GIỜ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Từ thứ 2 đến thứ 6
- Sáng: 8:30 - 11:30
- Chiều: 13:30 - 16:30
Thứ 7, CN thư viện nghỉ
Ninh Khắc Bản TS

Nghiên cứu tạo sản phẩm thiên hoa phấn có hàm lượng RIP cao từ một số loài trong chi qua lâu Chủ nhiệm đề tài: Ninh Khắc Bản; Cán bộ tham gia: Lê Đồng Tấn và những người khác - 2007 - 68tr.

Kết quả đề tài: Đạt Đánh giá một cách có hệ thống, đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững nguồn gen đa dạng các loài trong chi Qua lâu

Năm bắt đầu thực hiện: 2005 Năm kết thúc thực hiện: 2006 Năm nghiệm thu: 01/01/2007

Nghiên cứu, lựa chọn các loài qua lâu có chứa RIP. Tạo sản phẩm thiên hoa phấn có hàm lượng RIP cao. Xây dựng cơ sở khoa học cho việc khai thác, sử dụng bền vững các loài có triển vọng Qua lâu thuộc họ Bầu bí, sinh trưởng một năm, phân bố rộng, là nguyên liệu chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học. Thiên hoa phấn, qua lâu bì, qua lâu nhân của một số loài trong chi Qua lâu đã được coi là vị thuốc có giá trị trong y học cổ truyền Trung Quốc và ở nước ta. Việc nghiên cứu toàn diện để đánh giá một cách có hệ thống cũng như đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững nguồn gen đa dạng về các loài chi Qua lâu ở nước ta có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn cao. Đây cũng chính là mục đích nghiên cứu của đề tài. Chi Trichosanthes sinh trưởng trên vùng đất bãi bồi ven sông hay những khoảng đất ven rừng và có khả năng chịu hạn. Mẫu thiên hoa phấn do đề tài sản xuất được khảo sát định tính thiên hoa phấn bằng sắc ký lớp mỏng TLC và HPLC-MS. Các chất cặn thu được qua quá trình chiết 500g mẫu SP1 dạng bột trong thiên hoa phấn tiếp tục được khảo sát bằng sắc ký TLC. Để phân lập các chất trong cặn SP1A1 và SP1A2 các nhà khoa học xác định dung môi thích hợp nhất là CHCL3/DH3OH=4/1 và tiến hành phân lập các chất trong cặn SP1A2 bằng sắc ký CC, phân lập các chất trong phân đoạn H53-21, H53-24, khảo sát các kết quả trên bằng phổ. Nhận dạng protein bất hoạt ri bô xôm (RIP) trong sản phẩm thiên hoa phấn được tạo ra bằng cách phân tách protein tổng số trong dịch chiết mẫu bằng phương pháp điện di SDS-PAGE, xác định RIP trong các mẫu thực vật bằng phương pháp Western Blot với kháng thể kháng TBK. Kết quả cho thấy, thiên hoa phấn Việt Nam và thiên hoa phấn Trung Quốc là khá giống nhau. Song hàm lượng RIP của mẫu thiên hoa phấn do đề tài sản xuất có thể cao hơn sản phẩm của Trung Quốc đang lưu thông trên thị trường Việt Nam. Các mẫu thiên hoa phấn của đề tài được thử hoạt tính cho thấy: cả 3 chế phẩm sản xuất từ 3 dạng sản phẩm thiên hoa phấn đều có tác dụng chống virus cường độc Gumboro và tăng cường miễn dịch, trong đó khả năng tăng cường miễn dịch của sản phẩm thiên hoa phấn loài T. rosthrnii là tốt nhất.

Cúc Phương (Ninh Bình), Hang Kia, Pà Cò (Hòa Bình), Nà Ớt, Mộc Châu (Sơn La), Trà Lĩnh (Cao Bằng), Ba Bể (Bắc Kạn), Sa Pa (Lào Cai), Bình Gia (Lạng Sơn)




Các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học

chế phẩm thuốc chi Qua lâu thiên hoa phấn
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Địa chỉ: Nhà A11- Số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 043.756 4344 - Fax: 043.756.4344
Email: vanthu@isi.vast.vn