triển khai một khối lượng lớn các khảo sát nghiên..cứu bổ sung, bao gồm: các khảo địa chất - kiến tạo, địa mạo ở nhiều điểm tại Phú Thọ và Vĩnh Phúc; tiến hành phân tích ảnh viễn thám và ảnh máy bay chi tiết và thực hiện đo một khối lượng đáng kể các phép đo địa vật lý bằng phương pháp địa chấn, địa nhiệt. Thu thập một khối lượng lớn số liệu đo điện, điện từ và địa chấn do tỉnh Phú Thọ cung cấp. Các nguồn số liệu bổ sung này cho phép đề tài nghiên cứu, đánh giá, dự báo khoanh vùng chi tiết nguy cơ nứt sụt đất dọc đới sông Hồng thuộc một số địa phương tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
Sông Hồng, Phú Thọ, Thanh Ba, Vĩnh Phúc, Tam Dương, Mê Linh
Phòng tránh giảm nhẹ thiên tai
nứt đất Phú Thọ Sông Hồng sụt đất tai biến nứt sụt đất Vĩnh Phúc
Nghiên cứu dự báo khoanh vùng chi tiết nguy cơ nứt sụt đất dọc đới sông Hồng thuộc một số địa phương tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, phục vụ quy hoạch khai thác hợp lý lãnh thổ Chủ nhiệm đề tài: Đinh Văn Toàn; Cán bộ tham gia: Đoàn Văn Tuyến và những người khác - 2008 - 151tr.
Kết quả đề tài: Xuất sắc Khoanh vùng dự báo chi tiết nguy cơ nứt sụt đất tại một số địa phương thuộc huyện Thanh Ba - Phú Thọ; Tam Dương, Mê Linh - Vĩnh Phúc và đề xuất các giải pháp phục vụ quy hoạch khai thác hợp lý lãnh thổ.
Năm bắt đầu thực hiện: 2006 Năm kết thúc thực hiện: 2007 Năm nghiệm thu: 04/09/2008
Đề tài đã khảo sát, lấy số liệu đo đạc thực tế, kết hợp với số liệu của địa phương nơi nghiên cứu cung cấp và đưa ra kết quả: \1- Đánh giá về đặc điểm đới đứt gãy sông Hồng và một số dạng tai biến địa chất thường xảy ra trong đới. \2- Đặc điểm địa chất và tai biến nứt sụt đất ở các huyện Thanh Ba, Tam Dương và Mê Linh. \3- Kết quả khảo sát nghiên cứu bổ sung về các yếu tố liên quan đến nứt sụt đất ở khu vực các huyện Thanh Ba, Tam Dương và Mê Linh. \4- Đặc điểm một số yếu tố tác động liên quan đến nứt sụt đất ở huyện Thanh Ba, Mê Linh và Tam Dương. \5- Nguyên nhân nứt sụt đất, khoanh vùng dự báo và một số giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại. \Từ đó rút ra kết luận: \- Nứt sụt đất thuộc một số địa phương mà đề tài nghiên cứu đã xảy ra với quy mô lớn, trong khoảng thới gian dài và vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Hiện tượng này còn làm mất nước ngầm sinh hoạt và canh tác. \- Nguyên nhân chính là do hoạt động của các đới đứt gãy kiến tạo phân bố trong vùng. Ngoài ra còn một số yếu tố khác mang tính thúc đẩy như : các hoạt động castow tính chất bở rời của lớp phủ mỏng; hoật động khai thác nước và đá của con người... \- Đã chi tiết hoá được nhiều yếu tố liên quan đến hiện tượng nứt sụt đất ở các địa phương nghiên cứu - đặc biệt là mạng lưới đứt gãy hoạt động trẻ. \- Đánh giá nguyên nhân làm phát sinh tai biến và khoanh vùng dự báo nguy cơ nứt sụt đất - Điều này có ý nghĩa cho việc định hướng quy hoạch khai thác lãnh thổ ở các địa phương nói trên./. Ngoài thu thập đầy đủ các số liệu đã có, đề tài đã triển khai một khối lượng lớn các khảo sát nghiên..cứu bổ sung, bao gồm: các khảo địa chất - kiến tạo, địa mạo ở nhiều điểm tại Phú Thọ và Vĩnh Phúc; tiến hành phân tích ảnh viễn thám và ảnh máy bay chi tiết và thực hiện đo một khối lượng đáng kể các phép đo địa vật lý bằng phương pháp địa chấn, địa nhiệt. Thu thập một khối lượng lớn số liệu đo điện, điện từ và địa chấn do tỉnh Phú Thọ cung cấp. Các nguồn số liệu bổ sung này cho phép đề tài nghiên cứu, đánh giá, dự báo khoanh vùng chi tiết nguy cơ nứt sụt đất dọc đới sông Hồng thuộc một số địa phương tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
Sông Hồng, Phú Thọ, Thanh Ba, Vĩnh Phúc, Tam Dương, Mê Linh
Phòng tránh giảm nhẹ thiên tai
nứt đất Phú Thọ Sông Hồng sụt đất tai biến nứt sụt đất Vĩnh Phúc